Vì sao lạm phát khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc?
Đà phục hồi kinh tế toàn cầu và chính sách kích thích tài khóa ứng phó đại dịch nguy cơ khiến lạm phát tăng mạnh.
Tình trạng thiếu cung trầm trọng ở Mỹ. Ảnh: The Economist.
Vì sao lạm phát khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc?
Theo Nikkei Asian Review, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tại Mỹ lên cao nhất hơn trong 1 thập niên. Không lâu sau, Trung Quốc ra số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 tăng mạnh hơn dự báo.
Dự báo của thị trường về lạm phát tương lai cũng tăng. Lạm phát hoàn vốn 5 năm – phản ánh kỳ vọng lãi suất tại Mỹ trong 5 năm tới chạm mức 2,79%, mức cao nhất kể từ năm 2005. Lạm phát hoàn vốn 10 năm tăng lên 2,56%, cao nhất kể từ năm 2013.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc công bố đã tăng trong 10 tháng liên tiếp, đạt mức kỷ lục vào tháng 3. Ảnh: AP.
Khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, lạm phát tăng là điều có thể lường trước. Tuy nhiên, xu hướng này là tạm thời hay mang tính cấu trúc vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi.
Lo ngại lạm phát gia tăng
Các chỉ số trên thế giới đều cho thấy giá cả tăng mạnh. Tại Mỹ, CPI tháng 4 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự đoán từ các chuyên gia kinh tế.
Video đang HOT
Giá hàng hóa đang có xu hướng tăng trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tiếp đó, PPI tháng 4 của Trung Quốc tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ năm 2017. Các nhà phân tích hầu hết đều đồng ý rằng giá sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong quý II/2021. Sau khi phải tự chịu đựng việc chi phí sản xuất tăng suốt nhiều tháng, giờ đây các nhà sản xuất sẽ chuyển gánh nặng sang người tiêu dùng.
Nhà phân tích Xu Wei tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết: “Liệu sự tăng giá của nhà sản xuất có lan sang phía người tiêu dùng hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và thời gian của sự gia tăng PPI”.
Giá nguyên liệu thô đang tăng với tốc độ nhanh, cùng với tình trạng thiếu chất bán dẫn trong một số ngành và cả tình trạng tắc nghẽn kênh đào Suez hồi giữa tháng 3 cũng là những nguyên nhân khiến áp lực tăng giá càng lớn.
Một lý do nữa là tình trạng thiếu lao động. Theo báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ, chỉ có 266.000 việc làm mới được tạo ra vào tháng 4, thấp hơn nhiều so với ước tính khoảng 1 triệu việc làm mới.
“Chúng tôi dự báo lạm phát lõi sẽ tăng dần dần và vượt 2% một cách chắc chắn vào năm 2023″, chuyên gia kinh tế Lewis Alexander tại Nomura. Lạm phát trên 2% thường được coi là một tỉ lệ tương đối cao.
Ảnh hưởng thị trường tài chính
Trong năm qua, một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường là tiền “rất rẻ”. Các chính sách kích thích kinh tế kéo lãi suất xuống thấp kỷ lục, khiến thanh khoản tràn ngập thị trường.
Lãi suất thấp khiến việc đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận sẽ rót vốn vào các cổ phiếu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ, y tế và năng lượng bền vững, với hy vọng hưởng lợi từ doanh thu tiềm năng trong dài hạn.
Lãi suất thấp còn thúc đẩy giá trái phiếu. Giá và lợi suất trái phiếu diễn biến trái chiều nhau. Giờ đây, nhà đầu tư đang lo lắng lạm phát tăng sẽ thúc đẩy các nhà lập chính sách tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Diễn biến lạm phát hoàn vốn 10 năm tại Mỹ qua các năm. Ảnh: Refinitiv.
Những khoản đầu tư nào hưởng lợi
Nhà đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng và giảm thời gian nắm giữ trái phiếu, đồng thời chuyển sang nhóm cổ phiếu giá trị hưởng lợi khi kinh tế phục hồi. Điều này dẫn đến việc dòng tiền trở lại những lĩnh vực mà đại dịch tàn phá nặng như dịch vụ tài chính, sản xuất và du lịch.
Trong năm nay, chỉ số MSCI International World Banks đã tăng 26%, còn S&P 500 công nghiệp tăng 17%.
Lạm phát cao ở Mỹ có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang thực hiện nới lỏng định lượng (QE) và tăng lãi suất, khiến thanh khoản chung trên thị trường giảm. Khi đó, cổ phiếu giá trị sẽ hưởng lợi còn USD thì ngược lại.
