Vì sao không bị mù nhưng cướp biển luôn bịt một bên mắt?
Không phải tất cả các cướp biển đều bị mù nên mới che một mắt, biết được sự thật chắc bạn sẽ há hốc miệng.
Chúng ta thường thấy rằng đa phần cướp biển đều dùng bịt mắt để che một bên mắt. Chính vì lẽ đó, nhiều người cho rằng đa phần các tay cướp biển bị mù hoặc bị thương sau các trận chiến. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Theo Jim Sheedy, bác sĩ về thị lực thuộc Viện Nghiên cứu Tầm nhìn của Đại học Pacific, việc những tay cướp biển sử dụng bịt mắt là để đôi mắt thích nghi nhanh khi di chuyển từ tối ra sáng và ngược lại.
Đa phần các cướp biển đều bịt một bên mắt – Ảnh: Minh họa.
Video đang HOT
Cướp biển phải thường xuyên di chuyển qua lại trên boong và trong khoang tàu. Nếu như ánh sáng trên boong khá tốt thì trong khoang ngược lại, thường khá âm u và không mấy sáng sủa.
Và để thích nghi được với điều này, khi di chuyển xuống dưới khoang, những tay cướp biển sẽ tháo bịt mắt và đeo nó vào con mắt còn lại, sử dụng đôi mắt thường xuyên bị che khuất để nhìn sự vật trong bóng tối. Chính vì thường xuyên không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nên con mắt này sẽ dễ dàng thích nghi trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Các nghiên cứu cho thấy, thông thường mắt người sẽ phải mất tới 25 phút để thích nghi khi đi từ sáng sang tối, tương đường với thời gian tái sinh sắc tố ảnh. Tuy nhiên, thời gian này sẽ giảm đi đáng kể với những người quen nhìn trong bóng tối.
Song trên thực tế, không có bất cứ tài liệu lịch sử nào ghi lại thói quen bịt mắt của những tên cướp biển xuất phát từ mục đích trên.
Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu: 'cung điện mộ cổ' của hoàng đế 1.800 tuổi
Một vật dụng bằng gốm giống như chiếc chậu giúp các nhà khoa học Trung Quốc xác định được khu vực kỳ lạ gồm 100 mộ cổ họ khai quật được là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng.
Theo Smithsonian Magazine, chiếc chậu có đường kính khoảng 60 cm, sâu 25 cm, có khắc các văn tự đặc biệt đã giúp xác định chủ nhân của khu mộ cổ bí ẩn thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đó chính là hoàng đế Lưu chí thời nhà Hàn, còn gọi là Hán Hoàn Đế, trị vì vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên.
Chiếc chậu đất có chạm khắc ở phần đáy mang những dòng chứ bí ẩn tiết lộ chủ nhân là Hán Hoàn Đế Lưu Chí - Ảnh: VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương.
Tiến sĩ Wang Xianqiu từ VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương, người đứng đầu dự án khai quật, nói với Tân Hoa Xã rằng phát hiện này đã giúp họ kết nối nhiều tài liệu cổ cũng như các bằng chứng khác được tìm thấy tại khu mộ cổ và xác nhận được chủ nhân tôn quý của khu mộ, cũng như hiểu ra rằng thứ họ tìm thấy là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng: một cung điện xa hoa chỉ để dành cho người chết.
Khu mộ cổ đã được phát hiện từ năm 2017. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm được hơn 100 ngôi mộ. Đặc biệt hơn, khu mộ cổ này nằm trong một khu phức hợp lớn bao gồm nhiều ngôi nhà, đường đi, giếng nước, hệ thống thoát nước... và rất nhiều vật dụng xa hoa đi kèm.
Một phần của "cung điện mộ cổ" đã được khai quật - Ảnh: VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương,
Chính các nhà khoa học cũng bị bất ngờ khi việc nhặt được một chiếc chậu đất trong quá trình khai quật lại có thể thay đổi hoàn toàn hướng đi của cuộc tìm kiếm. Việc chủ nhân của ngôi mộ chính là một hoàng đế cho thấy khu phức hợp kia chính là một cung điện, được xây chỉ để dành cho người chết, trong đó các ngôi nhà là dành cho các thê thiếp, lính canh, người quản lý mộ. Họ sẽ được chôn cất tại chỗ sau khi qua đời để tiếp tục theo hầu vị vua quá cổ.
Hán Hoàn Đế Lưu Chí là một vị hoàng đế yểu mệnh, mất khi mới 35 tuổi. "Cung điện mộ cổ" độc đáo trên được cho là do vị vua kế vị xây cất cho ông.
Cận cảnh núi lửa 'khủng' nhất nước Nga thức giấc Mới đây, núi lửa Klyuchevskoy trên bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga đã phun trào trong vài giờ, dung nham tuôn trào từ miệng núi lửa kéo dài đến 1,5 km. Thông tin trên được trung tâm báo chí của Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho...