Vì sao giáo viên ’sợ camera trong lớp học?

Theo dõi VGT trên

Không soi gương không làm chúng ta đẹp lên. Bỏ camera lớp học không làm giáo viên yêu thương học sinh một cách tự nhiên hơn nếu như bản thân giáo viên đó không có lòng bao dung, độ lượng…

Vụ việc cô giáo H – chủ nhiệm lớp 2/11 trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) – tát, véo tai, quát tháo học sinh bị “lộ sáng” bởi camera lớp học đang khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận trái chiều.

Trong khi đại đa số lên án cô giáo này để phản đối bạo lực học đường thì cũng có một số ý kiến “lội ngược dòng” bênh vực cô giáo, cho rằng cô H là nạn nhân của Hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh do trước đó từng làm đơn tố cáo một số sai phạm của Hiệu trưởng.

Vì sao giáo viên sợ camera trong lớp học? - Hình 1

Nhiều giáo viên cho rằng việc lắp camera trong lớp học góp phần gây thêm áp lực.

Ý kiến này lập luận rằng trường học nói trên là trường hiện đại kiên cố, có hàng rào và bảo vệ nên phụ huynh không thể tự ý vào lắp camera, chắc chắn lớp cô H đã bị Hiệu trưởng âm thầm cho lắp camera để trù dập.

Một số ý kiến khác thì biện minh cho hành vi đ.ánh mắng học sinh của cô H là do đặc thù nghề giáo không tránh khỏi những lúc áp lực vì gặp phải học sinh khó bảo, vân vân…

Rồi từ chỗ bênh vực giáo viên nọ, nhiều giáo viên khác lên tiếng phản đối chiếc camera, đổ lỗi vì có camera mà họ phải trở thành những “nhà giáo diễn viên”, phải yêu thương học sinh một cách giả tạo dưới sự giám sát của những ánh nhìn.

Là một phụ huynh học sinh lớp 2, tôi cực lực phản đối những sự thông cảm dễ dãi nói trên. Vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: Đành rằng mỗi nghề đều có đặc thù với những khó khăn áp lực riêng, nhưng nhìn nhận đặc thù nghề nghiệp để tìm ra giải pháp chứ không có nghĩa là thỏa hiệp với những sai phạm đặc thù đó. Nếu chúng ta chấp nhận việc giáo viên đ.ánh học sinh thì chả lẽ cũng phải thông cảm với ngành Tòa án xử oan sai, ngành Y tế sơ ý làm c.hết người hay sao?

Thứ hai: Chuyện ai lén cài camera vào lớp cô H và chuyện cô H đ.ánh mắng học sinh là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Cô H đáng được khen ngợi, nể phục vì hành động đấu tranh đẩy lùi tiêu cực (nếu có), nhưng hành động đó không thể bào chữa cho sai phạm của mình trên phương diện là một giáo viên đứng lớp.

Thứ ba: Chiếc camera hoàn toàn không có tội, nên coi nó như chiếc “gương soi” hành vi, thói quen, tương tự như chiếc gương soi dung mạo chúng ta khi ở nhà. Bản thân chúng ta như thế nào thì những chiếc gương phản ánh trung thực thế ấy. Không soi gương không làm chúng ta đẹp lên. Cũng vậy, bỏ camera lớp học không làm giáo viên yêu thương học sinh một cách tự nhiên hơn nếu như bản thân giáo viên đó không có lòng bao dung, độ lượng với học sinh và có tâm với nghề giáo.

Thứ tư: Một vấn đề không mới nhưng chưa khi nào bớt tranh cãi, đó là vấn đề có ủng hộ sử dụng đòn roi trong môi trường giáo dục hay không.

Chúng ta nhớ rằng thầy đồ thời phong kiến – người luôn xuất hiện với phong thái khoan thai nhưng hà khắc – tay cầm roi mây sẵn sàng quất vào tay, vào mông học sinh, thậm chí phạt học sinh quỳ xuống gai vỏ mít đến tứa m.áu… nhưng vì sao vẫn được học sinh nể sợ, xã hội trọng vọng?

Video đang HOT

Vì sao thời đó nhiều gia đình còn gửi con đến ở luôn nhà thầy đồ mà không cần bất cứ sự giám sát của chiếc camera nào?

Theo tôi, sự khác nhau được thể hiện trên hai bình diện: Nhân cách của nhà giáo và bản chất của đòn roi.

