Vì sao giáo dục STEAM & STREAM hữu ích?
Được giáo dục STEAM & STREAM từ nhỏ, sinh viên Mỹ không ngần ngại đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề, làm việc nhóm rất hiệu quả…
TS Ellie Phuong D. Nguyen, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma, Mỹ chia sẻ góc nhìn về giáo dục STEAM & STREAM và đề xuất giải pháp cải thiện lĩnh vực này ở bậc phổ thông của Việt Nam.
Hiện nay có xu hướng đưa các phương pháp giáo dục STEM & STEAM (Science-Technology-Engineering-Art-Mathematics) của Mỹ vào cải tiến chất lượng dạy và học ở cấp phổ thông. Đó cũng là dấu hiệu tốt cho giáo dục Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hiện nay.
Một phần quan trọng trong phương pháp giáo dục theo định hướng STEM & STEAM là học sinh không chỉ được dạy kiến thức mỗi môn học mà còn được dạy cách học thế nào cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi và phản biện hay tranh luận, học cách thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết khoa học của mình và được khuyến khích để sáng tạo ra cái mới.
Và gần đây nhất là xu hướng giáo dục STREAM ở Mỹ, thêm chữ R trong Reading (đọc) vào STEAM, nói ngắn gọn là khuyến khích học sinh không chỉ đọc kiến thức trong sách giáo khoa mà còn đọc qua nhiều sách khác cùng chủ đề và phù hợp lứa tuổi để tăng cường khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn, được triển khai từ rất sớm.
Con mình từ lúc học mẫu giáo và giờ là lớp 1 ở Mỹ ngày nào cũng học về khoa học và xã hội thông qua rất nhiều sách truyện cô đọc trên lớp và mượn ở thư viện về nhà cho cùng một chủ đề phù hợp. Trẻ có thể tranh luận rôm rả trên Zoom lúc chia nhóm nhỏ để học vào chiều thứ ba và năm ngoài buổi học chung với cả lớp vào sáng thứ hai, tư, sáu hàng tuần và 30 phút mỗingày trong thời kỳ Covid-19.
Phần lớn sinh viên mình dạy đều lớn lên tại Mỹ nên ít nhiều được đào tạo từ mô hình STEM ở phổ thông. Vì từ năm 2001, việc đưa STEM vào giáo trình học (STEM-focused curriculum) đã xuất hiện ở nhiều bang của Mỹ thông qua tài trợ của National Science Foundation. Nhưng phải đến thời của Tổng thống Obama thì giáo dục STEM trên toàn nước Mỹ mới được đầu tư phát triển mạnh và chú trọng nhiều hơn thông qua chiến dịch “Educate to Innovate” vào năm 2009 nhằm tạo động lực cảm hứng và thu hút học sinh giỏi vào khoa học công nghệ STEM.
TS Ellie Phuong D. Nguyen, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hướng nghiên cứu về giáo dục của mình tập trung ở bậc đại học, nơi có thể xem là tiếp nhận thành quả đào tạo từ cấp phổ thông để chuyển giao lên cấp tiếp theo. Mình muốn rút ra các quan sát, cảm nhận theo kinh nghiệm cá nhân về các điểm nổi bật của sinh viên lớn lên tại Mỹ nơi mình đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy hơn 5 năm qua ở cả trường công chuyên về nghiên cứu và trường tư chuyên về giáo dục khai phóng (Liberal Arts College). Mình dạy Sinh hóa cũng nằm trong các môn thuộc nhóm STEM.
Video đang HOT
Điểm yếu của sinh viên Mỹ nhìn chung kỹ năng toán và giải hóa (đặc thù cho môn sinh hóa) không mạnh bằng sinh viên Việt Nam, nhưng lại biết nhiều công cụ tính toán để hỗ trợ. Điểm mạnh của sinh viên Mỹ thể hiện ở các mặt sau:
- Rất tự tin để tranh luận trong lớp, nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng khác biệt và đôi khi là hài hước trong lúc tranh luận. Đó là biểu hiện của tư duy phản biện (critical thinking) được đào tạo từ bé.
- Khi cần giải quyết vấn đề (problem solving) thì không ngần ngại đưa ra rất nhiều giải pháp kể cả nghe qua hơi ngớ ngẩn, nhưng sau đó qua tranh luận sẽ bổ sung, hoàn thiện dần, vì được dạy cách học không ngại mắc lỗi, hay thử và sai để tìm ra giải pháp tối ưu.
