Vì sao Mỹ có thể để trường đại học tự phong giáo sư?
Theo nghiên cứu sinh Châu Thanh Vũ, tại ĐH Harvard, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
ảnh minh họa
Ở Mỹ, giáo sư không phải chức danh Nhà nước, mà là vị trí được công nhận bởi trường đại học (nơi công tác), đi kèm chế độ đãi ngộ cụ thể.
Trái với quan điểm giá trị của chức giáo sư sẽ bị ảnh hưởng nếu để các trường công nhận chức danh, hệ thống đại học tại Mỹ đã chứng minh tính hiệu quả của việc này qua thời gian.
Hệ thống công nhận giáo sư tại Mỹ
Ở Mỹ, học giả tốt nghiệp tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ (post-doc) sẽ tìm đến vị trí giáo sư trợ lý (assistant professor) hoặc phó giáo sư (associate professor), trong 6-7 năm.
Video đang HOT
Cuối năm thứ bảy, hội đồng của trường đại học, gồm hiệu trưởng, các trưởng bộ phận/khoa liên quan, đôi khi một số học giả khách mời (ẩn danh) sẽ xét duyệt chức danh giáo sư (full professor) cho ứng viên.
Tại Harvard hiện nay, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
Sau khi được phong chức danh, một số giáo sư sẽ có “tenure” – tạm dịch là biên chế trọn đời. Điều này có nghĩa nhà trường không thể tùy tiện đuổi việc giáo sư nếu không có vấn đề nghiêm trọng (như quấy rối tình dục, gian lận…). Quá trình sa thải phải qua nhiều khâu xét duyệt chặt chẽ.
Mục đích của chính sách biên chế trọn đời là đảm bảo nhà khoa học được thoải mái nghiên cứu những đề tài của mình mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như bất đồng quan điểm, đấu đá nội bộ hay lý do nào khác.
Ngoài ra, tại Mỹ, quyết định phong giáo sư phụ thuộc một phần việc giảng dạy và chủ yếu là nghiên cứu khoa học. Giáo sư có thể làm quản lý (trưởng khoa là một giáo sư), nhưng làm quản lý sẽ không thể được phong giáo sư. Những chức danh chỉ đi dạy (lecturer, adjunct faculty) cũng không thể được xét thành giáo sư.
Theo Zing
50 trường đại học tham dự cuộc thi phân tích tài chính
Cuộc thi RRC giúp sinh viên theo đuổi những ngành học liên quan đến kế toán, kinh tế và tài chính mở rộng các kỹ năng phân tích, tra cứu tài liệu học thuật, đánh giá cổ phiếu, phát triển mạng lưới nghề nghiệp với các chuyên gia trong ngành.
Các đội đoạt giải vô địch năm 2017
Cuộc thi RMIT Vietnam Research Challenge - Thử Thách Nghiên Cứu Tài Chính 2018 (RRC) - Sân chơi uy tín cho sinh viên kinh tế và tài chính trong TP Hồ Chí Minh sẽ khởi động vào tháng 3-2018 tại Đại học RMIT Việt Nam, cơ sở Nam Sài Gòn.
Số lượng các trường tham dự năm nay tăng gần 5 lần, bao gồm gần 50 trường đại học trong TP HCM như ĐH RMIT Việt Nam, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Tế Đại học quốc gia TPHCM, ĐH Ngân Hàng, ĐH Hoa Sen, ĐH Tài Chính- Marketing, ĐH Việt Đức, ĐH Kinh tế - Luật và ĐH Tôn Đức Thắng.
Các đội sẽ phải phân tích cổ phiếu một công ty thật với số liệu thực tế và được trao đổi trực tiếp với đại diện của các công ty. Được cố vấn bởi các anh chị chuyên viên phân tích trong ngành, bước đầu tiếp cận với thế giới tài chính.
Ban giám khảo là những nhà phân tích có thâm niên và kiến thức sâu rộng về đánh giá báo cáo tài chính cũng như các ngành liên quan. Những thí sinh đạt giải cao sẽ được nhận làm thực tập sinh các tại công ty chứng khoán hàng đầu.
Cơ cấu giải thưởng bao gồm hiện kim và các suất học bổng hỗ trợ trực tiếp cho ngành phân tích tài chính.
Cuộc thi RRC 2018 do sinh viên CLB Tài Chính Đại học RMIT Việt Nam tổ chức thường niên diễn ra trong vòng 10 tuần từ tháng 3 - 5 /2018 và chia thành 3 vòng thi chính. Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia 2 buổi tập huấn kỹ năng về trình bày báo cáo tài chính và xây dựng mô hình phân tích.
Tại vòng 1 - Viết báo cáo, mỗi đội thi gồm 3-5 sinh viên sẽ được kiểm tra kiến thức nhằm đánh giá năng lực của từng thành viên. 20 đội có tổng số điểm cao nhất (trung bình cộng điểm của các thành viên) sẽ được chọn vào vòng tiếp theo.
Các đội tham dự cuộc thi năm 2017
Tại vòng 2 - Vòng phân tích, 20 đội sẽ phân tích mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán. Mỗi đội phải dùng những số liệu được cho sẵn bởi công ty cũng như kiến thức đã được trang bị để có thể đi đến kết luận nên giữ, bán, hay mua thêm cổ phiếu của công ty trên. Mỗi đội thi sẽ được dẫn dắt bởi một cố vấn là chuyên viên phân tích dày dạn kinh nghiệm đang trực tiếp hoạt động trong ngành.
Tại vòng chung khảo, 5 đội xuất sắc nhất sẽ được chọn vào "Vòng thuyết trình", tại đây, các đội tham gia sẽ phải trình bày trước ban giám khảo chuyên môn về bảng báo cáo tài chính của mình và trả lời những câu hỏi sâu từ hội đồng chuyên môn. Đội có phần thuyết trình xuất sắc nhất sẽ trở thành quán quân của RRC 2018.
Theo ANTĐ
Trường đại học thứ 60 đạt chuẩn chất lượng giáo dục Đại học Kiến trúc Hà Nội được nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục công nhận. ảnh minh họa Ngày 27/2, Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức lễ đón nhận Quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do Trung tâm kiểm định...