Thời phong kiến, thầy đồ được coi là người vừa dạy kiến thức vừa truyền thụ văn hóa ứng xử, đạo đức làm người. Bởi thế thầy phải là người vừa giỏi kinh sử vừa có nhân cách mẫu mực như tấm gương trong để học trò soi vào mà sửa mình.

Đòn roi của thầy xuất phát từ triết lý “Yêu cho roi cho vọt”. Đ.ánh, phạt là để học sinh phải chịu áp lực mà khổ học thành tài, mài giũa nhân cách con người từ những hòn đá xù xì thành viên ngọc sáng. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” là vì vậy.

Đòn roi để rèn giũa nhân cách khác với bạo lực học đường bây giờ. Bạo lực học đường là cô giáo “liên hoàn tát” học sinh, mày – tao với học sinh, c.hửi học sinh là “đồ con lợn”, thậm chí phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng..

Bởi thế, đòn roi thời xưa đ.ánh đến đâu nhớ lâu đến đấy, nhưng không phải nhớ vì oán trách mà nhớ nằm lòng những sai phạm của mình để rút kinh nghiệm về sau. Còn ngày nay, bạo lực đến đâu thì học sinh oán trách, hoảng loạn, nhụt chí nỗ lực, xã hội mất niềm tin vào nghề “trồng người” đến đấy.

Có câu “Trong bạo lực, ta quên mất mình là ai”, rất khó để bao biện rằng những giáo viên dùng biện pháp “liên hoàn tát” hay sỉ vả học sinh là những người có hiểu biết, độ lượng, bao dung.

Bất quá, phụ huynh học sinh mới phải dùng đến giải pháp camera để mua lấy sự yên tâm một cách tương đối. Đừng đổ lỗi phụ huynh chúng tôi không tin tưởng giáo viên, biến giáo viên thành diễn viên. Mà hãy tự hỏi vì sao giờ lên lớp, chúng tôi không yên tâm giao con cho nhà trường để có thể nhẹ đầu lo việc mưu sinh và biết bao công việc cần sự quan tâm khác.

Nhà dân chủ Mahatma Gandhi nói rằng: “Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực”. Cuối cùng, tôi cho rằng, sai phạm của giáo viên đến đâu, ngành Giáo dục sẽ chấn chỉnh đến đó, nhưng thái độ khoan dung của phụ huynh cũng sẽ góp phần tạo nên một học đường không cần bạo lực trong tương lai.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Theo Người đưa tin

Phụ huynh Anh, Mỹ có được lắp camera trong lớp học theo dõi giáo viên?

Nhằm ngăn chặn bạo lực học đường, một số bang ở Mỹ cho phép trường lắp camera trong phòng học nếu được phụ huynh chấp thuận. Dù vậy, cha mẹ học sinh không có quyền giám sát.

Nhiều năm qua, hàng loạt vụ giáo viên b.ạo h.ành trẻ bị phanh phui nhờ camera giám sát lắp trong phòng học. Gần đây, vụ việc cô giáo Tiểu học Phan Chu Trinh (TP.HCM) đ.ánh, mắng học sinh.

Bỏ qua một bên chuyện đạo đức, nghiệp vụ của giáo viên, nhiều người quan tâm tính hợp pháp của việc giáo viên lén lắp đặt camera trong phòng học để theo dõi tình hình ở lớp. Tại nhiều nước trên thế giới, trường không được phép lắp camera trong phòng học hoặc phụ huynh không có quyền truy cập hệ thống giám sát.

Phụ huynh không có quyền lắp đặt, truy cập hệ thống camera

Luật liên bang của Mỹ, cụ thể Đạo luật về Quyền hạn Giáo dục và Riêng tư Gia đình (FERFA), chống lại việc lắp đặt camera giám sát trong phòng học.

Theo đó, luật cấm tình trạng phụ huynh truy cập vào hệ thống giám sát để kiểm tra tình hình lớp học. Trong một số trường hợp, gia đình và trường thống nhất việc lắp camera trong phòng, chỉ nhân viên giám sát và giáo viên cụ thể được quyền truy cập hệ thống.

Phụ huynh Anh, Mỹ có được lắp camera trong lớp học theo dõi giáo viên? - Hình 1

Ý tưởng lắp camera giám sát trong lớp học vấp phải sự phản đối từ chính học sinh, giáo viên và phụ huynh của nhiều trường học Mỹ. Ảnh: Love to Know.

