Vì sao giá bất động sản tại Tp.HCM tăng cao?
Theo nhiều chuyên gia địa ốc, giá nhà tại Tp.HCM liên tục tăng thời gian qua một phần do nguồn cung mới khan hiếm. Vì thế người mua nhà càng khó tiếp cận với chốn an cư.
Theo các chuyên gia trong ngành, trong năm 2020 độ trễ về dự án ra thị trường có thể bị đẩy sang thời điểm cuối năm, hoặc sang năm 2021 bởi ở giai đoạn này chưa có nhiều tín hiệu của việc bung dự án mới ra thị trường, có chăng cũng khá ít dự án được cấp giấy phép bán hàng.
Pháp lý vẫn là câu chuyện được bàn nhiều nhất ở thời điểm này. Và, vô tình trở ngại về pháp lý khiến giá nhà đất liên tục tăng cao trong suốt 2 năm qua.
Trong 2 năm gần đây, thị trường Tp.HCM có sự sụt giảm mạnh cả về nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở do quá trình rà soát, thanh tra, kiểm tra và phê duyệt dự án kéo dài. Các vướng mắc phát sinh phổ biến liên quan đến phê duyệt quy hoạch 1/500 cho dự án dù đã có quyết định chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đó, các dự án xen cài đất ở, đất nông nghiệp, đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước quản lý phải thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và thủ tục tính tiền sử dụng đất cho dự án còn bât câp cũng ảnh hưởng nhiêu đên viêc phê duyêt. Và, chính thời gian chờ đợi đã khiến không chỉ doanh nghiệp khó khăn mà người mua nhà cũng không có sản phẩm để lựa chọn.
Khi không có nguồn cung mới ra thị trường thì giá BĐS thứ cấp liên tục xác lập mặt bằng giá mới. Ảnh: Hạ Vy
Chính việc chậm pháp lý ảnh hưởng đến nguồn cung ra thị trường đã tác động đến mặt bằng giá BĐS trong thời gian qua.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh đã khiến giá nhà đất tại Tp.HCM tăng cao. Trong đó, năm 2019, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15-20%, cá biệt có dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39% so với cùng kì năm ngoái. Điều này khiến số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn, giấc mơ có nhà ở ngày càng xa vời.
Còn theo Bộ Xây dựng, năm 2019, giá chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 0,54% so với năm 2018, trong khi đó, tại Tp.HCM tăng 3,52%. Như vậy, tốc độ tăng giá chung cư tại Tp.HCM nhanh hơn Hà Nội 7 lần; còn giá nhà ở riêng lẻ nhanh hơn gần 3 lần.
Theo DKRA Vietnam, vào năm 2015, giá căn hộ hạng C vào khoảng 16 triệu đồng/m2, nhưng nay đã lên 25 triệu đồng/m2. Đất nền còn tăng chóng mặt hơn, giá đất một số khu vực tăng 200-300% so với cách đây 5 năm.
Theo các chuyên gia, cản trở về pháp lý dự án kéo dài đã khiến nguồn cung ngày càng hạn chế. Mà nguyên tắc, càng khan hiếm giá bán càng tăng, người mua ở thực ngày càng khó tiếp cận nhà ở.
Khi không có sản phẩm mới (nguồn hàng sơ cấp) thì thị trường thứ cấp liên tục xác lập mặt bằng giá mới. Theo đại diện CBRE Việt Nam, trước bối cảnh thị trường BĐS sơ cấp (thị trường do chủ đầu tư bán ra) khan hiếm nguồn cung thì thị trường thứ cấp lại diễn ra khá sôi động với mức giá biến động rất cao.
Cụ thể, tại Thủ Thiêm (Q.2) giá thứ cấp tăng từ 36-91% tính từ năm 2017 -2019. Tại Thảo Điền mức tăng giá thứ cấp từ 20-65%. Khu vực An Phú ghi nhận mức tăng 20-40%; Cùng Q.2, khu vực Thạnh Mỹ Lợi có mức tăng giá BĐS trên thị trường thứ cấp cũng khá ấn tượng từ 15-30%. Trong khi tại Q.Bình Thạnh mức tăng đạt từ
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Sau 2 "cơn sốt", giá đất Hòa Lạc hiện giờ ra sao?
Những đợt "nóng sốt" của thị trường nhà đất vùng ven đô Hà Nội thì Hòa Lạc luôn là khu vực được giới đầu tư quan tâm, bởi khu vực này được định hướng là đô thị vệ tinh có quy mô lớn nhất Thủ đô.
Cách đây hơn 10 năm khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, rồi sau đó quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050, thị trường bất động sản "nóng sốt" khắp mọi nơi, giá nhà đất leo thang từng ngày. Vào thời điểm 2009-2011, những khu vực chỉ mới bắt đầu có thông tin trở thành đô thị vệ tinh như Hòa Lạc dù cơ sở hạ tầng còn yếu kém, vẫn chỉ là vùng quê hoang sơ thế nhưng giá nhà đất đã được đẩy cao gấp nhiều lần do hiệu ứng tâm lý đám đông, người người nhà nhà lao vào "cơn sốt" đất.
