Vì sao Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc lại phát triển đến vậy?
Dù phát triển sau, thế nhưng Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc chỉ cần hơn một năm để vươn tới đỉnh cao của thế giới.
Liên Minh Huyền Thoại luôn luôn là cuộc chiến cân bằng giữa các khu vực mạnh trên thế giới từ trước mùa 3. Tuy nhiên, khi mà SKT T1 bước lên đỉnh vinh quang tại chung kết thế giới mùa 3, người Hàn Quốc thống trị thế giới từ đó tới nay. Nhờ rất nhiều yếu tố hậu thuẫn, mỗi game thủ mang trong mình dòng máu Hàn Quốc đều khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Chúng ta cùng nhìn lại những yếu tố đã giúp người Hàn thăng tiến nhanh như vậy nhé.
1. Nền tảng Esport mạnh mẽ từ StarCraft
Nhắc đến StarCraft, người ta chỉ có thế nhắc đến từ Hàn Quốc. Gần như tất cả các game thủ trên thế giới khi đối đầu với người Hàn Quốc đều bị xếp cửa dưới một phần nào đó. Không phải không có lí do mà thể thao điện tử Hàn Quốc lại mạnh mẽ đến vậy. Từ khi phát triển StarCraft, Hàn Quốc đang đi rất hướng trong việc phát triển ngành công nghiệp này.
Đầu tiên, Esport được các cơ quan chức năng nhiệt tình ủng hộ, coi đây như một ngành công nghiệp chính thống, các dòng game liên kết, tương tác chặt chẽ với cơ quan chức năng. Bắt đầu từ đây, các nhà đầu tư lớn mới có môi trường để đầu tư vào ngành này. Ví dụ như SKT Telecom là tập đoàn viễn thông hàng đầu, CJ Entus là tập đoàn giải trí khủng ở Hàn Quốc. Thiên thời, địa lợi rồi, đến yếu tố con người, các game thủ sẵn sàng tập luyện hết mình vì được ưu đãi hậu hĩnh trên con đường sự nghiệp.
StarCraft Hàn Quốc nổi từ rất lâu rồi.
2. Môi trường luyện tập khắc nghiệt
Như các bạn đã biết, Hàn Quốc sở hữu nhiều nhân tài về game như thế nào! Dù không phải là nước quá đông dân nhưng lượng game thủ tài giỏi còn hơn phần còn lại của thế giới. Hãy nhìn máy chủ Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc mà xem, nhân tài từ khắp mọi miền đất hứa của thế giới dồn về đây để rèn luyện kĩ năng, khẳng định bản thân. Bởi vậy, tất cả các game thủ đều đâm đầu vào luyện tập tạo nên phong trào game thủ trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Ngoài ra, nghiệp game thủ rất bạc, tuổi đời ngắn trong khi sự cạnh tranh, đào thải luôn kè cặp bên mình nên nếu lơ đà, họ bị mất nghiệp là điều quá đỗi bình thường. Với game thủ Hàn Quốc, họ luyện tập 14 tiếng/ngày, ngoại trừ thời gian ăn ngủ và sinh hoạt.
Môi trường luyện tập Hàn Quốc khủng khiếp.
3. Năng khiếu, đầu óc sẵn có
Từ Huấn Luyện Viên cho tới những vận động viên Hàn Quốc, họ đều am hiểu chiến thuật một cách chuẩn mực. Còn nhớ thời kì Samsung White thống trị thế giới, họ ép nghẹt đối phương khiến họ không có cửa nào để bật, phải gọi là chuẩn mực trong từng bước di chuyển, cắm mắt, đồng bộ giữa 5 thành viên.
Samsung White khiến tất cả các đội không cửa bật.
Ở người Hàn nổi tiếng với sự tập trung đến cao độ. Không hiểu tại sao phản xạ kết hợp với chân tay của họ lại đạt tốc độ nhanh như vậy, gần như là tiềm thức, lập trình sẵn trong đầu như một cái máy vậy. Ở nước ngoài, game thủ chuyên nghiệp có thể mắc lỗi nhưng với Hàn Quốc gần như là không thể bởi cái giá trả lại quá đắt.