Thực tế, trong quá trình tìm kiếm phương pháp tăng cường an ninh trường học, ngăn chặn bạo lực học đường, nhiều nhà giáo dục ở Mỹ nghĩ đến việc lắp camera giám sát trong phòng học.

Theo Weareteachers, 70% trường công lập ở Mỹ trang bị hệ thống camera giám sát ở hành lang, khu vực nhà ăn, lối ra vào. Nhưng ý tưởng lắp camera trong phòng học vấp phải sự phản đối từ nhiều người.

Họ cho rằng việc lắp camera trong lớp ảnh hưởng nghiêm trọng quyền riêng tư của giáo viên và học sinh, đồng thời khiến môi trường sư phạm "biến chất", khi cả hai bên đều phải "diễn" để ứng phó sự giám sát từ phụ huynh hoặc lãnh đạo trường. Đó là lý do dù lắp camera ở hành lang và khu vực công cộng, lãnh đạo giáo dục nhiều bang ở Mỹ lưỡng lự trong việc lắp đặt trong phòng học.

Thực tế, năm 2017, Texas là bang đầu tiên yêu cầu trường lắp camera trong phòng học của các lớp giáo dục đặc biệt, nếu phụ huynh hoặc giáo viên yêu cầu. Theo Education Week, luật này được đưa ra nhằm giải quyết lo ngại về việc những học sinh thuộc lớp giáo dục đặc biệt (thường có kỹ năng giao tiếp hạn chế) không đủ năng lực để báo cáo các vụ lạm dụng, bạo lực ở trường.

Bang Georgia cũng có quy định tương tự, tức là chỉ lắp camera trong phòng học lớp giáo dục đặc biệt, dựa trên nhu cầu, sự tự nguyện của phụ huynh. Ngoài ra, cả giáo viên và học sinh phải được thông báo việc lớp học có gắn camera giám sát.

Trong khi đó, việc lắp đặt camera trong phòng học lại khá phổ biến ở Anh, dù con số hơn 100.000 camera giám sát lớp học được sử dụng trên toàn nước này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, theo Gaia-security.

Đương nhiên, việc sử dụng camera trong lớp học phải đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Dữ liệu 1998, Luật Nhân quyền 1998 và Luật về Quyền hạn Điều tra 2000.

Theo đó, việc lắp camera phải được thông báo tới ủy viên phụ trách thông tin, nói rõ lý do, mục đích và dữ liệu thu được từ camera được sử dụng như thế nào. Trường gia hạn thông báo hàng năm và phải báo cáo mọi thay đổi lên ủy viên.

Như vậy, theo luật Anh, phụ huynh không có quyền lắp đặt hay truy cập hệ thống camera giám sát. Trường lắp camera trong lớp phải thông báo tới nhà chức trách và giáo viên, phụ huynh.

Mọi hành động trích xuất thông tin từ camera giám sát lớp học phải được thực hiện bởi cán bộ điều hành CCTV của trường và phải có yêu cầu trích xuất từ phía tòa án hay được chấp thuận quyền truy cập dữ liệu. Trường hợp dữ liệu được chuyển giao cho cảnh sát, cơ quan này cũng phải tuân thủ Luật Nhân quyền.

Phụ huynh Anh, Mỹ có được lắp camera trong lớp học theo dõi giáo viên? - Hình 2


Việc lắp camera trong phòng học ngày càng phổ biến ở Anh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Trường lắp camera trong lớp phải thông báo tới nhà chức trách và giáo viên, phụ huynh. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Vấn đề gây tranh cãi

Không chỉ ở Anh, Mỹ, việc lắp camera trong lớp học cũng là vấn đề gây tranh cãi ở Phần Lan.

Trao đổi với Zing.vn, bà Seija Nyholm, Hiệu trưởng trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan, cho biết giáo viên và phụ huynh nước này đều có quan điểm trái chiều trong việc nên hay không nên lắp camera trong phòng học.

Trong khi hầu hết học sinh không muốn có máy quay hình trong lớp học của mình, Hiệp hội Giáo viên Phần Lan phản đối việc lắp đặt camera ở lớp học. Đối với phụ huynh Phần Lan, có người ủng hộ, có người không.

