Vì sao kinh tế phát triển nhất khu vực mà doanh nghiệp bất động sản Việt vẫn kêu?
Các chuyên gia cho rằng pháp lý là yếu tố gây khó cho thị trường địa ốc.Năm 2020, bất động sản được đánh giá là vẫn phát triển ổn định, một số phân khúc có thể là điểm sáng đầu tư.
Tại Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2019 diễn ra ngày 19/12, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đặt vấn đề: Tại sao kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn kêu?
Trả lời câu hỏi của ông Cấn Văn Lực, GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng vướng mắc lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là yếu tố pháp luật.
Ông Võ đánh giá kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đều đang phát triển tốt, các dự án có tính thanh khoản cao, giao dịch thành công đến 90% tuy nhiên trong năm 2019, những vướng mắc về mặt pháp luật đã khiến nhiều dự án không được phê duyệt, gây khó cho doanh nghiệp.
Loại hình condotel “giữa đường đứt gánh” với khởi nguồn là sự cố vỡ trận ở dự án Cocobay Đà Nẵng. Ông Võ cũng cho rằng thị trường có thể sẽ chứng kiến nhiều trường hợp condotel khác đổ vỡ. Nguyên nhân, cũng bởi pháp luật hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.
Để thị trường phát triển, GS Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước phải có biện pháp để kiểm soát những điểm bất thường trong bất động sản; để nhà ở phát triển tốt với mức giá có thấp hơn nhằm tiếp cận tốt hơn với nhu cầu của người dân; để mở đường cho condotel phát triển trở lại.
Đồng quan điểm với GS Đặng Hùng Võ, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng cản trở của thị trường hiện nay là chủ trương phát triển thị trường của cơ quan quản lý. Ông Đính lập luận thị trường bất động sản 2019 ghi nhận tỷ lệ hấp thụ rất cao, chẳng hạn các dự án ở TP HCM ra hàng đến đâu bán hết đến đó tuy nhiên các dự án mới lại bị siết. Sở dĩ thị trường vẫn còn hàng mới bán ra do các dự án được phê duyệt ở giai đoạn trước.
Video đang HOT
“Nguồn cầu mạnh mà nguồn cung không theo kịp là một sự cảnh báo”, ông Đính nói. Ông cũng nhận định nếu Chính phủ không có chủ trương phát triển thì 2 năm nữa, thị trường sẽ có vấn đề nghiêm trọng.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Basisco cho rằng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản là kinh tế, pháp lý và chính trị. Về kinh tế, luật sư Đức đánh giá thuận lợi, có chiều hướng đi lên. Song về pháp lý, vị này nói: “Đến lúc tưởng như pháp lý là đã hoàn thiện rồi thì mới giật mình thấy các luật chồng chéo, lằng nhằng và dự báo sự chồng chéo, lằng nhằng này còn lâu mới gỡ được”.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, pháp lý đang cản trở sự phát triển của thị trường bất động sản. Ảnh: Quang Phúc
2020, thị trường bất động sản sẽ phát triển ổn định
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng năm 2020, thị trường bất động sản vẫn giữ nhịp thở như năm 2019, tuy nhiên sẽ có những thách thức nằm ở chính sách phát triển dự án, thủ tục pháp lý và giá đất ở các tỉnh bắt đầu tăng theo bảng giá đất giai đoạn mới.
“Chính sách làm hạn chế nguồn cung và làm tăng giá bất động sản, từ đó khiến thị trường không bình thường, hạn chế cơ hội của người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở”, ông Đính dự báo.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận tốc độ tăng giá của bất động sản ven đô sẽ nhanh hơn ở nội đô, nên đầu tư vào khu vực ven đô có thể sẽ có triển vọng tăng giá nhanh hơn. Ông cho rằng ở các đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội, triển vọng để phát triển bất động sản ven đô còn khá mạnh vì có dòng di dân từ các tỉnh về rất nhiều, nhu cầu nhà ở của người nhập cư cũng ở mức cao, song điều này có thể không đúng với các tỉnh lẻ
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng trong dài hạn, condotel là loại hình có nhiều tiềm năng nhất. Ảnh: VnEconomy
Về triển vọng của từng loại hình, ông Nghĩa cho rằng về dài hạn, condotel là loại hình có tiềm năng cuối cùng bất động sản Việt Nam dù hiện tại, loại hình này còn có những trục trặc về cơ chế, pháp lý. “Tất nhiên theo tôi, đầu tư vào condotel chỉ tốt cho các nhà đầu tư lớn bởi chỉ các nhà đầu tư lớn mới thực hiện đồng thời được các yếu tố là phát triển được dự án, quản lý dự án và tổ chức được văn hoá cộng động, tổ chức lữ hành”, vị chuyên gia này nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng phân tích ở Việt Nam, người có tiền thường hướng đến mua nhà ở, tìm mọi cách có được nhà ở để vừa đảm bảo tương lai cho con cái, vừa làm cho gia đình trở nên ấm cúng. Do đó trong ngắn hạn, chung cư vẫn là phân khúc tốt, được nhiều người, đặc biệt là người trẻ yêu thích.