Mới đây, đội tuyển Team Dragon Knights để thua 9 trận đấu trắng ở LCS Bắc Mĩ vừa qua. Tuy nhiên, khi bổ sung 2 thành viên Hàn Quốc (Tổng 4 người mang dòng máu Hàn Quốc), họ dễ dàng đả bại đội tuyển đứng thứ 2 Dignitas như chưa có chuyện gì xảy ra. Ngay cả khán giá cũng khó lòng tin được những gì đang chứng kiến vào mắt mình.
4. Sự chuyên nghiệp trong các giải đấu
Từ khi giải đấu OGN được ban tổ chức Ongamenet tài trợ, chúng được đông đảo các khán giả trên toàn thế giới quan tâm bởi chất lượng giải đấu Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc luôn đứng đầu thế giới về chuyên môn. Được đầu tư kĩ càng về mọi mặt, chất lượng tuyệt vời, tiền thưởng lớn, khán giả cuồng nhiệt, thể thao điện tử Hàn Quốc dần chiếm được niềm tin từ nhà phát hành Riot.
Vừa qua, Hàn Quốc đăng cai thành công vòng loại trực tiếp chung kết thế giới mùa 4. Những hình ảnh ấn tượng, lộng lẫy về sự kiện vẫn còn lưu luyến mãi trong lòng người hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại trên toàn thế giới. Ngoài ra, các game thủ tham gia thi đấu với tinh thần thượng võ, chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo đội tuyển. Chỉ cần vi phạm nhỏ, họ sẽ nhận những hình phạt vô cùng thích đáng.
Chung kết thế giới mùa 4 lại nâng tầm thêm Hàn Quốc.
5. Tương tác cao với nhà phát hành Riot
Các cơ quan chức trách Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc liên kết vô cùng chặt chẽ với Riot Game, thậm chí còn gọi là hiệp hội gì gì đó. Hễ có một vấn đề gì xảy ra, một cuộc họp bất thường sẽ được thành lập nhằm triển khai khắc phục hậu quả, tạo tính răn đe cho thế hệ sau hoặc tổ chức sự kiện sắp tới. Nghe trông thế thôi nhưng có vẻ
Riot và Ongamenet tương tác cao khủng khiếp.
Theo Gamek
LMHT: OMG sẽ không tuyển thành viên đến từ Hàn Quốc
Những tin đồn ở báo mạng Trung Quốc đã lan rộng đến giới bao chí quốc tế, và chúng khá thú vị: OMG tuyển cựu game thủ của đội tuyển Jin Air là Miso và Kish, cũng như một cậu nhóc 16 tuổi khá nổi ở Xếp Hạng Dớn.
Ở một bài viết trên blog chính thức của đội, OMG gọi việc tuyển những game thủ ngoại quốc chỉ là tin đồn và chỉ ra rằng không có lý họ lại tuyển những người không thể nói tiếng Trung Quốc vào một đội mà khả năng giao tiếp giữa thành viên cực kì tốt và đã chiếm lại vị trí top trên của bản xếp hạng LPL. Điều này giúp trấn an người hâm mộ vì thông tin được chính đội thông báo.
Miso (bên phải) thành viên cũ của Jin Air
Kish thành viên cũ của Jin Air
Nhưng, khi đọc bài viết này ta vẫn cảm thấy một chút mơ hồ. Bài viết không nói về việc "chúng tôi sẽ không tuyển game thủ Hàn Quốc" hay những điều tương tự. Một số tin đồn nói về việc quá trình chuyển nhượng vẫn tiếp tục cùng với việc OMG vẫn chưa chắc chắn về việc tuyển người chơi.
Vẫn có khả năng rằng một số hoặc tất cả người chơi này sẽ gia nhập một cách bí mật và cũng rất nhanh chóng vào giai đoạn cuối, nhưng nếu chuyện này diễn ra OMG chắc sẽ chịu sự chỉ trích rất lớn của người hâm mộ, rất nhiều người coi đây là biểu tượng của chiến thuật Trung Quốc và thế lực ở Liên Minh huyền Thoại.
Rất nhiều người đã bình luận bài viết của đội nói rằng ho hi vọng OMG sẽ không mang về những người chơi ngoại cuộc mặc dù nhiều ý kiến cho rằng điều đó sẽ giúp đội tuyển phát triển hơn.
Theo VNE