Vì sao Hà Nội không thể ‘xét tuyển nhân văn’ các giáo viên hợp đồng?
Cho dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định sẽ xét tuyển giáo viên hợp đồng công tác trên 5 năm với một số điều kiện; nhưng các huyện vẫn đồng loạt quyết định tổ chức thi tuyển.
Trong các văn bản hướng dẫn tuyển dụng viên chức giáo dục của các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, TX Sơn Tây… đều khẳng định trên địa bàn không có trường hợp nào được tuyển dụng đặc biệt theo khoản 7 điều 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ .
Các huyện, TX đều thống nhất lựa chọn hình thức: Thi tuyển đối với việc tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 theo đề xuất của Ủy ban Nhân dân huyện tại văn bản số 372/BC-UBND ngày 11/7/2019.
Thông báo này đã khép lại cơ hội được xét tuyển đặc biệt đối với các giáo viên hợp đồng. Điều này đồng nghĩa họ cũng không được hưởng bất cứ quyền lợi ưu tiên nào so với thí sinh tự do.
Chúng tôi đang có cảm giác bị lừa!
Đại diện cho gần 100 giáo viên hợp đồng (GVHĐ) thị xã Sơn Tây sắp bị mất việc, thầy giáo Nguyễn Viết Tiến – GVHĐ tại trường THCS Xuân Sơn cho biết: Đến thời này đã cận kề với năm học mới, toàn bộ GVHĐ TP Hà Nội đang vô cùng lo lắng, hoang mang vì những thắc mắc không thể giải thích nổi.
Thứ nhất, đã gần 5 tháng kể từ khi UBND TP Hà Nội ra quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 (ngày 7/3/2019) cho đến nay ngày 26/7/2019 TP Hà Nội vẫn chưa đưa ra được quyết định tuyển dụng mang tính nhân văn.
Video đang HOT
Thứ hai, sau rất nhiều những lá đơn kiến nghị xét đặc cách của GVHĐ các huyện gửi tới các vị lãnh đạo từ địa phương đến TW thì ngày 28/6/2019 TP Hà Nội ra quyết định 3455/QĐ-UBND tưởng rất nhân văn nhưng cuối cùng không một GVHĐ nào đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt. Điều này khiến các GVHĐ đặt ra câu hỏi về tính khả thi của quyết định này.
Thứ ba, ngày 9/7/2019 tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khoá 15 Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ xét tuyển hết GVHĐ với 3 điều kiện: Có từ 5 năm trở lên có đóng bảo hiểm đến nay; có đủ sức khỏe và có trình độ chuyên môn phù hợp với mô tả vị trí việc làm. Lời nói của Chủ tịch UBND TP đã làm cho biết bao GVHĐ rơi nước mắt vì người đứng đầu TP có một quyết sách mang tính nhân văn cao cả, thấu tình đạt lý.
Tuy nhiên, lãnh đạo các huyện lại không thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung vì cho rằng đây chỉ là lời nói, chưa có văn ban hướng dẫn cụ thể. Đến nay, rất nhiều huyện ra thông báo tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 bằng hình thức thi tuyển, không xét tuyển đặc biệt đối với các GVHĐ công tác lâu năm, trái với chỉ đạo của người đứng đầu TP.
Thầy Tiến bộc bạch: GVHĐ chúng tôi đang có cảm giác bị lừa dối, mất niềm tin. Chúng tôi đã rất hi vọng vào những quyết định nhân văn của TP. Tuy nhiên, ngày khai giảng năm học mới – hạn chót để giải quyết trường hợp của các GVHĐ đang đến gần mà chúng tôi vẫn không thể được xét tuyển đặc biệt. Các GVHĐ đang đứng trước nguy cơ sẽ phải rời khỏi ngành sau rất nhiều năm cống hiến.
Lãnh đạo thành phố chuyền bóng để lãnh đạo huyện đá chệch hướng?
Cô Nguyễn Thị Thơm – GVHĐ trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn ví thân phận GVHĐ trong mấy tháng qua như quả bóng lăn trên sân cỏ. Được các cấp lãnh đạo tung hứng, thi thoảng lại cho những pha gay cấn.
Lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm 9/7 như một “quả penalty”, giúp bóng gần đến lưới nhưng lại đưa cho người thực hiện (là lãnh đạo huyện) đồng loạt đá chệch hướng.
