Vì sao game thu phí không được ưa chuộng tại Việt Nam?
Là những tựa game hấp dẫn đạt đến ngưỡng siêu phẩm, và trên thực tế số tiền đầu tư cũng không quá cao, nhưng thể loại game thu phí lại chưa bao giờ được ưa chuộng tại Việt Nam, ít nhất là từ sau thời kỳ hoàng kim của Võ Lâm Truyền Kỳ…
Game thủ Việt từ xưa đến nay chưa bao giờ tỏ ra lép vế về độ chịu chơi của mình so với cộng đồng quốc tế. Lướt qua một vài bài báo hoặc những từ khóa đơn giản trên Google, người ta có thể dễ dàng tìm ra những cái tên đã đầu tư tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng vào mục đích chơi game. Và ngoại trừ những cái tên nổi bật đó ra, thì cũng có không ít những người chơi khác cũng sở hữu khối tài sản ảo thậm chí là tương đương với cả một gia tài.
Rõ ràng, số lượng game thủ Việt đầu tư tiền, thậm chí rất nhiều tiền vào game là không thiếu, nhưng những sản phẩm game thu phí lại vẫn là một thứ gì đó tưởng như quá xa xỉ đối với những game thủ này. Và có lẽ tiếc tiền, ngại đầu tư có lẽ chỉ là một phần lý do rất nhỏ khiến cho thể loại game pay-to-play không được ưa chuộng tại Việt Nam.
Việc sở hữu game quá khó khăn
Hầu hết những sản phẩm game online thu phí hiện nay đều có nguồn gốc từ nước ngoài, mà đa số lại đến từ hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây chính là 2 thị trường game online phát triển lớn mạnh nhất trên thế giới trong thời điểm hiện tại, nhưng lại kiểm soát rất chặt chẽ về vấn đề địa chỉ IP. Rất nhiều sản phẩm game online Hàn Quốc áp dụng hình thức chặn địa chỉ IP nước ngoài để tạo tiền đề cho việc phát hành các phiên bản quốc tế, trong khi tại Trung Quốc, việc tạo lập một tài khoản game cũng rất khó khăn bởi vấp phải các vấn đề về xác nhận thông tin cá nhân.
Việc tham gia các tựa game online phát hành tại Trung Quốc hoặc Hàn Quốc là một vấn đề rất khó khăn đối với game thủ Việt. Ảnh minh họa
Thông thường, có hai hình thức thu phí game: thu phí giờ chơi và thu phí bản quyền (Founder pack). Thu phí giờ chơi thì có hình thức thanh toán đơn giản hơn, nhưng cũng đòi hỏi người chơi phải có đầy đủ giấy tờ cá nhân cần thiết, tối thiểu là Visa, hoặc với một số tựa game, các NPH còn yêu cầu game thủ phải có tài khoản ngân hàng của khu vực bản địa.
Trong khi việc mua gói Founder pack thì khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là việc game thủ phải bỏ ra một số tiền khá lớn trong 1 thời điểm, và các chính sách phát hành bản quyền của từng sản phẩm game cũng rất khác nhau, đòi hỏi game thủ Việt phải nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ càng.
Video đang HOT
Bởi vậy nên đối với những game thủ Việt ưa thích những sản phẩm game nước ngoài, nếu tựa game yêu thích được phát hành trên Steam thì quả thực là niềm hạnh phúc lớn, vì việc sở hữu chúng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Nói tóm lại, việc sở hữu những tựa game thu phí tại Việt Nam là khá khó khăn, chưa kể số tiền bỏ ra cũng không hề ít, nên việc có nhiều game thủ tỏ ra lưỡng lự hoặc ngần ngại khi nhắc đến những sản phẩm game thu phí cũng không quá lạ lẫm.
Gameplay quá phức tạp
Nói về dòng game thu phí ở Việt Nam thì có lẽ hai cái tên Cửu Âm Chân Kinh và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D chính là những minh chứng quá thuyết phục cho vấn đề này. Bản thân những nhà làm game thu phí luôn chú trọng vào việc xây dựng một sản phẩm game online xứng tầm với cái giá mà người chơi phải bỏ ra, và ưu tiên hàng đầu chính là độ chân thực trong lối chơi.
