Vì sao giới nhà giàu châu Á đổ tiền đầu tư cho con sang Mỹ du học?
Bloomberg nhận định: Giới nhà giàu ở châu Á xem các trường đại học ở Mỹ như “tấm vé vàng” giúp đảm bảo tương lai cho con cái.
Theo nhận định của hãng Bloomberg, các bậc cha mẹ châu Á từ lâu đã xem các trường đại học ở Mỹ là “tấm vé vàng” đảm bảo tương lai tươi sáng cho con cái mình. Vì thế, nhiều người cho con du học từ nhỏ, thậm chí từ khi mới hơn 10 tuổi, vào học cấp 2.
Ngày càng nhiều con nhà giàu từ châu Á sang Mỹ du học từ khi còn nhỏ. (Ảnh: Bloomberg)
“Tấm vé vàng”
Philip Tsuei ở Đài Loan (Trung Quốc) là một trường hợp như vậy. Cậu bé bắt đầu được gửi sang Massachusetts (Mỹ) du học khi mới 12 tuổi để theo học cấp hai ở xứ sở cờ hoa.
Năm nay Philip Tsuei đã 23 tuổi. “Điều đó thật sự đáng sợ. Tôi có cảm giác như mình bị tuyên án án tử hình. Tôi đếm ngược từng ngày để mong được về nhà”, Bloomberg dẫn lời Philip Tsuei chia sẻ.
Nhưng Philip Tsuei biết đó là nhiệm vụ của mình, cũng như anh trai của cậu đã thực hiện trước đó, để thuận lợi hơn cho việc nộp đơn vào các trường đại học ở Mỹ sau này.
Thống kê cho thấy, ngày càng nhiều gia đình châu Á – đặc biệt là từ Trung Quốc – gửi con cái theo học ở những trường cấp 2 nội trú của Mỹ, dù mức học phí khá đắt, lên đến 74.000 USD/năm (trên 1,7 tỷ đồng/năm). Họ hy vọng rằng với sự khởi đầu sớm này sẽ giúp con cái dễ thi đậu vào các trường cấp 3, đại học danh tiếng.
Video đang HOT
Dường như giáo dục trung học cơ sở đã trở thành một thị trường ngách ở Mỹ. Tại Trường trung học Fay, bang Massachusetts, số đơn xin nhập học nội trú từ nước ngoài (lớp 7-9) tăng liên tục trong những năm gần đây, trong khi đó lượng ứng viên tại Mỹ gần như không thay đổi.
Trường Berment cũng ghi nhận thực trạng tương tự. Còn trường Eaglebrook nhận lượng lớn đơn đăng ký nhập học từ Trung Quốc, nhiều đến nỗi họ phải tổ chức một chương trình đánh giá trình độ tiếng Anh riêng cho các ứng viên từ quốc gia này.
John Rao, năm nay 21 tuổi, cũng là một trong những người tiên phong của làn sóng du học từ nhỏ. Khi John Rao mới 13 tuổi cậu đã được bố – giám đốc một tập đoàn công nghệ – gửi sang Mỹ du học. Khoảng 10 năm trước, rất hiếm gia đình cho con đi học xa nhà đến nửa vòng trái đất khi chúng còn nhỏ.
Theo thống kê từ Viện Giáo dục Quốc tế, học sinh vùng Đông Á chiếm phần lớn số học viên quốc tế tại Mỹ, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Dù tăng trưởng chậm lại nhưng số học sinh Trung Quốc vẫn chiếm tới 37% số học sinh trung học nước ngoài tại Mỹ năm 2018.
Du học sinh quốc tế tại Mỹ chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Mexico, Brazil…
“Trạm trung chuyển” tới các trường danh tiếng
Một số trường cấp 2 tại Mỹ này nhận được các khoản tài trợ hàng chục triệu hay thậm chí là 100 triệu USD cùng các cơ sở hạ tầng, vật chất vượt xa một các trường đại học. Trường Eaglebrook thậm chí còn có khuôn viên rộng hơn 3 triệu m2 với sân trượt tuyết riêng. Trường nội trú Fay sở hữu 8 sân tennis, 4 sân bóng rổ, 2 hồ bơi nước nóng ngoài trời, 2 trung tâm thể dục, 1 sân cỏ và tường leo núi trong nhà.
Bên cạnh cơ sở vật chất, các bậc phụ huynh rất quan tâm tới mối quan hệ giữa các trường cấp 2 với một số trường trung học phổ thông danh tiếng tại Mỹ. Nhiều học sinh châu Á sẽ theo học cấp 3 tại các trường nổi tiếng như Học viện Phillips Andover, Học viện Phillips Exeter, Choate Rosemary Hall, Học viện Deerfield… Và những trường cấp 3 này được xem là “trạm trung chuyển” đến các đại học hàng đầu thế giới trong khối Ivy League như Harvard, Yale, Princeton…
Philip Tsuei và John Rao cũng như nhiều bạn cùng lớp là con em của các doanh nhân giàu có. Những câu chuyện về kỳ nghỉ xa xỉ hay máy bay phản lực tư nhân là câu chuyện không mấy xa lạ đối với học sinh trường Eaglebrook.
