Vì sao học sinh Việt Nam lại xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ?
Chiều nay 4.12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế ( PISA) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD), trong đó có phân tích vì sao kết quả về lĩnh vực khoa học của học sinh Việt Nam lại cao như vậy.
Học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (quân 1, TP.HCM) trong một tiết học – Ảnh: Nguyên Mi
Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng khoa học tốt nhất thế giới, vượt qua rất nhiều quốc gia phương Tây có nền giáo dục lớn mạnh như Mỹ, Anh.
Câu hỏi toán xa lạ, khoa học gần gũi
Bàn luận vì sao kết quả về năng lực khoa học (science) cao hơn toán và đọc hiểu trong khi đánh giá đây là một lĩnh vực mới, đầy khó khăn đối với học sinh, Bộ GD-ĐT lý giải: Năm 2012, PISA tập trung vào lĩnh vực toán học làm trọng tâm, nên đã có nhiều câu hỏi mới được biên soạn đáp ứng theo khung đánh giá năng lực hiện đại.
Do đó, các bài thi toán học có số lượng nhiều, mới lạ, được cập nhật và đôi khi là những tình huống quá mới lạ với học sinh Việt Nam. Điều này dẫn tới việc học sinh phải làm rất nhiều câu hỏi toán học, không đủ thời gian làm bài, đành bỏ lại 1 số câu sau của đề thi.
Video đang HOT
Mặt khác vì nhiều câu hỏi nên các lỗi về giải toán sẽ mắc nhiều hơn. Cụ thể, số lượng bài thi và câu hỏi toán học: 56 bài thi, 110 câu hỏi thi; khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu bằng… vẽ hình Lý giải về lĩnh vực đọc hiểu đạt kết quả thấp nhất trong 3 lĩnh vực, Bộ GD-ĐT phân tích: Đọc hiểu của PISA là đọc và trả lời các loại văn bản, nhiều loại hình văn bản như văn bản hành chính, văn bản toán học, văn bản khoa học, thậm chí vẽ hình thay vì viết câu trả lời… Khi không hiểu rõ câu hỏi, không hiểu rõ văn bản, thời gian trả lời câu hỏi ngắn, học sinh đã không làm chủ tốc độ làm bài và bỏ lại một số câu hỏi.
Trong khi đó, khoa học là lĩnh vực mà học sinh Việt Nam gặp nhiều thách thức. Do đặc điểm chương trình giáo dục của Việt Nam không có môn học mang tên science trong nhà trường THCS và THPT, mà học sinh được học các môn riêng rẽ như lý, hóa, sinh nên hạn chế về năng lực tư duy tổng hợp, liên lĩnh vực.
Tuy nhiên, kết quả PISA của Việt Nam lần này lại rất cao, theo lý giải của Bộ GD-ĐT là vì các câu hỏi khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã được sử dụng trong kỳ PISA trước), đồng thời đó là các tình huống khá quen thuộc lại ở mức độ khó vừa phải nên học sinh Việt Nam đã trả lời rất tốt.
Kết quả PISA không đánh giá toàn diện học sinh
Xung quanh những câu hỏi đặt tình huống có hay không việc không trung thực trong kết quả này, bà Lê Thị Mỹ Hà, Phó giám đốc văn phòng PISA Việt Nam cho hay: Có một đội ngũ của OECD giám sát tất cả các khâu. Kết quả này là vì danh dự quốc gia nên chúng ta đã làm rất nghiêm túc.
Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ: Bản thân tôi cũng rất bất ngờ về kết quả này. “Lâu nay cứ bị nói là chất lượng giáo dục thấp nên cũng lo lắng lắm, kết quả này cũng tạo thêm niềm tin cho chúng tôi”.
Trả lời câu hỏi, liệu qua kết quả này có thể khẳng định học sinh của Việt Nam giỏi hơn học sinh Mỹ, Anh?
Ông Hiển cho rằng cần phải hiểu rằng PISA không đánh giá được toàn bộ năng lực của người học. Tuy nhiên, PISA góp phần trả lời học sinh Việt Nam đang đứng ở đâu, yếu gì, mạnh gì, để cải thiện chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới.
Theo TNO
Trình độ khoa học của học sinh Việt Nam thuộc hạng 'sao'
Theo kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 3.12, trình độ khoa học của học sinh Việt Nam đứng vào hàng thứ 8 trong 10 nước có điểm số cao nhất thế giới.
Học sinh trường THCS Trần Văn Ơn (quân 1, TP.HCM) trong một tiết học - Ảnh: Nguyên Mi
BBC dẫn lời ông Andreas Schleicher, người phụ trách các kỳ thi PISA của OECD, đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh Việt Nam vào hạng "sao".
Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có khả năng khoa học tốt nhất thế giới, vượt qua rất nhiều quốc gia phương Tây có nền giáo dục lớn mạnh như Mỹ, BBC nhận định.
Trong báo cáo xếp hạng về giáo dục của OECD, các quốc gia châu Á chiếm nhiều thứ hạng đầu; trong đó, học sinh Thượng Hải (Trung Quốc) một lần nữa đứng đầu về toán học, khoa học và khả năng đọc.
Báo cáo công bố ba năm/lần của OECD dựa theo các cuộc khảo sát trên hơn 500.000 học sinh ơ đô tuôi 15 tại 65 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong báo cáo lần này, học sinh Thượng Hải (Trung Quốc), Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan và Hàn Quốc chiếm năm thứ hạng đầu về trình độ toán học.
Kiểm tra PISA là nghiên cứu lớn nhất về trình độ học sinh toàn cầu và được ví như giải World Cup của giáo dục.
Theo kết quả đánh giá, học sinh Thượng Hải có khả năng vượt trội hơn đến ba năm học so với các học sinh cùng trang lứa có điểm số trung bình, bao gồm cả những cường quốc như Anh và Pháp.
Do không có đủ dữ liệu về học sinh toàn Trung Quốc, nên báo cáo kỳ này của OECD chỉ bao gồm một số vùng có kinh tế phát triển nhất nước này.
Theo VNE
Giáo dục phổ thông: Học 11 năm hay 12 năm? Hiện nay có 2 luồng ý kiến khác nhau về số năm học của giáo dục phổ thông là 11 năm hay 12 năm. Trong khi đó, quan điểm của Bộ GD-ĐT: Giáo dục phổ thông phải là 12 năm. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là nhằm khắc phục...