Giá nhà đất Hòa Lạc khi đó tăng rất mạnh, gấp nhiều lần so với mặt bằng ban đầu. Giai đoạn 2008-2009, từ mức chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/m2 cho những lô đất đẹp, ô tô đỗ cửa đã tăng vọt lên mức 10-15 triệu đồng/m2, cao điểm nhất có khu lên tới 30 triệu đồng/m2. Những mảnh đất trong làng xóm khi đó có giá ban đầu chỉ chừng 500-600 nghìn đồng/m2 cũng được đẩy lên 5-6 triệu đồng mỗi m2. Với những lô đất mặt đường quốc lộ có giá lên tới 30 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên sau đó thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, "vỡ bong bóng" giá nhà đất ở khắp Hà Nội "xì hơi" vào giai đoạn 2011-2012, hầu hết các dự án tại khu đô thị vệ tinh đều bất động hoặc chậm triển khai. Trong đó, nhà đất Hòa Lạc cũng rơi vào tình trạng đóng băng, giá giảm sâu suốt 10 năm qua.
Trong quá trình phát triển hạ tầng 10 năm qua, đô thị vệ tinh Hòa Lạc không ngừng thay đổi diện mạo. Hai dự án trọng điểm là Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia Hà Nội được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nhất là trong 2 năm qua các "ông lớn" BĐS bắt đầu đổ mạnh vốn vào khu công nghệ cao xây dựng các nhà máy.
Từ đó, đô thị vệ tinh Hòa Lạc lại bắt đầu một diện mạo mới. Giá nhà đất phục hồi trở lại. Đặc biệt từ cuối năm 2018 đầu năm 2019 thì đất Hòa Lạc có một đợt "nóng" trở lại, nhưng sau đó lại chững lại cho tới cuối 2019 lại sôi động trở lại.
Theo giới kinh doanh BĐS tại đây, hiện tại mặt bằng giá đất Hòa Lạc trung bình tăng khoảng 4-50% so với thời điểm 2018. Thời gian qua đã có nhiều khu dân cư, khu nhà ở tại Hòa Lạc bán đất nền ra thị trường như ở khu vực Phú Cát, Nam Láng Hòa Lạc, Linh Sơn (Bình Yên) thuộc Thạch Thất sát khu công nghệ cao...
Mặc dù nhiều khu vực giá đất đã tăng đáng kể trong năm qua nhưng theo ghi nhận của giới đầu tư BĐS địa phương thì mặt bằng chung giá đất hiện tại còn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm "cơn sốt" vào năm 2010.
Đất nền tại các khu nhà ở, khu dân cư phát triển mới ở Hòa Lạc đang là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều dự án được chào bán ra thị trường với giá dao động khoảng 8-20 triệu đồng/m2. Đơn cử như một khu dân cư mới có quy mô hơn 8ha được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có cảnh quan đẹp, thoáng đãng tại xã Bình Yên nằm sát Khu công nghệ cao với giá 15-25 triệu đồng/m2, dự án được phân ra thành các lô đất có diện tích khoảng trên 80m2 đến 140m2 (đã có sổ đỏ từng lô).
Các khu nhà ở mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ, lô đất nền diện tích 80-100m2 (đã có sổ đỏ) hấp dẫn giới đầu tư
Đất tái định cư ở các Thôn 5, Thôn 7 thuộc xã Phú Cát cũng đã tăng giá khá mạnh so với 2 năm trước, từ khoảng 6-8 triệu đồng/m2 nay lên khoảng 10-11 triệu đồng/m2. Nhiều mảnh thổ cư tại Phú Mãn (Quốc Oai) giá cũng tăng từ 6-7 triệu đồng/m2 lên mức 8-9 triệu đồng/m2. Đất thổ cư trong các khu dân cư ở khu vực này cũng có giá tăng khá lên khoảng 7-15 triệu đồng/m2 tùy vào từng mảnh đất, khu vực.
Quanh khu vực Vai Déo, Phù Cát (huyện Quốc Oai), một số dự án nằm trên trục đất đấu giá dịch vụ, đất tái định cư giá dao động từ 8,5 đến 9 triệu đồng mỗi m2. Các dự án tái định cư gần đường tỉnh lộ 420, nối từ Quốc lộ 21 lên trung tâm huyện Thạch Thất có giá từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi m2. Ở khu vực gần dự án tái định cư Đại học Quốc gia có diện tích 120-300m2, giá từ 9 triệu đồng mỗi m2.
Nhận định về thị trường bất động sản Hòa Lạc, chuyên gia tư vấn Trần Minh cho rằng gần đây thị trườngđất nền Hòa Lạc khởi sắc sơn nhờ việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và những tín hiệu tích cực từ xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc. Theo ông Minh về giá đất có thể sẽ tăng nhưng không tăng quá nhiều, và khó diễn ra tình trạng "sốt nóng". Bởi quỹ đất tại Hòa Lạc còn lớn. Do vậy, các nhà đầu tư vào Hòa Lạc thường xác định đầu tư dài hạn.
Theo giới kinh doanh thì những nhà đầu tư ở đô thị vệ tinh này phần lớn là các chuyên gia trong Khu CNC và một số nhà đầu tư dài hạn đón đầu sự phát triển của đô thị vệ tinh. Bên cạnh đó thì giới nhà giàu Thủ đô thường mua đất ở khu vực này nhằm đáp ứng nhu cầu căn nhà thứ hai ở tại các dự án sinh thái, hoặc mua các lô đất nền có sổ đỏ vừa làm kinh doanh các khu nhà ở cho thuê đồng thời làm của để dành cho tương lai.
Nhật Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Chuyên gia Đinh Thế Hiển: "Nguồn cung nhà ở mới không phải là vấn đề đáng lo ngại" "Đi đâu cũng nói thiếu nhà nhưng thiếu là vì mỗi người dân cần có nhà chứ không phải thiếu nhà để ở. Nguồn cung hiện đang đủ cho năm nay và thậm chí cả năm sau", Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nói. Trong bối cảnh nguồn cung tắc nghẽn, nhiều dự án mới không thể triển khai do công tác phê duyệt...