Những tựa game online thu phí đều sở hữu gameplay khá phức tạp và mất nhiều thời gian để làm quen
Gameplay càng chân thực thì độ khó càng cao, mức độ chi tiết trong lối chơi từ việc làm nhiệm vụ, đi cảnh (Dungeon) cho đến xây dựng nhân vật đều vô cùng chi tiết và đòi hỏi người chơi phải đầu tư công sức và thời gian để tìm hiểu. Lối chơi này có thể nói là không mấy phù hợp với đại bộ phận game thủ Việt. Có khá ít người chơi game online tại Việt Nam khi làm quen với một tựa game online lại bị thu hút bởi gameplay của nó, mà họ thường chú trọng đến việc cộng đồng của tựa game đó có hoạt động và phát triển mạnh hay không.
Hay nói đơn giản hơn, người chơi Việt khi chơi game online luôn quan tâm đến vấn đề cộng đồng hơn là về bản chất của trò chơi. Chính vì vậy mà tại thị trường Việt Nam, có một nghịch lý nhưng không hề vô lý, là càng những tựa game đơn giản, dễ chơi thì càng nhiều người chơi và càng phát triển, với đơn giản đồng nghĩa với việc dễ làm quen, và dễ thu hút được nhiều tầng lớp xã hội tham gia vào game hơn.
Đồng tiền bỏ ra không tạo được sự khác biệt
Chơi game thu phí, tất cả những người chơi đều phải đầu tư một số tiền như nhau để mua bản quyền hoặc trả phí giờ chơi. Nếu game thủ nào muốn bứt phá và vượt lên trên cộng đồng, họ sẽ phải tiếp tục đầu tư và bỏ ra nhiều tiền hơn nữa. Đây dường như chính là điều khiến cho người chơi game online Việt không mấy hứng thú đối với dòng game thu phí, bởi họ thường tự quan niệm rằng mỗi đồng tiền mà họ đầu tư vào game cần phải mang lại những hiệu quả thiết thực, chứ không phải việc mọi game thủ đều phải chi một số tiền như nhau chỉ để “được chơi game”.
Việc bỏ ra số tiền 15 USD/tháng để đóng phí giờ chơi trong World of Warcraft vẫn còn là điều khá khó chấp nhận với nhiều game thủ Việt
Hơn nữa thì ngay cả khi họ chấp nhận việc đầu tư số tiền lớn hơn, thì hiệu quả mà số tiền đó mang lại cũng không cao. Trong mỗi tựa game thu phí, yếu tố “cân bằng” luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy nên thậm chí một người chơi có thể đầu tư cả tỉ đồng vào game, thì sự chênh lệch về đẳng cấp giữa anh ta và những người chơi khác cũng sẽ không đáng kể, trừ phi bản thân người chơi đó có trình độ thực sự.
Không thể phủ nhận được rằng rất nhiều game thủ Việt hiện nay mang trong mình tâm thế thích “dùng tiền đè người”, họ luôn muốn khẳng định vị thế độc tôn của mình trong thế giới ảo bằng cách đầu tư thật nhiều tiền bạc. Tuy nhiên đối với một tựa game pay-to-play, điều đó gần như là không thể xảy ra. Bạn vẫn có thể nổi tiếng vì những món vật phẩm đắt giá được quy đổi lên tới hàng tỉ đồng, nhưng sẽ không thể trở thành một cái tên bất khả chiến bại nếu không có khả năng chiến đấu thực thụ và quá ỷ lại vào sự chênh lệch về trang bị.
