Vì sao iPad vẫn luôn thống trị bất chấp kẻ thù đông đảo?
Các nhà sản xuất liên tiếp cho ra mắt các mẫu tí bảng mới nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào đá bại được iPad. V sao vậy?
Motorola vừa công bố thêm một máy tí bảng Xoom “” với mức giá rẻ 379 USD (khoảng 7,9 triệu). Motorola cho biết máy tí bảng Xoom n mới được cài sẵn các ứng dụng có giá trị lên tới 40 USD nhưng thay vào đó th dung lượng máy lại bị giảm xuống 1 nửa (16 GB so với 32 GB của Motorola Xoom). Tuy nhiên có vẻư dù giá có giảm th máy vẫn không có được sự đón nhận của khách hàng – cũng như bản gốc Motorola Xoom với doanh số bán ra rất thấp.
Android có thực sự... mở?
Mã nguồn hệ điều hành Android của Google sử dụng trong smartphone và máy tính bảng thường được quảng bá là "mở" và "tự do" - Điều đó có thực sự đúng không?
Video đang HOT
Máy tính bảng Motorola Xoom, chạy Android 3.0 Honeycomb có mã nguồn chưa bao giờ được công bố. Ảnh: Internet
Và liệu Android tôn trọng sự tự do của người sử dụng đến mức nào? Dưới góc nhìn của tổ chức phần mềm tự do (Free Software Foundation - FSF), điều này thực sự có đôi chút khác biệt.
Có hai khái niệm mà chúng ta hay thường gặp - "phần mềm tự do" và "phần mềm nguồn mở" . Mặc dù thường được sử dụng thay thế lẫn nhau nhưng hai khái niệm này lại có những mục tiêu và ý tưởng rất khác nhau.
Phần mềm tự do (free software) nhấn mạnh quyền của người dùng: tự do sử dụng, tự do sao chép, nghiên cứu, thay đổi và phân phối; tự do ở đây không có nghĩa là miễn phí. Trong khi đó, ý tưởng về "phần mềm nguồn mở" thường tập trung vào cách phát triển mã nguồn. Như vậy, mối quan tâm ở đây không phải Adroid là "mở" hay không, mà nó có mang lại sự tự do cho người sử dụng hay không.
Android là hệ điều hành có nhân Linux, nền tảng Java, các thư viện và ứng dụng. Bên cạnh các ứng dụng Linux, đa phần các ứng dụng trong Android phiên bản 1 và 2 do Google phát triển, và phát hành theo giấy phép Apache 2. Giấy phép Apache mà Google sử dụng cho đa phần mã nguồn của Android không yêu cầu công bố mã nguồn (giấy phép cho các phần mềm nguồn mở thường yêu cầu công bố mã nguồn).
Google nói rằng họ sẽ không có ý định công bố mã nguồn của Android 3.0 (ngoại trừ nhân Linux), cho dù Android 3 đã được phát hành từ lâu. Tương tự, mã nguồn của Android 3.1 cũng đang được giữ kín. Google biện minh rằng họ chưa công bố mã nguồn do các phiên bản này vẫn còn chứa nhiều lỗi, rằng những ai muốn biết mã nguồn hãy chờ tới các phiên bản tiếp theo. Đó có lẽ là lời giải thích dễ chấp nhận đối với người chỉ sử dụng Android đơn thuần. Tuy nhiên, nếu Google muốn chứng tỏ Android là "phần mềm tự do" thì hãy để cho người dùng được quyết định việc có công bố và sử dụng mã nguồn hay không. Hiện tại, chỉ một nhóm nhỏ hạn chế các nhà phát triển được Google cấp phép mới có quyền sử dụng các mã nguồn này.
Việc Google không phát hành mã nguồn 2 phiên bản Android làm tăng lo ngại rằng: Google có thể có ý định biến Android thành sản phẩm độc quyền vĩnh viễn; và việc phát hành một số phiên bản Android dưới dạng tự do nguồn mở chỉ là một thủ đoạn tạm thời, nhằm thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng trong việc cải thiện một phầm mềm độc quyền. Hi vọng sự thật không phải như vậy. Dù sao, phần lớn mã nguồn của các phiên bản Android trước đây đã được phát hành theo giấy phép tự do. Phải chăng vì thế mà chúng ta nghĩ rằng các sản phẩm sử dụng Android tôn trọng sự tự do của người sử dụng? Câu trả lời là không, bởi lẽ: Thứ nhất, phần lớn phần mềm trên Android không phải phần mềm tự do, chẳng hạn phần mềm kết nối với các dịch vụ Youtube và Google Maps. Thứ hai, một số mẫu thiết bị được thiết kế không cho phép người dùng cài đặt và sử dụng các phần mềm được sửa đổi. Bằng cách này, Android không cho phép người dùng tự do chạy bất kỳ phần mềm miễn phí và có sẵn nào mà họ muốn. Tuy nhiên, một số thiết bị Android có thể được "định hướng" theo kiểu cho phép người dùng có thể cài đặt thêm các phần mềm khác.
Gần đây, báo chí bàn luận khá nhiều về vấn đề Google đang tập trung vào "cuộc chiến bằng sáng chế". Trong 20 năm vận động cho việc bãi bỏ bằng sáng chế phần mềm, FSF đã từng cảnh báo về các cuộc tranh chấp này. Các bằng sáng chế này có thể buộc Google phải hủy bỏ các chức năng trên Android, hay thậm chí cấm Andoid được cung cấp.
Tuy các cuộc chiến bằng sáng chế và câu trả lời của Google không liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết này, nhưng vấn đề làm cách nào để Google phân phối Android một cách có lợi nhất cho cộng đồng vẫn là vấn đề được công chúng và báo chí quan tâm.
Android là một bước tiến dài với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của dòng điện thoại sử dụng phần mềm tự do. Tuy nhiên, chưa thể nói rằng, Adroid thực sự tôn trọng sự tự do của bạn.
Theo ICTnew
Apple không vội vàng với iPad 3 Thế hệ 3 của Apple iPad có thể không xuất hiện sớm vì hiện tại, Apple iPad 2 vẫn thống thị thị trường máy tính bảng trong khi các đối thủ khác đều đang ngắc ngoải. Trong khi giới công nghệ "rỉ tai" nhau rằng Apple đã hoàn thiện những mẫu thử cuối cùng của mẫu máy tính bảng iPad thế hệ thứ...