Vì sao Không quân Iran “đông nhưng không mạnh”?
Dù sở hữu số lượng lớn các chiến đấu cơ nhưng vì sao Không quân Iran không mạnh?
Lực lượng Không quân Iran được cho là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới với khoảng 350 chiến đấu cơ. Tuy nhiên, hầu hết chiến đấu cơ của Iran đều đã cũ và lỗi thời. Những chiến đấu cơ không cũ thì cũng chỉ là “bình cũ rượu mới”, tức là các bản sao mới dựa trên những thiết kế cũ. Không quân Iran hiện đang sở hữu những tiêm kích F-14, F-5 và F-4 từ những năm 1970, một số tiêm kích MiG-29 từ những năm 1980, các máy bay ném bom Sukhoi và một số chiếc J-7 mà nước Cộng hòa Hồi giáo này mua từ Trung Quốc vào những năm 1990.
Ảnh minh họa. Ảnh: Wikipedia
Iran muốn nâng cấp nhiều chiến đấu cơ cũng như “sắm” thêm các tiêm kích mới nhưng nước này không thể thực hiện được do các lệnh trừng phạt. Dưới đây là một số tiêm kích Iran muốn sở hữu nhưng lại không thể mua được.
Năm 1990, Tehran đã đặt hàng từ Moscow 24 máy bay MiG-31. MiG-31 hai động cơ là sản phẩm kế nhiệm của MiG-25 với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Những chiếc MiG-31 này lẽ ra có thể giúp Iran tăng cường đáng kể khả năng tuần tra không phận và “dằn mặt” các nước láng giềng.
Tuy nhiên, Liên Xô sụp đổ trước khi hoàn thành đơn hàng của Iran. Năm 1992, Tehran một lần nữa nỗ lực thực hiện kế hoạch này khi mua thêm một số tiêm kích MiG-29, máy bay ném bom Tu-22, tiêm kích MiG-27 và 24 chiếc MiG-31. Lần này, Iran lại một lần nữa “lỡ hẹn” với lô chiến đấu cơ này do Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép buộc Nga hủy đơn hàng.
Video đang HOT
Đã nhiều lần Mỹ thậm chí còn đề xuất mua MiG-31 từ Nga với giá cao hơn số tiền mà Iran có thể chi trả. 9 năm sau, vào năm 2001, Tehran một lần nữa đặt lại “đơn hàng” MiG-31 và thậm chí còn trả trước tiền nhưng Mỹ đã dùng sức ép để buộc Nga hủy hợp đồng này.
Su-27/Su-30
Một số bài báo cho biết Iran đang nỗ lực mua tiêm kích Su-27 và phiên bản hiện đại hơn của Su-30 từ Nga. Năm 2007, đã có nhiều đồn đoán cho rằng Iran ký một hợp đồng mua 250 chiếc Su-30 với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga song sau đó tập đoàn này đã lên tiếng phủ nhận về thỏa thuận trên.
Năm 2016, Iran một lần nữa muốn mua Su-30 nhưng lần này lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc như một phần trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đã khiến những nỗ lực của nước Cộng hòa Hồi giáo này thất bại.
J-10
Vào những năm 1990, Iran đã thành công trong việc mua một số tiêm kích J-7 từ Trung Quốc. J-7 của Trung Quốc là bản sao MiG-21 của Nga. Trong thập kỷ trước đó, không quân trung Quốc đã bắt đầu thay thế nhiều chiếc J-7 bằng những tiêm kích J-10 mới hơn với thiết kế hiện đại hơn. Khả năng của J-10 có thể so sánh với F-16 của Mỹ.
Năm 2015, nhiều đồn đoán cho rằng Tehran muốn mua 150 máy bay J-10. Tuy nhiên, đồn đoán này đã không thành sự thật. Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng với một số nước Arab như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) mà cả 2 đều là kẻ thù của Iran nên Bắc Kinh sẽ không đời nào đem mối quan hệ ngoại giao với 2 nước Trung Đông trên để đổi lấy hợp đồng vũ khí trị giá một vài tỷ USD với Iran.
Iran đã làm gì?
Bị ngăn cản mua các chiến đấu cơ mới, Iran đã nâng cấp và sao chép lại các máy bay cũ hơn. Những chiếc F-4, F-14 và Su-22 đã được sửa chữa lại về cấu trúc và được trang bị thêm các bộ cảm biến và vũ khí mới. Các kỹ sư Iran cũng nghiên cứu và sao chép lại các mẫu đơn giản như máy bay hạng nhẹ F-5 để tự sản xuất.