Trong khi đó, theo nghiên cứu từ BNP Paribas, lĩnh vực năng lượng Trung Quốc, công nghệ Hàn Quốc, vật liệu, tiêu dùng Đài Loan và tài chính Ấn Độ thường vượt trội trong các giai đoạn lạm phát tại châu Á.
Ở chiều ngược lại là hàng hóa và những lĩnh vực có đòn bẩy quá cao như vàng. Kim loại quý này được coi là công cụ truyền thống để phòng hộ lạm phát. Giá vàng đã tăng từ dưới 1.700 USD/ounce hồi tháng 3 lên trên 1.800 USD/ounce nhưng vẫn cách xa đỉnh lịch sử hơn 2.000 USD/ounce hồi tháng 8.2020.
Sau khi số liệu CPI tháng 4 được công bố, Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng nói CPI tăng là “sự bình thường hóa” giá khi Mỹ bắt đầu trỗi dậy sau đại dịch.
Với thông tin việc làm tháng 4, các nhà đầu tư cho rằng FED có thể tăng lãi suất sớm nhất vào tháng 12.2022. Trước đó, họ còn dự báo FED bắt đầu phát tín hiệu giảm quy mô mua tài sản hàng tháng từ tháng 6.2021.
Lợi nhuận của Saudi Aramco năm 2020 giảm hơn 40% do giá dầu thấp
Saudi Aramco cho biết doanh thu của tập đoàn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu thô và khối lượng bán ra đều giảm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực hóa chất và lọc dầu suy yếu.
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu Abqaiq của Aramco ở Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia ngày 21/3 công bố lợi nhuận ròng năm 2020 giảm 44,4% xuống còn 49 tỷ USD do giá dầu thô ở mức thấp, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây sức ép lên nhu cầu năng lượng trên toàn cầu.
Aramco cho biết lợi nhuận đã giảm liên tiếp kể từ khi tập đoàn này bắt đầu công bố doanh thu vào năm 2019.
Điều này gây áp lực lên tình hình tài chính của Saudi Arabia vào thời điểm Riyadh đang theo đuổi các dự án trị giá hàng tỷ USD, nhằm đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi tác động kép của giá dầu thấp và quyết định giảm mạnh sản lượng vào năm ngoái.
Giám đốc điều hành Aramco, Amin Nasser, mô tả đây là "một trong những năm thử thách nhất trong thời gian gần đây."
Công ty cho biết doanh thu bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô và khối lượng bán ra đều giảm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực hóa chất và lọc dầu suy yếu.
Tuy nhiên, so với nhiều công ty lớn khác trong ngành đang bị thua lỗ, Aramco đã phát huy được nguồn tài chính bền bỉ và mạnh mẽ bất chấp những thách thức.
Trong ngắn hạn, các nhà phân tích cho rằng "người khổng lồ" dầu mỏ này sẽ phải đối mặt với một đợt lây nhiễm COVID-19 mới có thể làm suy yếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, khi chương trình tiêm chủng toàn cầu được đẩy mạnh, Aramco dự báo nhu cầu dầu thô sẽ gia tăng ở châu Á và các khu vực khác trên thế giới.
Trong những tuần gần đây, giá dầu thô đã tăng lên hơn 60 USD/thùng.
Các nhà phân tích lưu ý rằng mức nợ của công ty đã tăng mạnh vào năm ngoái khi Aramco trả cổ tức cao ngay cả khi thu nhập của công ty giảm mạnh.
Aramco cho biết, họ vẫn tuân thủ cam kết chi trả cổ tức cho cổ đông trị giá 75 tỷ USD vào năm 2020 - một con số vượt quá lợi nhuận đã công bố.
Giá trị cổ tức của Aramco giúp Chính phủ Saudi Arabia, cổ đông lớn nhất của công ty, quản lý thâm hụt ngân sách đang tăng cao.
Giao dịch thương mại và thanh toán tiền lương đang bị tê liệt ở Myanmar Dòng người xếp hàng tại các máy ATM vẫn mở khi các nhân viên ngân hàng tham gia vào việc bất tuân dân sự. Mọi người xếp hàng dài đợi rút tiền tại các máy ATM ở Yangon khi các ngân hàng đóng cửa. Ảnh: AP. Giao dịch thương mại và thanh toán tiền lương đang bị tê liệt ở Myanmar Theo Nikkei...