Theo bà, việc lắp đặt camera an ninh giúp nhà trường có căn cứ để giải quyết các xung đột xảy ra trong lớp, đồng thời điều chỉnh hành vi của học sinh hoặc sử dụng dữ liệu từ camera để đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, camera anh ninh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập, cản trở thành tích của học sinh, đặc biệt, xâm phạm quyền riêng tư của học sinh và giáo viên.

"Là hiệu trưởng, tôi quan tâm đầu tiên đến ý kiến của học sinh, bởi mục đích của việc lắp đặt camera hiện nay tại các trường, nếu có, suy cho cùng cũng chỉ tập trung việc học tập của con em mình", bà Nyholm khẳng định.

Bà nhấn mạnh trường và giáo viên cần biết học sinh học tốt nhất khi cảm thấy an toàn và có quyền tự do thể hiện bản thân. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy camera an ninh trong lớp học tạo ra bầu không khí ngờ vực và bất an cho học sinh, giống như việc có máy dò kim loại và s.úng trong trường học cũng không chắc làm tăng sự an toàn hoặc ngăn chặn bạo lực.

Vì thế, bà cho rằng để tăng cường giám sát trong trường học, cần tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi mà các trường gặp phải hiện nay. Người lớn nên nhìn thẳng vào căn nguyên của những vấn đề tiêu cực và tìm cách ngăn chặn.

Hiệu trưởng Seija Nyholm nhấn mạnh đã đến lúc đặt câu hỏi: Điều kiện làm việc trong trường học hiện nay như thế nào? Sĩ số lớp học có quá đông? Giáo viên liệu đã được đào tạo đầy đủ các kỹ năng khi tương tác và làm việc cùng học sinh? Mức lương của giáo viên có phù hợp yêu cầu công việc của họ không? Chương trình giảng dạy hiện nay có được cập nhật để trang bị cho họ hành trang bước vào "thế giới thật" chưa?

Những học sinh khiếm khuyết đã nhận được những hỗ trợ cần thiết để phát triển thể chất, cảm xúc hoặc học tập không? Học sinh có được trao cơ hội để thể hiện sự sáng tạo vốn có của bản thân và ảnh hưởng đến cách học của các em không?

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng
10:24:46 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí

Thấy trâu thả rông bên đường, đưa 5 con lên xe tải chở về cất giấu

Pháp luật

15:32:50 04/07/2024
Công an thị xã Nghi Sơn vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng Trần Đình Đông, SN 1990 ở thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa về hành vi trộm cắp tài sản.

Những nẻo đường gần xa tập 29: "Thánh yêu" Bảo bắt bệnh si mê Đông của Dũng

Phim việt

15:23:19 04/07/2024
Trong tập 29 Những nẻo đường gần xa, Bảo chắc chắn 100% Dũng đang rơi vào lưới tình của Đông, không biết bao giờ mới dứt ra được.

Cách Hà Nội không xa, có 6 điểm trekking thú vị, thách thức tín đồ đi bộ đường dài

Du lịch

15:21:15 04/07/2024
Nếu đam mê dã ngoại và những hoạt động thể chất ngoài trời, bạn không nên bỏ qua những địa điểm trekking hấp dẫn ngay gần Hà Nội này.

Màu tóc tôn da cực đỉnh mà không cần tẩy tóc

Làm đẹp

15:21:11 04/07/2024
Để sở hữu những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc, nhưng lại làm cho tóc dễ dàng hư tổn và khó hồi phục. Vì vậy, cách làm đẹp tối ưu là tìm đến với những màu tóc không cần tẩy, vừa giúp bạn thể hiện cá tính và sắc đẹp mà không lo tóc bị ...

HTV phản hồi vụ "Anh trai say hi" chiếu địa cầu thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tv show

15:18:00 04/07/2024
HTV lên tiếng việc chương trình Anh trai say hi bị nghi vấn dùng quả địa cầu với bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ

Sao việt

15:08:43 04/07/2024
Diễn viên Kiều Linh lần đầu đăng clip hội ngộ cùng Mai Sơn hậu công bố thông tin ly dị. Cô cho biết dù đã không còn là vợ chồng nhưng người cũ vẫn giữ thói quen đưa đón ở sân bay mỗi khi Kiều Linh lên Đà Lạt.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

Tin nổi bật

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

Lạ vui

14:50:16 04/07/2024
Những tác phẩm nghệ thuật từ nền văn hóa bí ẩn 4.000 năm trước đã được phát hiện hàng loạt tại Công viên quốc gia Canaima của Venezuela.