Ngoài ra, ông Nghĩa cũng cho rằng đất nền cũng là một phương án dành cho giới đầu cơ, tuy nhiên đây không phải là phương án đầu tư hiệu quả trong dài hạn như condotel.
Theo Lâm Tùng/Người đồng hành
"Năm 2020 giá nhà tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng mạnh, có thể xảy ra tình trạng thiếu cung năm 2021"
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo "Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020" vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Đưa ra ý kiến tại hội thảo ông Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng nguồn cung bất động sản đã giảm đáng kể trong thời gian vừa qua. Nguồn cung căn hộ thị trường Tp.HCM giảm 52%, còn tại Hà Nội giảm 24%, đã làm đẩy giá lên. Như ở thị trường bất động sản tại Hà Nội giá tăng 8%, còn ở Tp.HCM tăng 12%.
Cùng quan điểm ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản khẳng định: "Hệ số hấp thụ dự án tại Việt Nam rất cao, thể hiện lực cầu lớn trong năm 2019. Trong năm qua, tại nhiều dự án nhà đầu tư mang cả bọc tiền mặc đi mua đất. Điều này chứng tỏ, BĐS vẫn luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn".
"Giá nhà tại Hà Nội năm 2019 đã tăng đến 6%. Đến năm 2020 mức tăng này có thể trên 10%. Nếu tình trạng thiếu cung còn tiếp tục như hiện nay tôi lo ngại thị trường BĐS Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ thiếu cung trầm trọng trong năm 2021. Thành phố Hà Nội dự báo sẽ hết hàng sớm hơn Tp.HCM", ông Đính nhấn mạnh.
Đồng ý với việc nguồn cung đang giảm mạnh chuyên gia Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về thị trường bất động sản nhận định: "Hiện nay, cú vỡ trận của Condotel đã khiến nhiều nhà đầu tư chùn chân, không ai dám đầu tư vào phân khúc này. Trong tất cả các phân khúc bất động sản hiện nay, phân khúc nhà ở tại các đô thị lớn đang là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh thiếu cung, giá tăng mạnh. Tôi có rằng năm 2020, giá chung cư tăng lên đến 20% là điều có thể nếu tình trạng chênh lệch nguồn cung không được giải quyết".
"Tôi có nhận định năm 2020, các nhà đầu tư vào bất động sản nhà ở có thể thu được lợi nhuận cao. Tại Hà Nội, tôi cho rằng, khu vực phía Tây có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, đang kéo cư dân lao động nước ngoài làm việc tụ ở khu này khá đông, tạo ra sự nhộn nhịp...Khi Vingroup kéo được đua F1 vào đó là một trọng số rất cao. Chúng ta đừng nghĩ chỉ có ngày đua người ta mới kéo đến, bình thường người ta sẽ đến du lịch tham quan. Tính kỳ thú của đường đua F1 cũng hấp dẫn khách du lịch hơn", ông Võ nhấn mạnh.
Cũng theo ông Võ, nhà đầu tư thứ cấp tiền khá nhiều, ai sử dụng được tiền nằm trong dân người đó sẽ thắng. Thời gian vừa rồi nhiều nhà đầu tư thứ cấp bị thiệt hại tại dự án này dự án kia, kinh doanh vào condotel nào đó bị mất chẳng hạn. Lời khuyên cho nhà đầu tư cần phải tỉnh táo khi lựa chọn sản phẩm đầu tư, những sản phẩm ăn chắc mặc bền như nhà ở là lựa chọn nên ưu tiên.
Lan Nhi
Theo Nhịp sống kinh tế
Dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề "Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020" tổ chức ngày 19/12, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và khách mời vẫn cho rằng, dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản. Ảnh: Thành...