Vì sao hãng gọi xe công nghệ muốn chuyển sang xe điện?
Các nền tảng gọi xe đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi sang xe điện. Đây là xu hướng và mở ra những dịch vụ mới có thể nở rộ trong tương lai.
Grab, Gojek đầu tư mạnh để chuyển sang xe điện
Gojek đặt mục tiêu tham vọng chuyển toàn bộ sang xe điện.
Các hãng gọi xe công nghệ đều đang hướng tới sử dụng xe điện. Tại Đông Nam Á, Grab và Gojek đã công bố những mục tiêu cho việc đổi mới phương tiện vận chuyển này.
Sau khi thí điểm chương trình ô tô điện tại Singapore vào cuối năm nay, Grab sẽ mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Việt Nam, theo một thông báo mới nhất từ Grab.
Siêu ứng dụng này mở rộng quan hệ hợp tác với Hyundai Motor để thúc đẩy ứng dụng ô tô điện tại Đông Nam Á. Cả hai công ty sẽ khám phá các chương trình thí điểm xe điện cho tài xế và đối tác giao hàng của Grab, chẳng hạn chương trình cho thuê pin. Các sáng kiến này nhằm hạ thấp rào cản gia nhập, chẳng hạn như chi phí sở hữu phương tiện.
Xe điện (cả ô tô và xe hai bánh) vẫn chưa phổ biến bởi nhiều lý do. Dẫn khảo sát tài xế năm 2020, Grab chia sẻ những lo ngại lớn nhất khiến lái xe e ngại ứng dụng xe điện là chi phí, thiếu trạm sạc, thời gian chờ đợi kéo dài khi sạc pin. Hợp tác với Hyundai sẽ giải quyết một số vấn đề đó thông qua thí điểm dịch vụ mới như cho thuê xe điện hay trợ giá xe điện.
Đối thủ của Grab là Gojek cũng tuyên bố muốn chuyển toàn bộ hoạt động trên nền tảng của mình sang xe điện vào cuối tháng 4 vừa qua. Kevin Aluwi, CEO Gojek cho biết tham vọng chuyển toàn bộ xe máy và ô tô trên nền tảng của mình thành xe điện vào năm 2030, thông qua hợp tác với các nhà sản xuất hoặc cho thuê xe điện. Gojek hiện có 2 triệu đối tác tài xế ở Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Singapore.
Video đang HOT
“Mục tiêu của chúng tôi là hợp tác với nhiều công ty và chính phủ để giảm chi phí cho xe điện thêm 30% so với xe động cơ đốt trong”, Kevin Aluwi nói. Nền tảng này cũng đang đàm phán để hỗ trợ hạ tầng cho xe điện, chẳng hạn việc thay và sạc pin.
Vì sao các hãng gọi xe muốn chuyển sang xe điện?
Cả Grab và Gojek đều đặt mục tiêu chuyển sang sử dụng xe điện.
Thực tế cho thấy, các nền tảng gọi xe đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi sang xe điện trên toàn cầu.
Sự phát triển liên tục của ngành dịch vụ gọi xe giúp cho việc di chuyển trở nên thuận tiện, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng lượng khí thải carbon và ô nhiễm.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sử dụng các loại xe điện có thể giảm phát thải và mang đến lợi ích môi trường gấp 3 lần so với những phương tiện cá nhân thông thường. Xe điện có ít bộ phận chuyển động hơn, do đó yêu cầu bảo trì và bảo dưỡng ít hơn trong quá trình sử dụng.
Trên cơ sở tổng chi phí sở hữu (TCO), dịch vụ đi xe điện có thể thực hiện được và khả thi về mặt kinh tế ở hầu hết các thành phố lớn, với cả xe 2 bánh và 4 bánh.
Mặc dù giá xe điện đắt đỏ hơn xe động cơ đốt trong, nhưng chi phí sử dụng lại rẻ hơn. Xe điện càng được sử dụng nhiều thì TCO càng thấp. Trong 5 – 7 năm tới, các phương tiện động cơ đốt trong có thể không còn cạnh tranh được với xe điện ở lĩnh vực dịch vụ gọi xe.
Trước xu hướng này, hầu hết các hãng gọi xe đều phải đầu tư để chuyển dịch mạnh mẽ. Uber từng cam kết trở thành một nền tảng hoàn toàn không phát thải vào năm 2040 và đặt mục tiêu sớm hơn là có 100% chuyến đi bằng xe điện ở các thành phố của Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu vào năm 2030.
Lyft đã cam kết sử dụng 100% xe điện vào năm 2030. Didi Chuxing (Trung Quốc) năm 2018 cũng đặt mục tiêu đưa 10 triệu xe điện lên nền tảng của mình vào năm 2028.
Các hãng gọi xe công nghệ cũng nỗ lực đẩy mạnh hợp tác với các hãng xe và đầu tư hàng chục, hàng trăm triệu USD để hỗ trợ tài xế chuyển sang những phương tiện điện hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng các công ty gọi xe có dữ liệu và bí quyết công nghệ đẩy nhanh quá trình điện khí hóa. Việc áp dụng sớm có thể mang lại quy mô cần thiết nhằm hỗ trợ sản xuất hàng loạt cho các phương tiện phù hợp với mục đích.