Bloomberg dẫn lời của Yuan-Hsiu Lien – một giáo viên tiếng Trung tại trường Eaglebrook – cho biết: Những bậc phụ huynh gửi con đến trường nội trú Mỹ hầu hết là những doanh nhân thành đạt, và hiểu giá trị của tấm bằng đại học danh tiếng. Nhưng việc đi du học từ lúc còn quá nhỏ quả thật là một thách thức lớn đối với đứa trẻ bởi chúng luôn khao khát được về nhà và sống trong vòng tay bố mẹ, gia đình./.
Trần Ngọc/VOV.VN (biên dịch)
Theo Bloomberg
Sinh viên Trung Quốc trở thành "nạn nhân" trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc
Năm học 2017 - 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con sô cao ân tượng nêu so với con sô 100 nghìn trước đó 1 thâp kỷ.
Quá muốn tận hưởng cuộc sống du học ở Mỹ, cô gái Vivian 19 tuổi người Trung Quốc mới đây đã đi tàu 4 tiếng từ khu vực trung tâm Trung Quốc đến thành phố Quảng Châu ở phía Nam, đó là nơi gần nhất mà cô có thể tham gia phỏng vấn xin visa đi Mỹ tại Lãnh sự quán Mỹ. Thế nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ như cô mong muốn.
Nhân viên phụ trách cấp visa tại lãnh sự quán Mỹ hỏi cô: "Chuyên ngành của bạn là gì?" Sau đó, cô phải tham gia đợt kiểm tra lại các thông tin căn bản.
Đang theo học tại đại học Vũ Hán, sinh viên Vivian muốn tham gia khóa học mùa hè tại đại học California và cô đã được chấp nhận. Thế nhưng việc muốn theo học một ngành học được coi là nhạy cảm đã hạn chế cơ hội của cô.
Cô nói: "Sinh viên tốt nghiệp ngành của tôi thường phải chịu nhiều sự điều tra về thông tin, thế nhưng đây là lần đầu tiên tôi từng biết rằng tham gia khóa học mùa hè cũng phải trải qua một quá trình như vậy. Thậm chí tôi không hề nộp hồ sơ theo học ngành kỹ thuật hàng không tại Mỹ, tôi chỉ muốn tham gia một khóa học máy tính kéo dài 2 tháng".
Cô mất một tháng chờ đợi, đại học phía Mỹ phải gửi thư đảm bảo rằng cô sẽ không được cho phép vào bất kỳ phòng thí nghiệm nào, cuối cùng lãnh sự quán cũng cấp visa cho cô. Cô là một trong những người may mắn, một trong những bạn học của cô muốn học ngành tự động hóa đã bị từ chối visa.
Năm học 2017 - 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Mỹ đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con số cao ấn tượng nếu so với con số 100 nghìn trước đó 1 thập kỷ. Nhóm các sinh viên này và những trường đại học đón nhận họ, giờ đây đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến thương mại của Mỹ chống lại Trung Quốc.
Từ năm ngoái đến hiện tại, Washington đã thắt chặt các quy định về visa, đồng thời tăng cường hận chế các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa hai nước. Cùng lúc đó, tần suất cáo buộc về hoạt động gián điệp và ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ tăng chóng mặt, môi trường nghiên cứu Mỹ vì vậy ngày một trở nên kém thân thiện, đe dọa làm mất đi thành quả của nhiều năm phát triển.
Các bậc cha mẹ Trung Quốc nổi tiếng quan tâm đến học hành của con cái, việc họ giàu lên nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua đã giúp cho nhiều gia đình có điều kiện gửi con đi học nước ngoài. Nghiên cứu vào năm 2015 của Hurun cho thấy rằng triệu phú Trung Quốc sẵn sàng đầu tư đến tài sản của họ vào giáo dục cho con cái. Chỉ tính riêng năm 2017, hơ 600 nghìn sinh viên Trung Quốc đi du học, phần lớn trong số này học kinh doanh, kỹ thuật, toán và khoa học.
Tất nhiên trường đại học trên khắp thế giới đua nhau giành một miếng bánh trên thị trường màu mỡ này. Họ chi tiêu nhiều tiền vào các hội chợ du lịch, các chiến dịch quảng bá và hoạt động hợp tác với các đối tác Trung Quốc.
Học phí học đại học tại Mỹ tiêu tốn trung bình 37 nghìn USD và tại các trường tư, con số này ước tính lên đến 48 nghìn USD - mức học phí cao nhất thế giới. Thế nhưng cho đến nay, nước Mỹ luôn được coi như điểm đến hàng đầu cho sinh viên Trung Quốc bởi chất lượng đào tạo vượt trội tại Mỹ.
Nước Mỹ có sản phẩm giáo dục chất lượng cao mà sinh viên Trung Quốc bằng mọi giá muốn có được; Trung Quốc có lượng học sinh lớn sẵn sàng chi tiền. Thế nhưng yếu tố địa chính trị giờ đây đang làm thay đổi mọi chuyện, chính quyền Tổng thống Trump đẩy cao việc hạn chế doanh nghiệp và sinh viên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng.
Theo bizlive
Mỹ luôn chào đón du học sinh, nói Trung Quốc tuyên truyền không đúng Một quan chức giáo dục Mỹ hôm 30.7 cáo buộc giới truyền thông Trung Quốc truyền bá sai sự thật về tình trạng của du học sinh nước này, khẳng định rằng sinh viên Trung Quốc luôn được nước Mỹ hoan nghênh đến học. Sinh viên tại Đại học California ở Los Angeles - AFP "Mỹ tiếp tục đón nhận các du học...