- Làm việc nhóm (team work) khá hiệu quả vì quen với chia nhóm hợp tác từ bé và các ý tưởng sáng tạo không bị nhóm vùi dập mà thường sẽ đóng góp để cải thiện hoặc bổ sung lẫn nhau. Các tố chất lãnh đạo cũng được phát huy trong lúc làm việc nhóm.
- Không ngại đề xuất các cải tiến cho việc học với giáo viên vì ý thức rất rõ đó là quyền lợi của mình và phần lớn giáo viên cũng khuyến khích đóng góp phản hồi này để hoàn thiện hơn việc dạy.
Đây cũng là điểm nổi bật hơn thường thấy ở sinh viên Mỹ nếu so sánh với du học sinh mới sang từ Việt Nam hay các nước khác nơi tinh thần STEM & STEAM chưa phổ biến nhiều. Nhưng sau một vài học kỳ thì sinh viên quốc tế giỏi có sự thích nghi cao và cầu tiến đều dần học được ít nhiều các tố chất này để phát huy trong các năm học sau.
Sinh viên Việt Nam vẫn có các điểm mạnh hơn so với sinh viên Mỹ dù không trải qua giáo dục STEM ở phổ thông, và có các điểm mạnh sau ngoài tính cần cù chịu khó. Đó là khả năng chịu áp lực cao và vượt khó tốt, có thể sẵn sàng lấy nhiều tín chỉ trong một học kỳ để tốt nghiệp sớm, tiết kiệm chi phí (vì từ 12 đến 18 tín chỉ là cùng giá tiền), học thi mười mấy tiếng một ngày để đạt điểm cao, vừa học vừa kết hợp đi làm thêm ngoài giờ học để trang trải học phí.
Sinh viên Việt Nam ham học hỏi kiến thức và văn hóa mới để hòa nhập và phát huy khả năng của mình trong môi trường đầy cạnh tranh; nếu tăng thêm tính chia sẻ và đoàn kết thì sẽ mạnh hơn rất nhiều.
Giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã và đang làm tốt mảng đào tạo về kỹ năng toán và giải lý, hóa trên giấy (chứ chưa hẳn là thực hành) nên sinh viên Việt Nam đi du học ngành STEM ở Mỹ thành công rất nhiều. Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hơn nữa thì cần chú trọng mảng STEAM & STREAM để thêm chữ “Arts & Reading” (nghệ thuật & đọc) vào giáo trình giảng dạy.
Các giải pháp cụ thể nên là:
- Dạy học sinh học thông qua mô hình và thực hành làm cho các môn khoa học, kỹ thuật có vẻ khô khan thành sống động và hấp dẫn.
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thực tế và khoa học thực nghiệm thay vì chỉ qua sách vở.
- Dạy học sinh tư duy phân tích, tổng hợp thông qua thói quen đọc nhiều và nghiên cứu đưa ra giả thuyết, thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của mình.
- Khuyến khích học sinh sáng tạo từ cái đơn giản ở cấp lớp bé và phát huy dần ở cấp lớn hơn, giảm bớt việc đánh giá qua học thuộc.
- Tạo thói quen học tư duy phản biện tranh luận tích cực, quen cách làm việc nhóm để học cách hợp tác và phát huy thế mạnh của từng thành viên, cũng như khả năng lãnh đạo nhóm.
Hy vọng sẽ có nhiều tổ chức giáo dục ở Việt Nam phát triển ứng dụng STEAM & STREAM vào giáo trình phổ thông để giúp học sinh nâng cao, phát triển hơn nữa các tố chất sáng tạo, hợp tác, lãnh đạo và phản biện tích cực.
TS Ellie Phuong D. Nguyen
Từ lời cảnh báo phần mềm Zoom, 'lời giải' nào cho dạy trực tuyến?
Câu chuyện 500.000 tài khoản đã bị rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng phần mềm Zoom để dạy học online, làm việc trực tuyến là lời cảnh báo không thể xem thường.
