Vì sao khó kiểm soát thu nhập của người có chức vụ?
‘Chỉ tính riêng 5 năm (2007-2012), cả nước đã có 678 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 101 trường hợp, xử lý kỷ luật 577 trường hợp’ là thông tin đáng chú ý được TS. Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho biết.
10 năm, 4.323 vụ án về tham nhũng
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Bước đầu tiếp cận kết quả 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng qua một số lĩnh vực”, do Viện Chính sách công và pháp luật và Tổ chức hướng tới minh bạch vừa tổ chức.
Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, qua hơn10 năm thi hành Luật PCTN, hệ thống các văn bản QPPL về PCTN đã tăng nhanh chóng về số lượng và không ngừng hoàn thiện về chất lượng. “Nỗ lực của Chính phủ trong hoàn thiện thể chế về PCTN là thành tích tiêu biểu và quan trọng nhất của công tác PCTN thời gian qua. Theo đó, hàng chục văn bản QPPL trực tiếp và gián tiếp quy định về PCTN đã được ban hành và phát huy tác dụng trong thực tiễn”, ông Văn nói.Thông qua việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các cấp, các ngành phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế – xã hội, bổ sung cơ chế, chính sách, khắc phục những tồn tại, yếu kém, đưa ra các giải pháp PCTN phù hợp hơn. TAND các cấp đã giải quyết 4.323 vụ án/11.080 bị cáo, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định. Nhiều vụ án tham nhũng trọng điểm đã được đưa ra xét xử như tại Ban quản lý dự án đường sắt; Cty dệt kim Đông Phương (Tập đoàn Dệt may Việt Nam); Cty cho thuê tài chính II; Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, ngân hàng Agribank chi nhánh 6 TP HCM…
Về các giải pháp công khai, minh bạch, đến nay, đã có 100% các Bộ, ngành, tỉnh, thành công bố công khai bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua Đề án 30 đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Tập hợp, xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại bốn cấp chính quyền với hơn 5.400 thủ tục hành chính, trên 9.000 văn bản quy định; đồng thời chuẩn hóa thu gọn từ 10.000 bộ thủ tục cấp xã, 700 bộ thủ tục hành chính cấp huyện xuống còn 63 bộ thủ tục hành chính cấp xã và 63 bộ thủ tục hành chính cấp huyện để thực hiện tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Theo ông Văn, nỗ lực của Việt Nam nêu trên đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, theo đó Ngân hàng Thế giới công bố hoạt động cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, cần sửa đổi toàn diện Luật PCTN hiện hành. Ảnh: P.Thảo
Kê khai tài sản kiểu “trống giong cờ mở”
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn hiện rất yếu.Việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện một cách tràn lan, hình thức theo kiểu “trống giong cờ mở” mà không có sự lựa chọn, pháp luật chưa xử lý được tình huống tài sản tăng thêm mà không giải trình rõ nguồn gốc. Có đến 87,3% người dân được hỏi đề nghị sửa đổi căn bản các quy định về kê khai tài sản, thu nhập theo hướng thà ít mà tốt, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để minh bạch hóa tài sản.
Đáng lo ngại, hiện tượng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ là phổ biến, nhất là tại cấp cơ sở. Qua tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của 13.204 cơ quan, tổ chức tại 5 Bộ, ngành và 31 tỉnh, TP trên cả nước đã phát hiện và xử lý 2.510 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
Tại Hội thảo giới thiệu về dự thảo Báo cáo khảo sát 10 năm thi hành Luật PCTN được tổ chức ngày 24-3-2016, đại diện Cty tư vấn Monaco cho biết, qua khảo sát 1.098 cán bộ công chức, cán bộ doanh nghiệp và người dân cho thấy đa số đánh giá tham nhũng là “phổ biến” và “rất phổ biến”; tỷ lệ người dân trả chi phí ngoài quy định và các nhóm xã hội quan tâm đến tham nhũng là không đổi trong 10 năm gần đây và các nhóm đối tượng được khảo sát đều bình chọn tham nhũng là 1 trong 3 vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay!
Chương II, Luật PCTN hiện hành quy định 07 nhóm biện pháp phòng ngừa tham Tuy nhiên,theo ông Văn, thực chất, đây là các tư tưởng về phòng ngừa tham nhũng gắn với quản trị tốt được tổng hợp từ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm của các quốc gia khác. “Các biện pháp phòng ngừa này không thể áp dụng trực tiếp cho một nhóm chủ thể hay cho lĩnh vực/trường hợp cụ thể nào đó. Nghĩa là các quy định này hiện chỉ mang tính tuyên ngôn về nguyên tắc, quan điểm chung, thiếu cụ thể”, ông Văn nói.
