Vì sao giáo dục trực tuyến chưa hiệu quả?
Giáo dục trực tuyến đã xuất hiện từ khoảng cuối năm 1999 và rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức đào tạo trực tuyến chưa được sử dụng nhiều, nhất là bậc phổ thông
Theo thống kê của Cyber Universities năm 2018, có hơn 80% trường ĐH tại Mỹ sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến, tại Singapore có tới gần 90%. Thế nhưng, tại nước ta, đến khi học sinh, sinh viên cả nước buộc nghỉ học do dịch Covid-19, nhiều công ty, tập đoàn mới ra mắt các phần mềm học trực tuyến, nhiều trường THPT bắt đầu áp dụng, hình thức học này mới được chú ý.
Mông lung tài khoản học trực tuyến
Đổi sang phương pháp giáo dục trực tuyến, phụ huynh cần trang bị cho con máy tính hoặc các thiết bị điện tử có thể kết nối internet, wifi để truy cập internet và cả sự tập trung, ý thức học tập cho con hoặc bỏ thời gian giám sát. Điều này có thể đang khiến một số phụ huynh e ngại.
Thêm vào đó, phương pháp giáo dục truyền thống tương tác người với người đã trở nên quen thuộc, thế nên khi đổi sang phương thức trực tuyến, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng. “Bài học ngày càng khó mà các con phải tự học, tự nghiên cứu do các phần mềm này không trao đổi trực tiếp với giáo viên được. Chưa kể đến phần mềm mà con tôi đang học do nhà trường báo mở tài khoản còn không hỗ trợ gửi hình ảnh, những thắc mắc, bài giải trên giấy sẽ không thể truyền đến giáo viên…” – một phụ huynh tại quận 5 (TP HCM) cho biết.
Việc học trực tuyến buộc người học phải tự tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn sẽ khó hiệu quả nếu học sinh chưa thay đổi. Chưa kể đến các em phải tăng khả năng tập trung để có thể hiểu bài, tiếp nhận thông tin không qua trao đổi trực tiếp. Em Lý Khang, một học sinh tại TP HCM, nói: “Em được hướng dẫn học trực tuyến mấy ngày nay nhưng không quen sử dụng. Các bài học sắp xếp lộn xộn, trùng lặp, một môn lại có quá nhiều giáo viên khiến em không biết chọn ai. Giáo viên mỗi người lại đăng bài một kiểu, thiếu thống nhất”.
Ngoài ra, một số nhà trường áp dụng hình thức giáo dục trực tuyến chỉ đưa tài khoản đăng nhập cho học sinh mà không hướng dẫn gì thêm. Các bài học lại được nhiều giáo viên cùng một bộ môn tự đăng tải bằng tài khoản, không có người quản lý, sắp xếp lại. Do đó, nhất là với các em học sinh cấp tiểu học, chưa tiếp xúc nhiều với máy tính và không được hướng dẫn sử dụng, sẽ rất khó để tìm một bài học, kiểm duyệt hiệu quả và học.
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh: TẤN THẠNH
Cần giáo án, kỹ năng sư phạm online
Video đang HOT
Vẫn có nhiều phụ huynh ủng hộ giải pháp giảng dạy trực truyến này trong mùa dịch và cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam áp dụng phương thức học tập này như các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc học trực tuyến chưa thể hiệu quả vì học sinh Việt Nam thiếu chủ động, không quen tự học, tự nghiên cứu. ThS Nguyễn Văn Hà, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho rằng: “Phải nhìn nhận nhiều khía cạnh, trong đó học sinh đã quen với lối học truyền thống, chỉ cần bám sát bài giảng thi đã đạt điểm cao. Thứ hai, có nhiều môn và bài tập các môn cũng nhiều. Thêm vào đó là áp lực thi cử không khuyến khích người học tự tìm tòi, tự học” – ông Hà nhìn nhận.
Trong bối cảnh giáo dục trực tuyến được thực hiện như một giải pháp tình thế, giáo dục Việt Nam chưa tập huấn, hướng dẫn kỹ năng cho giáo viên, những người đã quen với phương pháp giáo dục truyền thống, không quen nhìn ống kính. Điều này sẽ khó đem lại hiệu quả cho phương pháp giáo dục hiện đại này. Theo TS tâm lý Đặng Lê Hòa An, muốn giáo dục trực tuyến thành công, điều đầu tiên phải quan tâm là sự chuẩn bị thật kỹ về giáo án, nội dung, phương pháp sư phạm, khả năng tương tác của giáo viên đối với máy quay/học sinh.