Giáo viên sử dụng công nghệ tương tác trực tuyến với học sinh - Bảo Châu
Thế nhưng không dùng Zoom thì giáo viên sẽ dùng phần mềm nào? Và hiện nay vẫn còn nhiều thầy cô sử dụng phần mềm này vì giao diện dễ dùng, vì nó miễn phí... Nếu dùng những phần mềm tốt hơn có thể phải trả một mức phí nhất định. Chưa kể, nếu các ứng dụng đó yêu cầu người học đăng ký và cũng phải trả phí thì chưa chắc phụ huynh đồng ý cho con mình tham gia.
Bên cạnh khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm giảng dạy hiệu quả, thầy cô giáo còn gặp nhiều trở ngại khác khi bắt tay vào việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua.
Máy tính cũ kỹ, mạng chập chờn
Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ kỹ, lỗi thời, không đáp ứng cho việc dạy trực tuyến. Trước đây dùng máy tính chỉ cần đọc được văn bản là tốt rồi, nhưng giờ thì âm thanh phải nghe rõ, chất lượng hình ảnh, video phải chuẩn. Nhiều học sinh phàn nàn "thầy ơi thầy viết bảng con nhìn không thấy rõ", "cô ơi micro rè quá", "mạng lag quá con bị out rồi"... Để có thêm những tính năng mới, thầy cô còn phải sắm thêm webcam, micro, bút cảm ứng viết bảng điện tử...
Gói cước internet dùng trong gia đình dễ bị nghẽn mạng khi dạy một lớp 30 đến 45 học sinh, hoặc có thể hơn. Sự quá tải đó buộc thầy cô phải gắn thêm ram, card màn hình cho máy tính,... hoặc mua trả góp laptop mới để phục vụ cho việc dạy trực tuyến. Nếu không muốn lỡ một năm học thì dứt khoát phải chạy đua. Vô hình chung toàn ngành giáo dục đang tạo áp lực lên vai đội ngũ thầy cô, tạo sự bất bình đẳng giữa học sinh các tỉnh, thành...
Cần sự đồng bộ
Học online là xu hướng phát triển, mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên làm gì cũng cần đồng bộ, trên nền tảng xây dựng vững chắc. Hiệu quả chỉ đến khi có được sự đầu tư chiến lược, chứ làm gì có chuyện "nước lã mà vã nên hồ".
Sau hơn 2 tháng cho học sinh nghỉ học, những giải pháp hỗ trợ của Bộ GD-ĐT cho việc dạy học trực tuyến chất lượng, hiệu quả đã đến tay giáo viên chưa, phần mềm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng có đáp ứng đủ điều kiện dạy học chưa, bao nhiêu trường học trên cả nước được thụ hưởng, lấy điểm thế nào khi dạy online... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Học trực tuyến để rồi vẫn làm bài thi trên giấy, thi trắc nghiệm nhưng vẫn yêu cầu có phần tự luận khi kiểm tra định kỳ... Chúng ta phải thấy rằng mô hình dạy học trực tuyến của chúng ta chưa thể thay thế lớp học truyền thống. Đừng bắt 22 triệu học sinh "chưa học bò đã lo học chạy". Đừng để thầy cô gian nan để tìm một phần mềm dạy trực tuyến chất lượng, trong khi đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, chưa kể những hạn chế của thầy cô có tuổi khi tiếp xúc công nghệ thông tin. Và cả phụ huynh cũng bị kéo vào guồng máy xộc xệch này, phải cài app, mua máy in, dạy con học rồi gửi bài làm của con cho thầy cô giáo,...
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã thông báo tiếp tục cho học sinh nghỉ đến đầu tháng 5, trong khi một số ít tỉnh, thành đã cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại. Nếu tình hình khả quan thì học sinh sẽ đi học lại vào ngày 15.5. Khi đó, làm sao trong 2 tháng để học sinh "đuổi" cho kịp hết năm học trước ngày 15.7 như thông báo của Bộ GD-ĐT?
Lâm Vũ Công Chính (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM)
Cảnh báo trường học Việt Nam không nên dùng Zoom để dạy học trực tuyến Dựa trên cảnh báo của Cục An toàn thông tin, các trường ĐH và sở GD-ĐT đã phát đi thông báo không nên sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học và làm việc trực tuyến. Nhiều trường học hiện sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học trực tuyến - Bảo Hân Trên cơ sở thông tin chính thức của Cục An...