Ví dụ, về nội dung công khai, minh bạch, luật chưa trả lời được các câu hỏi: Ai công khai, minh bạch với ai? Công khai, minh bạch cái gì? Công khai, minh bạch như thế nào? Khi nào công khai, minh bạch? Vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì xử lý như thế nào? Chính vì vậy, các quy định này chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập, thiếu quy định về việc xử lý các tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình.
Ngoài ra, quy định về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giải quyết tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng chưa có sự phân định rõ ràng. Đặc biệt, Luật PCTN còn những “khoảng trống”, “ngắt quãng” trong quá trình phát hiện, thanh tra, điều tra, xử lý hành vi tham nhũng. Việc tồn tại các “khoảng trống”, thiếu tính kế thừa giữa các cơ quan có thẩm quyền chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phối hợp còn nhiều hạn chế…
Còn theo bà Đào Nga, GĐ Tổ chức hướng tới minh bạch thì Luật PCTN chưa có qui định cụ thể để thúc đẩy sự tham gia chủ động, tích cực và hợp tác của xã hội với Nhà nước trong PCTN. Vì vậy, theo bà Nga, để huy động được sự tham gia của đông đảo người dân và sức mạnh của toàn xã hội, Luật PCTN sửa đổi cần qui định các biện pháp cụ thể khuyến khích sự tham gia cũng như cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các chủ thể trong và ngoài Nhà nước.
Theo_Pháp luật XH
Sẽ hủy bỏ quy định "cấm chụp, phát tán ảnh nude trên mạng"
Ông Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - cho biết thông tư 01/2016 sẽ được sửa đổi, trong đó gỡ bỏ quy định về ảnh nude. Bộ Tư pháp vào cuộc xung quanh qui định cấm người đẹp chụp ảnh nude
Tính đến 30-6, tròn một tháng rưỡi thông tư 01/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định cấm chụp, phát tán ảnh nude phản cảm trên mạng viễn thông có hiệu lực. Tới nay, chưa có một trường hợp nào bị xử lý. Trên mạng xã hội, nhiều người mẫu vẫn đăng tải những bức hình khoe thân táo bạo.
Một phần tấm ảnh trong bộ ảnh nude được người mẫu Lê Xuân Tiền đăng tải.
Đầu tháng 6, trên Instagram, người mẫu Lê Xuân Tiền tung bộ ảnh chụp trên biển với nhiều tư thế, trên người không một mảnh vải. Hàng loạt người đẹp như Phạm Hương, Minh Triệu... đăng những bức hình bán nude hay diện áo tắm gợi cảm trên mạng xã hội.
Trả lời PV sáng 30-6, ông Hoàng Minh Thái cho biết thông tư 01 đang trong thời gian chờ sửa đổi. Hiện nội dung đã được đưa lên mạng để lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức. Trên trang web của Bộ, Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 79 lấy ý kiến từ 28/6 đến 28/8.
Ông Thái lý giải việc sửa đổi: "Khi Thông tư 01 ban hành, rất nhiều người trong đó có giới báo chí phản ứng. Theo tinh thần chung và ý kiến của Bộ Tư Pháp nói rằng việc chụp, phát tán ảnh nude đã quy định ở luật hình sự và an ninh mạng nên chúng tôi sẽ bỏ đi". Tuy nhiên, ông khẳng định thời điểm này vẫn phải xử lý theo thông tư 01.
Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - cho biết việc xử lý sẽ thuộc vào từng địa phương. "Người mẫu, Hoa hậu hoạt động ở địa phương nào mà có hành vi chụp, phát tán ảnh nude trên mạng được cho là phản cảm sẽ do địa phương đó phối hợp các Sở Thông tin truyền thông của địa phương xử lý".
Thông tư 01 được cho là khó khả thi xuất phát từ sự bất cập trong chính nội dung. Thông tư viết: "Các hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đoạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông". Tuy nhiên, không có nội dung nào quy định thế nào là nude phản cảm và nude nghệ thuật.
Theo_Giáo dục thời đại
Sẽ thu gọn đối tượng kê khai tài sản Phải công khai các bản kê khai tài sản của đối tượng thuộc diện phải kê khai và coi đó là nội dung cần được xem xét khắc phục trong sửa đổi luật phòng chống tham nhũng. Tại buổi họp báo quý I Thanh tra Chính phủ diễn ra sáng nay (14/4), ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh...