Vì sao GS Hoàng Tụy được thế giới vinh danh
GS Hoàng Tụy cho tới năm 1995 đã công bố gần 100 công trình khoa học về lĩnh vực tối ưu hóa. Những công trình đó đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ ở Việt Nam và trên thế giới coi là nền tảng để nghiên cứu sau này.
“Cha đẻ” của tối ưu hóa toàn cục
Các công trình thuộc lĩnh vực tối ưu hóa của ông đã được hệ thống lại trong 3 cuốn sách: Tối ưu hóa toàn cục được viết bằng tiếng Anh, viết chung với R.Host do nhà xuất bản ở Đức in năm 1996, “Tối ưu hóa toàn cục trên các cấu trúc thấp” viết chung với H. Konno và P.T.Thạch, do nhà xuất bản Kluwer in năm 1996, “Giải tích lồi và tối ưu hóa” do nhà xuất bản Kluwer in năm 1998.
GS Hoàng Tụy trong một buổi dạy tại ĐHQGHN với sự tham gia của nhiều giảng viên đầu ngành về Toán (Ảnh: Bùi Tuấn)
Trong các công trình nghiên cứu của mình, giáo sư đã đưa ra các phương pháp giải rất độc đáo, có tính khả thi, và đưa các bài toán vào giải quyết nhiều lĩnh vực quan tọng trong thực tế, cụ thể như:
Phương pháp cắt (ngày nay trong nhiều tài liệu gọi là phương pháp cắt Hoàng Tụy). Khi giải bài toán tìm cực tiểu hàm lõm trên đa diện, tác giả đã đưa ra phương pháp cắt: cắt đi những miền đóng vai trò quan trọng từng bước giải và chứng minh rằng những phần còn lại của đa diện tiến tới một điểm tối ưu của bài toán cho trước.
Phương pháp nhánh cận để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục: tác giả đã tính được độ phức tạp trong nhiều bài toán cụ thể.
Video đang HOT
Phương pháp xấp xỉ liên tiếp: tác giả đã đưa ra được nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải một bài toán tối ưu toàn cục – một lĩnh vực rất khó trong toán học và có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Phương pháp tiếp cận được tác giả đưa ra khi giải bài toán quy hoạch D.C để tìm điểm tối ưu toàn cục.
Đóng góp trong thực tế
Những công trình nghiên cứu của giáo sư đã đóng góp trong việc khai sinh một số chuyên ngành trong toán học, trong đó có quy hoạch D.C, tối ưu toàn cục. Kết quả nghiên cứu của giáo sư có nhiều ứng dụng trong kinh tế, quản lý, kỹ thuật như các bài toán về mạng giao thông, quy hoạch vùng kinh tế, định vị xây dựng các trung tâm thương mại, các bài toán trong thiết kế, nhận dạng trong sinh vật. hóa học cao phân tử (như xét cấu trúc phân tử của hợp chất nhân tạo…) giúp giải quyết nhiều vấn đề cấp bách trong nông nghiệp.
GS Hoàng Tụy và các nhà khoa học được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1
GS Hoàng Tụy cũng là người đầu tiên truyền bá vận trù học vào nước ra và đã sử dụng kiến thức khoa học của bộ môn này để giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong chiến tranh.
GS Hoàng Tụy sinh ngày 7/12/1927 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Ông từng làm Viện trưởng Viện Toán học (1980-1990), Tổng biên tập của 2 tạp chí Toán học Việt Nam, Ủy viên Ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế: Quy hoạch toán học, Tối ưu hóa, Tối ưu hóa toàn cục. Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
Theo VTC
Thế giới vinh danh GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy được coi là nhà toán học khai sơn phá thạch mở đường cho một chuyên ngành toán học mới, là "cha đẻ của tối ưu toàn cục".
Cho nên, thật là công bằng và hợp lý khi ông là người đầu tiên trên thế giới nhận Giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng năm 2011
Giáo sư Hoàng Tụy sinh ra trong một dòng họ trí thức nho gia danh vọng lớn ở Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam.
Thuộc dòng họ cụ Phó bảng Hoàng Diệu
Ông bác (anh ruột ông nội) của giáo sư là nhà nho Hoàng Diệu (1832-1882) thông minh xuất chúng, đỗ Phó bảng năm 20 tuổi, về sau, được triều đình Huế bổ nhiệm làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Bắc Ninh) vào năm 1880. Chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ Hà thành, không đủ sức chống lại quân Pháp có súng ống tối tân, nhưng quyết không chịu để cho kẻ thù bắt sống, cụ đã tuẫn tiết bên cổng thành Cửa Bắc sáng 25-4-1882. Cụ được các văn thân yêu nước thời sau ca ngợi là "cựu lục thiên thu truyền tiết liệt" (sử sách ngàn thu còn truyền tiếng thơm tiết liệt).