Theo hiệu trưởng một trường THPT tại TP HCM, hiện còn có sự thiếu chủ động ở học sinh, thiếu sắp xếp, quản lý bài giảng, các tính năng điểm danh, gửi hình ảnh, trao đổi… ở các phần mềm. Còn rất nhiều vấn đề của giáo dục trực tuyến cần phải hoàn thiện để trở thành phương thức giảng dạy hiệu quả trong tương lai.
Người dạy cần thay đổi
TS Hòa An nhận định khi công cụ thay đổi thì chính người dạy phải thay đổi để có thể phù hợp, thu hút được sự tập trung theo dõi, học tập của học sinh. Ví dụ, tính mục đích là rất quan trọng nên nếu giáo viên không đặt ra câu hỏi định hướng ngay từ đầu sẽ khó để học sinh tập trung vào suy nghĩ và theo dõi bài giảng.
Mỹ Anh
Theo nld.com.vn
Học trực tuyến khó đạt hiệu quả như trên lớp
Chúng tôi tìm gặp TS Lê Thống Nhất- người sáng lập dự án giáo dục trực tuyến BigSchool giữa những ngày ca khúc "Đánh giặc Corona" do ông sáng tác đang thu hút người nghe trên internet.
Ông cho rằng giai đoạn học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 cũng chính là cơ hội để phụ huynh gần con em mình. Điều quan trọng lúc này là học sinh nên tạo thói quen đọc sách, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết...
TS Lê Thống Nhất.
PV: Thưa ông, bước sang tuần thứ 3 học sinh nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, mặc dù các nhà trường phổ thông hiện nay áp dụng nhiều hình thức khác nhau để việc học của học sinh không bị gián đoạn, song nhiều bậc phụ huynh cũng bày tỏ lo lắng việc học từ xa sẽ không thể đảm bảo hiệu quả như học trên lớp?
TS Lê Thống Nhất: Phụ huynh lo lắng như thế là đúng. Theo dõi tình hình này tôi thấy một số nhà trường đi theo hướng: Dạy trực tuyến bài học mới; Giao bài tập củng cố kiến thức đã học. Yêu cầu học sinh gửi bài làm để thầy cô kiểm tra việc thực hiện bài tập, chữa cho học sinh những lỗi sai; Tạo video dạy kiến thức mới.
Theo tôi cả 3 cách này đều không nên bởi vì: Việc dạy kiến thức mới là không nên vì hầu hết các trường trên cả nước đều nghỉ học bởi vậy Bộ GDĐT sẽ có giải pháp để điều chỉnh về thời gian khung năm học đảm bảo thực hiện nội dung chương trình. Việc dạy trực tuyến hay dạy qua video chỉ là hỗ trợ cho việc dạy trên lớp chứ không thể thay thế việc dạy trên lớp. Việc củng cố kiến thức qua hình thức gửi mail cũng khá vất vả cho thầy cô soạn đề bài, chấm bài làm. Thậm chí nhiều phụ huynh đã kêu trên mạng xã hội là thầy cô giao nhiều bài tập quá tạo áp lực cho học sinh và cả phụ huynh.
Theo tôi với việc củng cố kiến thức đã học nên tận dụng các trang thi trực tuyến, đã có sẵn kho đề kiểm tra từng phần nội dung kiến thức, hệ thống chấm tự động ngay khi học sinh làm bài xong và còn chỉ ra những câu học sinh làm sai. Phần thi trên BigSchool (https://exam.bigschool.vn/ ) hoàn toàn có thể giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá kiến thức như thế. Việc này không nên ép về số lần làm bài mà nên để học sinh tự giác, tuỳ theo việc học sinh đã nắm vững kiến thức đến đâu.
Học trực tuyến không phải là khái niệm xa lạ nhưng để áp dụng với phần đông học sinh phổ thông hiện nay, nhất là ở các vùng sâu vùng xa là điều khó khả thi. Vậy có thiệt thòi cho các em thời gian nghỉ này không được học trực tuyến?