Cô Thơm cay đắng nói: “Chúng tôi cảm thấy buồn và thất vọng với cách làm này của Thành phố cũng như các huyện, thị xã. Mặc dù Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói rất rõ ràng trên báo chí, trên truyền hình nhưng các huyện không thực hiện yêu cầu phải có văn bản chỉ đạo.
Mọi người có thể hiểu cảm giác của những giáo viên hợp đồng khi nghĩ rằng sẽ được xét tuyển đến nơi rồi. Bạn bè, đồng nghiệp và học trò chúc mừng. Nhưng đến nay bị huyện dội một gáo nước lạnh. Mọi công sức đấu tranh của chúng tôi coi như công cốc vì hiện nay giáo viên hợp đồng cũng không được hưởng bất kỳ quyền lợi mà được coi như một thí sinh tự do. Như vậy, họ ra văn bản nọ, chỉ đạo kia để làm gì?
Cũng theo cô Thơm, trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây. Mặc dù vấn đề giáo viên hợp đồng nóng nhất nghị trường nhưng tuyệt nhiên không được đả động đến. Việc Chủ tịch thành phố chỉ đạo một đằng, huyện yêu cầu văn bản và làm một nẻo khiến cho số giáo viên hợp đồng này rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Xét tuyển thì không được xét tuyển, chuẩn bị để thi tuyển thì thời gian quá gấp gáp.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Huyện ra văn bản "sốc"
Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn vừa có văn bản thông báo về công tác tuyển dụng viên chức giáo dục 2019. Theo đó, Sóc Sơn thống nhất lựa chọn hình thức thi tuyển. Thông tin này chẳng khác nào "gáo nước lạnh" đối với 256 giáo viên hợp đồng (GVHĐ) ở Sóc Sơn.
Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn vừa có thông báo về việc 256 GVHĐ ở Sóc Sơn phải thi tuyển. Ảnh HH
Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn có Văn bản số 1007-TB/HU thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác tuyển dụng viên chức giáo dục 2019.
Theo đó, ngày 11/7/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức họp giao ban. Cuộc họp do ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì.
Sau khi nghe ông Lê Hữu Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo kết quả đăng ký tuyển dụng, các hình thức tuyển dụng, tình hình công tác tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 và các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn kết luận: Thống nhất lựa chọn hình thức thi tuyển theo đề xuất của UBND huyện tại Văn bản số 372/BC-UBND ngày 11/7/2019.
Như vậy, bất chấp chủ trương xét tuyển đặc cách của UBND TP, huyện Sóc Sơn vẫn làm trái lệnh. Nếu thi tuyển thì 256 GVHĐ lâu năm (trên 5 năm) ở Sóc Sơn sẽ chỉ như 1 thí sinh tự do, không được hưởng bất kỳ quyền lợi gì.
Trước đó, ngày 9/7, trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ xét đặc cách cho tất cả GVHĐ nếu đạt 3 điều kiện: Thứ nhất, giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây; thứ hai, có kiểm tra đảm bảo sức khỏe; thứ ba, có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Người đứng đầu TP cũng cho hay, tới đây, UBND TP sẽ thành lập hội đồng xét tuyển. Sau khi xét tuyển hết (số GVHĐ lâu năm) thì sẽ thi tuyển với số còn lại.
Cách đó không lâu, UBND TP cũng ban hành quyết định về việc tuyển dụng đặc biệt đối với GVHĐ. Theo đó, TP giao UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê số lượng giáo viên hiện đang hợp đồng lao động làm công tác giảng dạy tại các trường công lập trên địa bàn xem xét thực hiện việc tuyển dụng đặc biệt vào viên chức đối với những trường hợp cụ thể đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Chủ trương là vậy, nhưng cách làm trái chiều của UBND huyện Sóc Sơn khiến GVHĐ ở Sóc Sơn... sốc nặng. Dư luận cũng đặt câu hỏi, tại sao TP chỉ đạo một đằng, địa phương lại thực hiện một nẻo. Thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội cần phải lên tiếng để bảo đảm quyền lợi cho GVHĐ, đồng thời để chỉ đạo của TP được thực thi.
Hải Hà
Theo thanhtra.com
Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ độc lập khi xét tuyển viên chức Báo SGGP nhận được phản ảnh của nhiều giáo viên đang công tác theo hình thức ký hợp đồng lao động tại các trường phổ thông trên địa bàn TPHCM, về yêu cầu xét duyệt hồ sơ thi tuyển viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020. Theo đó, một số ứng viên đã đi dạy nhiều năm, có bằng...