Vì sao học sinh thờ ơ với ngành Sư phạm?
Trong mùa tuyển sinh năm nay, sức hút của ngành Sư phạm giảm rõ rệt. Hồ sơ nộp vào các trường đại học Sư phạm đều giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh thờ ơ, không đăng ký vào ngành Sư phạm.
Học sinh thờ ơ với ngành Sư phạm
Tại các tỉnh phía Bắc, sự xuống dốc của ngành Sư phạm thể hiện rõ nét khi hồ sơ nộp vào các trường đồng loạt giảm. Cụ thể, trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận được gần 17.000 hồ sơ, giảm 2.000 bộ so với năm 2013. Tỷ lệ “chọi” tính chung cho toàn trường là 6/1. Tại các trường khác như: ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… hồ sơ đăng ký dự thi đều giảm.
Tại các tỉnh phía Nam, ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM cho biết, năm nay, trường nhận được 18.500 hồ sơ, giảm gần 10.000 bộ so với năm 2013.
Ngành Sư phạm đã hết thời?
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh thờ ơ với các ngành Sư phạm đó là đây là một nhóm ngành khó xin việc và mức lương dành cho giáo viên được cho là khá bèo bọt so với những ngành nghề khác.
Video đang HOT
Hoàng Thu Hà (học sinh khối 12 THPT Chuyên Thái Bình) cho biết: “Ngày nhỏ các bạn gái hầu như ai cũng có ước mơ làm cô giáo, nhưng đến khi lớn rồi, mình cũng nghe được những lời khuyên từ gia đình rằng chọn ngành Sư phạm sau khi ra trường rất khó xin việc.”
Không những thế, đồng lương bèo bọt của người giáo viên dạy hợp đồng không hề thu hút, thôi thúc học sinh đăng ký học làm nghề này.
Tốt nghiệp Đại học KHXHNV năm 2010, cho đến nay, Nguyễn Thị Thùy vẫn dạy hợp đồng cho 1 trường cấp 3 ở quê với mức lương 2 triệu/tháng. “Mình đều tham gia thi tuyển tất cả các đợt tuyển công chức ở trường nhưng vì nhiều lý do nên vẫn chưa được vào làm chính thức. Mình rất chán nản với cảnh đi dạy hợp đồng nhưng chẳng còn cách nào.”
Hầu hết, gần đây các học sinh đều không thiết tha gì với nhóm ngành Sư phạm, nhất là dạy những môn học đã quá thừa giáo viên như: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa…
Tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hồ sơ đăng ký dự thi tăng hơn 300 bộ so với năm 2013. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào ngành Sư phạm Mầm non và Sư phạm Tiểu học. Đây xem ra là một hướng đi mới cho những bạn học sinh muốn theo ngành Sư phạm, vì số lượng học sinh mẫu giáo và tiểu học luôn là đông nhất.
Lan Hương – học sinh khối 12 THPT Tùng Thiện – TX Sơn Tây cho biết: “Mình đăng ký ngành Sư phạm mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non TW vì cho rằng đây là một khối nghề có thể dễ xin việc hơn các khối nghề Sư phạm khác.”
Chính sách miễn học phí cho các nhóm ngành Sư phạm dường như đã không còn đủ không đủ sức hút với các học sinh và gia đình các em nữa. Hầu như gia đình và học sinh đều quan tâm đến cơ hội việc làm sau khi ra trường thay vì được nhà nước hỗ trợ học phí khi học trong trường.
Tình trạng ngày càng ít học sinh đăng ký ngành Sư phạm dẫn đến chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Sư phạm giảm dần theo từng năm. Đây cũng là một điều đáng lo ngại khi ngành Sư phạm không còn là ngành thu hút nhiều nhân tài của đất nước.
Theo Trí thức trẻ
Đà Nẵng ra quân tiếp sức mùa thi
Sáng nay 28/6, Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức lễ ra quân chính thức khởi động chương trình tiếp sức mùa thi 2014.
Lễ ra quân Tiếp sức mùa thi tại Đà Nẵng sáng nay 28/6.
Năm nay, Đà Nẵng thành lập gần 80 điểm tiếp sức mùa thi ở sân ga, bến xe, và xung quanh các trường đại học trên địa bàn và các điểm trường thi. Các hoạt động tiếp sức mùa thi như mọi năm chia thành 3 đợt. Đợt 1 bắt đầu ngay hôm nay 28/6 đến 5/7 với 28 điểm tiếp sức mùa thi; đợt 2 từ ngày 6/7- 10/7 với 33 điểm; đợt 3 từ ngày 12/7-16/7 với 15 điểm.
Bàn tiếp sức mùa thi trước ĐH Đà Nẵng vừa chính thức hoạt động ngay sau lễ ra quân.
Các điểm tiếp sức mùa thi ở các nhà ga, bến xe cũng đã sẵn sàng đón thí sinh và người nhà từ các tỉnh, thành khác về dự thi.
Theo đó, mỗi điểm tiếp sức mùa thi có ít nhất 10 trình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và người nhà từ các tỉnh, thành khác về Đà Nẵng dự thi từ việc đón, hướng dẫn đường đi, giới thiệu nhà trọ, hỗ trợ kịp thời cho các thí sinh dự thi, hạn chế tình trạng phức tạp... giúp thí sinh an tâm bước vào mùa thi. Thành Đoàn Đà Nẵng đặc biệt vận động chỗ trọ và các suất ăn miễn phí hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn bớt tốn kém khi dự thi ở thành phố.
Tiếp sức sĩ tử mùa thi năm nay, Hội Sinh viên ĐH Đà Nẵng cũng các câu lạc bộ sinh viên ở các trường trên địa bàn thành phố tổ chức chiến dịch "Trà đá vì cộng đồng". Theo đó, trong hai đợt thi đại học từ 28/6-5/7 và từ ngày 6/7-10/7,thí sinh và người nhà có thể dùng trà đá miễn phí ở 14 điểm khắp thành phố, gồm Bến xe khách Trung tâm Đà Nẵng, ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm, Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường CĐ Đức Trí, Nhà Ga Đà Nẵng, Trường CĐ Công nghệ, Trường THCS Trưng Vương, ĐH Kinh Tế, ĐH Ngoại ngữ, Trường THPT Ngô Quyền, Trường THCS Lê Độ, Trường THCS Tây Sơn, Trường THPT Nguyễn Hiền.
Theo Dân Trí
Ước mơ của hai cô thủ khoa nghèo Cùng đạt danh hiệu thủ khoa, hai cô học trò nghèo nuôi mơ ước nghề nghiệp cháy bỏng, mong được giúp đỡ những người nghèo có điều kiện chữa bệnh và dạy học sinh nghèo miền núi có cái chữ bằng miền xuôi. Với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2014 cùng đạt 38,5 điểm, hai nữ sinh Nguyễn Thị Kim Yến...