Tiêm kích Saeqeh do Iran tự sản xuất dường như đã được kết hợp với phần thân máy bay của một chiếc F-5 không còn bay được. Năm 2018, Iran tiết lộ tiêm kích Kowsar 2 chỗ ngồi mà theo truyền thông nước này thì đây là sản phẩm do Iran sản xuất 100%. Dù vậy, Kowsar có thể chỉ là “bình cũ rượu mới”, tức là Tehran đã sửa chữa lại phần khung máy bay của F-5 rồi phát triển thêm thay vì xây dựng các phần của khung máy bay ngay từ đầu.
Sau hàng thập kỷ không thể mua thêm chiến đấu cơ mới, Iran không còn lựa chọn nào khác ngoài nâng cấp liên tục các máy bay đã cũ. Nhưng việc nâng cấp cũng có giới hạn. Một chiếc F-4 với hệ thống radar tốt hơn vẫn chỉ là một chiếc F-4: chậm chạp, di chuyển khó khăn và không thể tàng hình. Tương tự vậy, bản sao của một chiếc F-5 có thể có các khả năng giống như một chiếc F-5 nguyên bản nhưng có lẽ điều ấy cũng không đủ để Tehran đối phó với những chiến đấu cơ hiện đại hơn mà các kẻ thù của nước này sở hữu./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
National Interest
Iran vay 5 tỷ USD từ Nga, đối phó lệnh trừng phạt của Mỹ
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này sẽ vay 5 tỷ USD từ Nga cho ngân sách năm 2020 để đối phó với khó khăn tài chính do các lệnh trừng phạt và cấm vận của Mỹ.
Theo Guardian, tổng thống Iran cho biết nước này sẽ phụ thuộc ít hơn vào nguồn thu từ dầu mỏ trong năm 2020, và ngân sách của Iran năm tới sẽ là một "ngân sách kháng cự", trong đó dựa một phần vào khoản vay 5 tỷ USD của Nga.
Phát biểu trong phiên họp khai mạc quốc hội ngày 8/12, ông Rouhani cho biết: "Ngân sách (được xây dựng) dựa trên những áp lực tối đa và các lệnh trừng phạt".
"Năm tới, cũng tương tự năm nay, ngân sách của chúng ta là ngân sách kháng chiến, kiên trì chống lại các lệnh trừng phạt. Ngân sách này tuyên bố với thế giới rằng mặc dù có các lệnh trừng phạt, chúng tôi sẽ tiếp tục điều hành đất nước, đặc biệt là về dầu mỏ", tổng thống Iran nói.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong buổi công bố ngân sách năm mới của nước này. Ảnh: AP.
Ông Rouhani nói thêm rằng ngân sách của chính phủ Iran cũng được hưởng lợi từ khoản vay trị giá 5 tỷ USD từ Nga, hiện đã được thông qua và sắp giải ngân.
Năm tài chính tiếp theo của Iran sẽ bắt đầu vào ngày 20/3, trùng với lịch năm mới của người Ba Tư. Ngân sách năm 2020 dự kiến đạt 40 tỷ USD, cao hơn 20% so với ngân sách nước này năm ngoái.
Ông Rouhani cũng tuyên bố Mỹ và Israel sẽ "tiếp tục vô vọng" trong mục tiêu làm suy yếu Iran thông qua các lệnh trừng phạt.
Trong bài phát biểu của mình, ông Rouhani thông báo sẽ tăng 15% tiền lương cho lao động ở khu vực nhà nước.
Ngân sách mới được công bố sau sự kiện giá nhiên liệu tăng đột biến vào tháng 11 khiến các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước. Chính phủ Iran đã cắt Internet trong 4 ngày để kiểm soát làn sóng biểu tình được coi là tệ nhất trong vòng 40 năm. Ít nhất 180 người được cho đã thiệt mạng, nhưng con số thực có thể lớn hơn, sau khi các cuộc biểu tình bị chính phủ đàn áp bạo lực.
Tổng thống Donald Trump bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt vào tháng 5/2018, một năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - được hoàn tất dưới thời cựu tổng thống Obama - giúp nước Cộng hòa Hồi giáo được nới lỏng các biện pháp trừng phạt, đổi lấy việc ngừng theo đuổi chương trình hạt nhân.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán nền kinh tế Iran sẽ suy giảm 9,5% sau những lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo Zing
JCPOA trong mớ bòng bong Iran đã chơi bài ngửa, tỏ rõ nỗ lực làm giàu urani một cách thần tốc trong khi EU vẫn đang loay hoay tìm giải pháp để cứu vãn JCPOA. Vấn đề hạt nhân Iran vẫn là mớ bòng bong khó gỡ. Nói là... làm! Phái viên của Iran tại Liên Hiệp Quốc Ali Nasimfar vừa qua cho biết, Tehran chuẩn bị tiếp...