Truyền thống yêu nước thể hiện rõ qua cuộc đời nhiều người họ Hoàng ở Xuân Đài. Hai ông anh ruột của GS Hoàng Tụy là họa sĩ Hoàng Kiệt và GS Hoàng Phê đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Họa sĩ Hoàng Kiệt sớm qua đời. Còn GS Hoàng Phê thì từng giữ chức viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chủ biên nhiều bộ từ điển tiếng Việt. Em ruột của GS Hoàng Tụy là GS Hoàng Chúng từng giữ chức hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
bìa phải) tiếp chuyện nhà báo Hàm Châu. (Ảnh tư liệu)
Lát cắt Tụy
Những năm 60 của thế kỷ XX, lý thuyết tối ưu trở thành một hướng toán học mới có nhiều ứng dụng. Nhưng khi ấy, các nhà toán học chỉ mới chú ý tới tối ưu địa phương, còn những bài toán tối ưu toàn cục thì được coi là quá khó! D. Dantzig, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, coi đó là những bài toán "khó về bản chất" (intrinsically difficult). Bởi thế, trước năm 1964, chưa ai trên thế giới thu được một kết quả nào đáng kể.
Thế rồi, Hoàng Tụy đến Phân viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô ở Novosibirsk, trình bày tại hội thảo của L. V. Kontorovitch cách giải một trong những bài toán cơ bản nhất của tối ưu toàn cục: Bài toán tìm cực tiểu một hàm lõm trên một tập đa diện lồi giới nội. L. V. Kontorovitch là nhà toán học Liên Xô được tặng giải thưởng Nobel Kinh tế.
Kết quả ấy của Hoàng Tụy được công bố trên tạp chí Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Công trình đưa ra một lát cắt độc đáo. Lát cắt thật giản dị nhưng lại có khả năng ứng dụng rộng, không chỉ đối với nhiều bài toán tối ưu toàn cục mà còn đối với những bài toán quy hoạch tổ hợp. Phát minh ấy, về sau, được giới toán học thế giới gọi là "lát cắt Tụy" (Tuy's cut), trở thành một kết quả kinh điển.
Hoàng Tụy được coi là nhà toán học khai sơn phá thạch mở đường cho một chuyên ngành toán học mới, là "cha đẻ của tối ưu toàn cục".
Định lý Hoàng Tụy, thuật toán kiểu Tụy và cuốn Kinh Thánh trong chuyên ngành
Năm 1972, Hoàng Tụy công bố công trình Tính không tương thích của bất đẳng thức tuyến tính trên tạp chí Toán học của Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Định lý mới do Hoàng Tụy đưa ra được coi là ngang hàng với những định lý nổi tiếng của Farkas, Helley, Brouwer... và được giới toán học quốc tế nhắc tới nhiều và thường nêu lên những ứng dụng mới.
Những năm 80 của thế kỷ trước, lý thuyết tối ưu toàn cục phát triển mạnh. Trường phái Hà Nội (Hanoi School) do Hoàng Tụy đứng đầu, đóng vai trò nổi bật. Một nhà toán học nước ngoài có uy tín cho biết ông rất vinh dự và sung sướng khi được đặt chân đến "địa danh nổi tiếng thế giới về tối ưu hóa" (world famous place in optimization). Nhiều người nước ngoài khi nhắc đến Viện Toán học ở Hà Nội cũng coi đó là "một viện nổi tiếng".
Nhiều lớp bài toán quan trọng nhất được Trường phái Hà Nội tập trung nghiên cứu và giải quyết thành công. Các lớp bài toán khác nhau được tiếp cận một cách hệ thống thông qua một bài toán chuẩn do Hoàng Tụy đề xuất. Thuật toán giải bài toán chuẩn được xây dựng thích hợp với từng bài toán gốc sinh ra nó. Các thuật toán khác nhau đó đều tuân theo một lược đồ tổng quát dựa trên phương pháp phân hoạch không gian theo kiểu "chia nón", kết hợp với phương pháp "xấp xỉ ngoài" để nâng cao hiệu quả. Thuật toán chia nón (conical algorithm) rất nổi tiếng trong giới chuyên môn quốc tế hồi đó, về sau, được gọi là "thuật toán kiểu Tụy" (Tuy-type algorithm).
Cuốn sách toán tiếng Anh do Hoàng Tụy viết chung với Reiner Horst (CHLB Đức) Global Optimization-Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) dày 694 trang, được Nhà Xuất bản Springer - Verlag in lần đầu năm 1990, lần thứ hai năm 1993, lần thứ ba (có sửa chữa) năm 1996. GS Hiroshi Konno, người Nhật Bản, nhận xét: Cuốn sách ấy "được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn Kinh Thánh của chuyên ngành tối ưu toàn cục" (was appreciated by many researchers as the Bible of global optimization) và trên thực tế, nhiều người bắt đầu các công trình nghiên cứu nghiêm túc của mình về tối ưu toàn cục là nhờ "được cuốn sách mở đường ấy cổ vũ" (motivated by this path-breaking book).
Nổi tiếng trong giới toán học toàn cầu
Theo Hàm Châu
Người Lao Động
Sir Alex được đại học Tor Vergata vinh danh Vị thuyền trưởng vĩ đại của "Quỷ đỏ" Manchester United lại vừa được vinh danh bởi những đóng góp không biết mệt mỏi cho thể thao thế giới. Ít giờ trước, Alex Ferguson đã có mặt tại trường đại học Tor Vergata, thành phố Rome, Italia để nhận giải thưởng Cống hiến vì những đóng góp to lớn cho thể thao thế giới...