Các nền tảng gọi xe có thể sử dụng dữ liệu di động để hỗ trợ việc tạo ra cơ sở hạ tầng sạc phù hợp cũng như cung cấp những dịch vụ xã hội và mở ra nguồn doanh thu bổ sung cho đối tác tài xế.
Khi xe điện còn mới mẻ, thị phần của tất cả các chuyến đi bằng điện trên hầu hết các nền tảng hiện nay hầu như chưa đáng kể. Dư địa phát triển trong tương lai cũng rộng mở.
Hàn Quốc lên kế hoạch tổng lực để phát triển xe điện
Tổng thống Hàn Quốc cam kết đất nước sẽ có 1,13 triệu xe điện và 200.000 xe chạy nhiên liệu hydro vào năm 2025. Bên cạnh đó Hàn Quốc có hàng loạt chính sách phát triển trạm sạc xe, cũng như thương mại hóa công nghệ tự lái.
Trong chuyến thăm cơ sở sản xuất của Hyundai Motor, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố kế hoạch để thúc đẩy đất nước đi đầu trong phát triển phương tiện thân thiện với môi trường và công nghệ xe tự lái. Ông Moon Jae-in nhấn mạnh, 5 năm tới sẽ là "thời gian vàng" để Hàn Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu.
Cụ thể, Tổng thống Hàn Quốc cam kết đất nước sẽ có 1,13 triệu xe điện và 200.000 xe chạy nhiên liệu hydro vào năm 2025. Bên cạnh đó đến năm 2025, Hàn Quốc cũng phấn đấu xuất khẩu 530.000 xe điện và xe chạy bằng hydro, đồng thời thúc đẩy các nhà sản xuất pin trong nước đạt doanh thu hơn 50 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 44 tỷ USD).
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (bên trái) vừa công bố kế hoạch để thúc đẩy đất nước đi đầu trong phát triển xe điện và công nghệ xe tự lái.
"Thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt về xe điện. Tesla đang tung ra các mẫu xe kết hợp được cả công nghệ tự lái và thân thiện với môi trường. Vì thế chúng ta cần phải có những bước đi táo bạo và nhanh chóng để duy trì vị thế như một cường quốc ô tô và đi hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", ông Moon Jae-in chia sẻ.
Hồi tháng 7, Hàn Quốc bắt đầu công bố gói kích cầu mang tên New Deal, trong đó ngành công nghiệp xe bảo vệ môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chính phủ Hàn Quốc sẽ đầu tư 20 nghìn tỷ won (17,6 tỷ USD) vào lĩnh vực xe bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2025.
Trong gói chính sách này, chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ hỗ trợ người dân "có thể sạc xe điện thuận tiện như sạc điện thoại". Tính đến tháng 9, Hàn Quốc có khoảng 59.000 trạm sạc xe điện; đến năm 2025 chính phủ đặt kế hoạch tăng số lượng lên 500.000 trạm sạc.
Để đạt mục tiêu như vậy, họ sẽ tăng yêu cầu số lượng chỗ đậu xe có trạm sạc trong các tòa nhà mới xây dựng, từ 0,5% tổng diện tích trong năm nay lên 5% vào năm 2022. Hàn Quốc cũng sẽ lắp đặt 15.000 trạm sạc tại các khu vực trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc.
Để khuyến khích các phương tiện nhiên liệu hydro, chính phủ Hàn Quốc cho biết, họ sẽ thiết lập 450 trạm nhiên liệu hydro vào năm 2025, đặc biệt là ở Seoul và vùng lân cận. Ngoài ra Tổng thống Moon Jae-in khẳng định, từ năm tới chính phủ và các cơ quan nhà nước sẽ chỉ mua xe điện hoặc xe nhiên liệu hydro.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tuyên bố, sẽ hỗ trợ hơn 70 tỷ won (61,6 triệu USD) cho các hãng sản xuất động cơ và pin, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh về giá của các bộ phận xe điện. Mục tiêu là xe điện có thể hạ giá trung bình 10 triệu won (8.800 USD).
Riêng về công nghệ tự lái, đến năm 2022 Hàn Quốc hướng tới sản xuất được các phương tiện tự lái cấp độ 3, đồng thời thương mại hóa một số công nghệ cấp độ 4 vào năm 2024. Cấp độ 3 có nghĩa là người lái xe bắt đầu không cần phải chú ý điều khiển phương tiện trong một số trường hợp nhất định.
Dựa vào công nghệ tự lái, chính phủ Hàn Quốc dự đoán số vụ tai nạn giao thông sẽ giảm 40%, đồng thời tỷ lệ ùn tắc giao thông sẽ giảm 20% vào năm 2025.
Phương Tây sẽ không thể kiềm chế công nghệ Trung Quốc Những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc không chỉ vô tác dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nước này. Các nhà cung cấp phương Tây từng rất tự mãn trước Huawei - lúc đó chỉ là một công ty mới nổi của Trung Quốc. Với niềm tin rằng...