Trong thế giới “ pay to play”, trang bị tiền tỉ cũng không thể giúp bạn chiến thắng nếu như bản thân không có năng lực thực sự
Một vấn đề khá liên quan nữa, đó là chính vì yếu tố “cân bằng” này mà những tựa game thu phí gần như không mang lại cho Nhà phát hành một khoản lợi nhuận đáng kể nào từ các khoản phụ thu (mua trang bị, nạp thẻ, nạp tiền vào game…), và nếu chỉ trông đợi vào việc thu tiền bản quyền cũng như thu phí giờ chơi, thì tựa game đó phải sở hữu một lượng người chơi đông đảo và cộng đồng lớn mạnh mới có thể mang lại lợi nhuận. Chính vì vậy mà Võ Lâm Truyền Kỳ 3D phải ngậm ngùi đóng cửa tại Việt Nam, trong khi Cửu Âm Chân Kinh phải chuyển đổi sang loại hình game miễn phí bởi không thể duy trì nguồn lợi nhuận từ việc thu phí giờ chơi.
Kết
Nhìn chung, việc chơi game thu phí hay game miễn phí đều xuất phát từ sở thích và nhu cầu riêng của mỗi game thủ, và bản thân chúng ta cũng hoàn toàn không có quyền phát xét về sở thích của người khác với bất kỳ tư cách nào. Dù là game miễn phí hay game thu phí, chỉ cần chúng ta thực sự yêu thích và dành trọn tâm huyết dành cho tựa game đó, thì chúng sẽ chính là nơi mang đến niềm vui cũng như những phút giây thư giãn thoải mái cho mỗi chúng ta.
Theo Game4V
Game hành động màn hình ngang Star Break ấn định thời điểm ra mắt
Crunchy Games - Nhà sản xuất chính thức của tựa game nhập vai hành động màn hình ngang Star Break mới đây đã đưa ra thông báo chính thức về ngày ra mắt của tựa game này trên hệ thống Steam...
Cụ thể, trò chơi sẽ chính thức lên kệ Steam vào ngày mùng 10 tháng 5 tới đây. Game sẽ được phát hành trên các hệ máy PC, Mac và Linux. Được biết, phiên bản được ra mắt lần này mới chỉ là bản Beta đầu tiên của Star Break, và phiên bản này sẽ kéo dài trong 1 năm.
Star Break được lấy cảm hứng từ những trò chơi màn hình ngang cổ điển trên hệ máy Nintendo và PlayStation, điển hình như Castlevania và Metroid, nhưng lại được đầu tư khá kỹ lưỡng về mặt cốt truyện với một thế giới giả tưởng, cũng như chú trọng vào các chế độ chiến đấu PvP.
Game sở hữu 4 lớp nhân vật khá độc đáo khi sở hữu những nét đặc trưng hoàn toàn khác biệt so với những tựa game nhập vai khác. Đó là Wildfire: lớp nhân vật vừa có khả năng đánh xa nhưng lại đồng thời sở hữu tính cơ động khá cao. Duskwing nổi tiếng với các kỹ năng khống chế và đặc biệt là khả năng chiến đấu trên không độc nhất vô nhị. Ironclad có khả năng gây sát thương cao và hấp thụ sát thương nhận vào thành khả năng hồi phục. Fabricator có khả năng thiết lập các công trình để hỗ trợ đồng minh.
Nói về việc chính thức được phát hành trên Steam, Alexander Carobus - giám đốc của Crunchy Games cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước việc Star Break chính thức ra mắt trên Steam. Star Break là sự pha trộn tuyệt vời giữa chế độ PvP, tính năng xây dựng nhân vật và một cốt truyện tuyệt vời. Tôi tin rằng sản phẩm này sẽ mang đến cho các bạn những phút giây giải trí sảng khoái và thú vị trong thế giới ảo".
Theo Game4V
Game thủ Việt 'sốt sắng' khi Tập Kích sắp cập nhật chế độ AI Chế độ AI đang là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong cộng đồng game thủ Tập Kích (http://tapkich.net.vn/) thời gian vừa qua. Có thể nói AI luôn được mong chờ trong bất kỳ một tựa game bắn súng nào, do đó game bắn súng trên di động hot như Tập Kích cập nhật chế độ chơi này khiến game thủ không...