Vì sao Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình bị đề nghị cách chức vụ Đảng?
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị kỷ luật cách chức vụ Đảng với Giám đốc Sở GD&ĐT vì có khuyết điểm, vi phạm liên quan đến gian lận thi cử ở địa phương.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình vừa họp, xem xét, làm rõ trách nhiệm ông Bùi Trọng Đắc – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi; Chủ tịch Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2017-2018 tỉnh Hòa Bình.
Ông Bùi Trọng Đắc phải chịu trách về toàn bộ công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình cho rằng, ông Đắc thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ một số khâu trong quá trình tổ chức thi, quá trình thực hiện quy chế thi, nhất là khâu chấm thi.
Ông Bùi Trọng Đắc – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Đắc bố trí thành viên tại một số Ban của Hội đồng thi sai quy chế thi; giao nhiệm vụ cho trưởng, phó Ban phúc khảo chưa đúng với quy chế thi; thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ dưới quyền để một số cán bộ chấm thi cấu kết với nhau can thiệp, sửa chữa, nâng điểm thi trái pháp luật cho 65 thí sinh trong 2 năm 2017 – 2018, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Hội đồng thi và người đứng đầu Hội đồng thi không hoàn thành nhiêm vụ năm 2017- 2018.
Liên quan bê bối gian lận điểm thi, ông Nguyễn Đức Lương (Phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo), bà Đinh Thị Hường (Phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo) bị đề nghị cảnh cáo. Đại tá Nguyễn Thành (Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia năm 2018) bị đề nghị khiển trách.
Theo VTC
Đại biểu Quốc hội: Gian lận thi cử 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ
Đại biểu Thái Trường Giang lên án việc gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì lấy đi cơ hội, tương lai của các thí sinh học thật.
Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017 chiều 30/5, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đưa ra nhiều tiêu cực của ngành giáo dục.
Liên quan tới các vụ gian lận trong kỳ thi THPT năm 2018, ông Giang cho rằng hành động tiêu cực trong thi cử là giọt nước làm tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá hiệu quả thực chất của việc nhập 2 kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học vào làm 1. Bộ cũng cần xem lại phương pháp coi thi, phương pháp chấm thi, hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử.
Nếu như trước kia, tiêu cực trong thi cử diễn ra nhỏ lẻ, thì ngày nay hành gian lận có tổ chức, quy mô lớn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do những người có chức có quyền, có tiền, có thế lực trong và ngoài ngành giáo dục thực hiện.
"Tôi có thể gọi hành động gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các cháu học thật và thi thật. Hành động gian lận thi cử đang làm băng hoại nền tảng xã hội, nền giáo dục của nước nhà.
Từ những vấn đề nên trên, đại biểu Cà Mau đề nghị chính phủ, Bộ GD-ĐT nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng, trúng thực chất các tồn tại của ngành giáo dục, có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cứu vãn nền giáo dục nước nhà", ông Giang chia sẻ.
Đại biểu Thái Trường Giang. (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo vị đại biểu, những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây khiến xã hội không khỏi lo lắng, đôi khi còn nghi ngờ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục.
Điều đó được thể hiện ở chất lượng giáo dục không thực chất và bệnh thành tích không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân bởi những giải pháp của ngành giáo dục hiệu quả thấp; ngành không mạnh dạn đối diện với sự thật để làm cho kết quả học tập trở nên thực chất.
Minh chứng rõ ràng nhất là lớp học có tới 43 học sinh nhưng lại có tới 42 học sinh giỏi, duy nhất 1 học sinh khá. "Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy, theo tôi là có rất nhiều nếu chúng ta khảo sát. Nền giáo dục bây giờ, tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đấy biển", ông Giang nói.
Bên cạnh đó, mối quan hệ thầy trò ngày càng lỏng lẻo, đạo đức suy giảm.
Theo đại biểu Thái Trường Giang dù những vụ xảy ra giữa thầy và trò chỉ là hạt sạn, nhưng nó là hồi chuông báo cho chúng ta cần phải suy nghĩ, hành động.
Trước kia thầy cô có thể phạt học sinh quỳ gối, áp mặt vào tường khi vi phạm nội quy hay phạm lỗi. Những hình phạt đó làm cho học sinh ngoan hơn, nên người hơn. Còn hiện nay các thầy cô không dám cư xử với học trò của mình theo đúng nghĩa.
Ông Giang cho rằng để giải quyết vấn đề này, nhà trường và chính phủ, xã hội cần phải phối kết hợp chặt chẽ nhằm củng cố mối quan hệ thầy trò.
Theo VTC
Vụ gian lận điểm thi: Giám đốc Sở GDĐT trốn tránh trách nhiệm đến khi nào? 9 tháng sau khi vụ sửa điểm bài thi THPT quốc gia gây chấn động cả nước bị phát hiện, sự việc vẫn đang "nóng" khi cơ quan công an tiếp tục khởi tố thêm nhiều bị can. Học sinh, phụ huynh, người dân vẫn chờ đợi người đứng đầu ngành Giáo dục của 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình phải...