- Ngay cả ở thành phố lớn thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện để con em học trực tuyến. Nếu bị ép học thì rất có thể phụ huynh lại đưa con ra quán internet, tập trung đông người là điều mà chúng ta đang khuyến cáo không nên trong giai đoạn phòng chống dịch.
Thông tin từ Bộ GDĐT cho biết những trường đã tổ chức việc học trực tuyến theo đúng thời khóa biểu và dạy kiến thức mới thì sau này vẫn phải tổ chức dạy bù. Ông có đồng tình với quan điểm này?
- Việc dạy trước chương trình hiện nay chỉ là hiện tượng lẻ tẻ, việc quản lý việc dạy học cần đồng bộ từ Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường. Giải pháp nào nhà trường cũng cần tuân theo sự chỉ đạo của đơn vị quản lý trực tiếp. Bởi việc dạy trực tuyến khó thay thế việc dạy trực tiếp trên lớp nên theo tôi các thầy cô dù đã dạy trực tuyến cũng nên củng cố lại những kiến thức đã dạy trực tuyến.
Sát trùng lớp học để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Là một giáo viên đã từng có những bài giảng trực tuyến thu hút lượng người truy cập rất đông, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình để việc thiết kế một bài giảng trực tuyến khác với việc lên lớp trực tiếp như thế nào? Các giáo viên cần làm gì để giờ học trực tuyến hoặc bài giảng online trở nên hiệu quả nhất đối với người học?
- Tôi đã dạy trực tuyến ngay từ khi trang dạy trực tuyến đầu tiên ra đời, trang Trường Thi, khi đó chỉ là video đưa bài soạn như viết trên bảng cùng lời giảng của mình. Tất nhiên tới nay việc dạy trực tuyến đã có những tính năng tốt hơn nhiều nhưng cũng không thay được việc dạy trên lớp, đây chỉ là hỗ trợ hoặc học sinh tham khảo thêm mà thôi. Kịch bản dạy trực tuyến cần làm khác với dạy trực tiếp và đặc biệt khi giáo viên không quan sát được việc học sinh học.
Bài giảng cần phải chia nhỏ từng đoạn, sau mỗi đoạn cần có cách tương tác như là giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu của học sinh, căn cứ vào kết quả của việc này để cho học sinh học tiếp phân đoạn sau. Muốn làm việc này cần có phần mềm đã tạo sẵn hình thức này, nếu chưa có phần mềm hỗ trợ thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn để tạo hiệu quả cho bài giảng. BigSchool (https://class.bigschool.vn/ ) đã có sẵn hệ thống hỗ trợ để giáo viên làm việc này. Trên BigSchool, các bài giảng mà giáo viên thiết kế được lưu lại để học sinh có thể học bất cứ lúc nào và học lại khi cảm thấy chưa hiểu hết. Đồng thời cũng có rất nhiều bài giảng của các thầy cô trên cả nước mà học sinh có thể vào học ngay. Tuy nhiên cũng nhắc lại, việc học trực tuyến khó đạt hiệu quả như học trên lớp.
Theo ông, giai đoạn này học sinh phổ thông nên làm gì?
- Theo tôi giai đoạn này lại là cơ hội để phụ huynh gần con em mình và điều quan trọng lúc này là học sinh nên tạo thói quen đọc sách, tất nhiên phụ huynh phải hướng dẫn con nên đọc những loại sách nào (có thể trao đổi để hỏi ý kiến những ai có kinh nghiệm về việc này). Ngoài ra nhân dịp này phụ huynh nên rèn luyện con em mình về kỹ năng sống. Từ những việc giúp đỡ gia đình đến những kỹ năng thoát hiểm, bảo vệ và tự phục vụ bản thân, những kiến thức về phòng chống dịch bệnh. Chúng ta biến hoàn cảnh bất thường này thành cơ hội dạy những kiến thức về xã hội, về tình người.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thu Hương (thực hiện)
Theo Đại đoàn kết
Đưa trường học trực tuyến Anh quốc đầu tiên vào Việt Nam Nisai Global School, trường phổ thông trực tuyến của Anh giảng dạy chương trình quốc tế Cambridge vừa được giới thiệu tại Hà Nội. Phần giới thiệu diễn ra trong khuôn khổ lễ ra mắt văn phòng đại diện của tổ chức giáo dục Nisai tại Việt Nam tối 17/2. Nhân sự kiện ra mắt, Nisai đã ký kết biên bản ghi nhớ...