Vì sao liên tiếp xảy ra các vụ dâm ô, “gạ tình” học sinh?
Gần đây xảy ra các vụ dâm ô, gạ tình học sinh. Điều này gióng lên hồi chuông về đạo đức nhà giáo và cần có giải pháp căn cơ để ngăn chặn triệt để.
Trong thời gian gần đây, dư luận xã hội đặc biệt dành sự quan tâm, tranh luận xung quanh những vụ việc liên quan đến quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh. Đó là vụ một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái. Vụ việc này chưa tạm lắng thì ngay sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình nhiều lần nhắn tin “gạ tình” với một nữ sinh.
Và gần đây nhất là chuyện một cô giáo ở tỉnh Bình Thuận bị chồng tố cáo có quan hệ bất chính với học sinh lớp 10. Điều này đang khiến nhiều người đi từ sửng sốt đến lo lắng về sự xuống cấp trong môi trường sư phạm.
Trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – nơi có thầy giáo bị tố cáo dâm ô với nhiều học sinh gái (Ảnh: Zing.vn)
Mặc dù các vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng lại gióng lên một hồi chuông báo động về vấn đề đạo đức nhà giáo, quan hệ thầy- trò.
Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT), trong thời gian qua, Bộ đã có nhiều giải pháp để chấn chỉnh đạo đức nhà giáo. Vấn đề này đã được thực thi ở địa phương – nơi tuyển chọn, sử dụng và quản lý trực tiếp đội ngũ nhà giáo và các nơi cũng đã vào cuộc rất tích cực để xử lý những sai phạm.
Tại một hội nghị tổng kết của ngành Giáo dục năm 2018 được tổ chức trực tuyến ở 63 tỉnh, thành có các lãnh đạo tỉnh tham dự, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các địa phương phải xử lý nghiêm giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Cần thay đổi cách giảng dạy, tuyển chọn giáo viên
Là một giảng viên và cán bộ quản lý lâu năm trong ngành giáo dục, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, lâu nay, ở các trường sư phạm đều có những giáo trình giảng dạy về đạo đức nhà giáo và những điều giáo viên không được làm. Các trường cũng đã có những buổi giảng dạy, rèn luyện về vấn đề này cho những sinh viên khi đang ngồi trên giảng đường.
Video đang HOT
Theo GS.TS Đinh Quang Báo, những vụ việc thiếu chuẩn mực đạo đức nhà giáo nổi lên trong thời gian gần đây cần phải nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều chiều, liệu đây có phải là những hiện tượng cá biệt như “con sâu làm rầu nồi canh” không? Nếu thực sự những vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo xảy ra nhiều trong thời gian ngắn thì ngành Giáo dục cần phải có sự quản lý, kiểm soát giáo viên chặt chẽ hơn. Có thể bằng cách quy định rõ trách nhiệm của giáo viên, của hiệu trưởng khi để xảy ra các vụ việc đáng tiếc liên quan đến quan hệ thầy- trò.
Nhiều người bức xúc trước những tin nhắn quá mùi mẫn, tình cảm trên mức thầy trò của một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình (ảnh: Facebook)
Đứng ở góc độ tâm lý học, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nêu quan điểm, thực tế là thời gian gần đây xảy ra liên tục những vụ việc dâm ô, gạ tình học sinh là do các địa phương, trường học chưa có sự chọn lọc đúng người thực sự giỏi chuyên môn, đủ tư cách, đạo đức để dạy học.
Theo Tiến sĩ Tùng Lâm, đã đến lúc, ngành Giáo dục cần phải giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các trường học. Đặc biệt là quy trách nhiệm trực tiếp cho hiệu trưởng trong việc tăng cường bồi dưỡng tư cách, đạo đức cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát sàng lọc giáo viên. Đừng để đến khi “cháy nhà thì mới la làng” mà phải có giải pháp căn cơ từ trong khâu tuyển dụng, đãi ngộ người giỏi, có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt để giảng dạy.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh, một cô giáo tại trường THPT ở Hà Nội lại lý giải, để xảy ra các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo như trên cũng là do việc đào tạo về chuẩn mực đạo đức cho những giáo viên tương lai ở trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm chưa được tăng cường thường xuyên.
Hiện nay, ở các trường ĐH chủ yếu vẫn là giảng dạy lý thuyết, chuyên môn cho sinh viên chứ chưa tăng cường các kỹ năng, tình huống sư phạm; sinh viên chưa được rèn luyện kỹ về đạo đức và những điều không bao giờ được vi phạm. Vì vậy, nhiều người khi được tuyển dụng vào giảng dạy ở các trường học chưa biết giới hạn trong cư xử giữa thầy cô giáo với học trò, chưa biết xử lý các tình huống trong môi trường sư phạm.
Do đó, thời gian tới, để không xảy ra các vụ việc đáng tiếc như trên cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên từ khi ngồi trên giảng đường. Việc tuyển dụng người có năng lực, phẩm chất tốt cũng nên quy trách nhiệm cho địa phương, trường học ngay từ khâu tuyển dụng, chứ không nên để “mất bò mới lo làm chuồng”./.
Theo vov.vn
Những điều giáo viên không được làm
Uông rươu bia trong trương hoc va xâm pham thân thê hoc sinh bi câm theo quy đinh vê đao đưc nha giao cua Bô Giao duc.
Quyết định 16/2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo nêu rõ, nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong phù hợp.
Để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức, Bộ đề ra những quy định cụ thể dành cho nhà giáo:
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Ảnh: Quỳnh Trần
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma túy, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại.
Tháng 5/2018, trước tình trạng một số giáo viên vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội, Bộ Giáo dục ra chỉ thị về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Theo đó, các sở cần phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra.
Các cơ sở giáo dục phải tăng cường tuyên truyền về kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học. Đối với những trường hợp giáo viên vi phạm, tùy mức độ và quy định của pháp luật liên quan, cách xử lý gồm tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.
Xuân Hoa
Theo VNE
Bê bối tình dục học đường sau những tin nhắn "gạ tình" của thầy cô Sau những bê bối, nhiều chuyên gia cho rằng nên cấm tuyệt đối các hành vi thể hiện tình cảm giữa người đứng trên bục giảng và học trò. Ảnh minh họa Năm 2014, một tiến sĩ Sử học giảng dạy ở Trường ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) bị cáo buộc có hành vi dụ dỗ các nữ sinh bằng tin nhắn. Trong...