Vì sao không có buổi lễ chung trao quyết định công nhận giáo sư, phó giáo sư?
Các trường sẽ nhận quyết định và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2019 cho người của đơn vị mình tại Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước, hoặc qua bưu điện.
Trao quyết định công nhận cho một tân GS tại Học viện Nông nghiệp năm 2018 – Ảnh Lê Anh Hoa
Theo thông báo của Văn phòng Hội đồng giáo sư Nhà nước, từ hôm nay, 4.12, đại diện các cơ sở đào tạo sẽ nhận bàn giao quyết định và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019 của các ứng viên thuộc đơn vị mình tại Văn phòng Hội đồng giáo sư Nhà nước (số 21 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng giáo sư Nhà nước, cho biết thêm: “Với các cơ sở đào tạo ở xa Hà Nội, nếu trường/viện có yêu cầu thì Văn phòng sẽ gửi quyết định và giấy chứng nhận qua dịch vụ chuyển thư bảo đảm của bưu điện”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tuấn, từ năm 2018, sau đợt xét GS, PGS năm 2017, Hội đồng giáo sư Nhà nước đã không còn tổ chức một buổi lễ trọng thể tại Hà Nội để trao quyết định và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS cho các ứng viên nữa. Thay vào đó, đại diện các trường sẽ nhận bàn giao các quyết định và giấy chứng nhận này bằng một thủ tục hành chính bình thường.
Được biết, ngày 27.11, sau 2 tuần công bố danh sách các ứng viên được Hội đồng giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, Chủ tịch Hội đồng giáo sư Nhà nước Phùng Xuân Nhạ đã ra quyết định chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các ứng viên.
Theo quyết định này, danh sách ứng viên được chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS đợt xét năm nay là 73 người, thiếu 1 người so với danh sách được công bố hôm 12.11, do có 1 ứng viên xin rút tên khỏi danh sách vì “lý do cái nhân”, như Thanh Niên đã đưa tin.
Số ứng viên được chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS vẫn là 349 người như danh sách đã công bố hôm 12.11.
Năm 2018, GS Bùi Văn Ga (khi đó còn là Thường trực Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước) đã giải thích với báo Thanh Niên vì sao nhà nước không tổ chức một buổi lễ chung với quy mô toàn quốc để trao quyết định và giấy công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS.
“Việc đưa về các trường giúp hoạt động trao quyết định công nhận và bổ nhiệm GS, PGS thực sự có ý nghĩa với từng cá nhân nhà giáo mới được bổ nhiệm, cũng như đơn vị đào tạo. Làm như thế, các tân GS, PGS vừa cảm nhận được sự vinh danh, vừa tự thấy có trách nhiệm với nhiệm vụ mới trong môi trường đào tạo, nghiên cứu cụ thể, chứ không chỉ thấy vinh dự, tự hào chung chung như trước đây”, GS Ga nói.
Theo Thanh niên
Xét công nhận chức danh GS, PGS: Không có chuyện "bẻ lái" vào giờ chót
PGS.TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước khẳng định, việc xét công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay được làm chặt chẽ, nghiêm túc và công khai, minh bạch.
Ảnh minh họa/ INT
Quan điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước(GSNN ) là nhất quán ngay từ đầu và thể hiện xuyên suốt trong một quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS qua hội đồng các cấp, không thể nói là đến giờ chót thì "bẻ lái".
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg (Quyết định 37). Hội đồng GSNN đã tổ chức tập huấn cho ứng viên, thành viên HĐGS cơ sở và HĐGS ngành, liên ngành về các nội dung của Quyết định 37 và ra các nghị quyết quán triệt hội đồng các cấp thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định 37; đồng thời gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Hội đồng GSNN tổ chức phiên họp thứ 2 trước khi các hội đồng GS ngành, liên ngành xét duyệt hồ sơ, nhằm quán triệt Chủ tịch Hội đồng GS ngành, liên ngành những điểm lưu ý thực hiện; trong đó có nội dung cho phép ứng viên được bù tiêu chuẩn thiếu trong Quyết định 37.
Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng GSNN có yêu cầu cần nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS nên vận dụng theo hướng vận dụng "tiệm cận trên". Tất cả các chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành đều đồng thuận hướng nâng cao chất lượng ứng viên nên vận dụng ở mức cao hơn. Và trên thực tế, 25 trong số 28 HĐGS ngành, liên ngành đã tuân chủ rất nghiêm túc; trừ 3 Hội đồng GS Vật lý, Cơ khí - Động lực, Y học vận dụng theo hướng "tiệm cận dưới", dẫn đến một số trường hợp ứng viên bị loại trong vòng xét của Hội đồng GSNN.
"Tôi có thể khẳng định năm nay các hội đồng làm việc rất nghiêm túc, công khai, minh bạch, được các nhà giáo và các nhà khoa học đánh giá cao. Đâu đó nảy sinh một số trường hợp có thắc mắc, chúng tôi đều đã có giải thích và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ứng viên (nếu ứng viên có yêu cầu) để làm rõ lý do ứng viên chưa được xét năm nay" - PGS Trần Anh Tuấn cho hay.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Tranh luận xét giáo sư, phó giáo sư: Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư nhà nước sai? Việc Hội đồng giáo sư nhà nước "loại" 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư đã gây tranh luận gay gắt trong giới khoa học. Nhiều ứng viên được Hội đồng cơ sở đến Hội đồng ngành bỏ phiếu 100% đạt nhưng đến Hội đồng giáo sư nhà nước thì bị loại, vậy Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư...