Vì sao điện thoại Xiaomi lại rẻ đến thế?
Xiaomi có thể chơi trò phá đảo thị trường với giá cực thấp trong khi cấu hình lại rất cao, cao hơn hẳn so với đối thủ của mình. Dù hiện tại nhiều hãng Trung Quốc khác đã gần tiệm cận với giá Xiaomi nhưng vẫn chưa thể bằng được, và đương nhiên giá Xiaomi bỏ xa các tên tuổi lớn như Samsung, Apple, Sony, HTC, LG… Vì sao Xiaomi có thể làm được chuyện này?
Dây chuyền sản xuất đủ lớn, vòng đời sản phẩm dài
Xiaomi có một dây chuyền cung ứng rộng khắp thế giới, điều này cũng giống như bao hãng smartphone khác mà thôi. Nhưng điểm khác biệt là Xiaomi có thể đặt hàng số lượng rất lớn nên họ dễ dàng deal được giá rẻ cho từng linh kiện mà mình mua. Cứ mỗi linh kiện giảm được vài đô la, tổng cộng mỗi máy tiết kiệm được chục đô. Bạn nhân số lượng máy mà Xiaomi giao mỗi quý vào khoảng 20-28 triệu đơn vị (trên phạm vi toàn thế giới) thì giảm được biết bao nhiêu là chi phí. Và việc cắt giảm chi phí đó sẽ phản ánh trực tiếp vào giá thành, giá bán sản phẩm.
Năm 2015, Xiaomi cũng từng tiết lộ rằng một bí quyết mà họ dùng để giảm chi phí đó là vòng đời sản phẩm dài. Một mẫu điện thoại Xiaomi sẽ được bán từ 18 đến 24 tháng, nó sẽ trải qua 3 đến 4 đợt giảm giá trước khi bỏ mẫu. Ví dụ, chiếc Redmi 1 có vòng đời 16 tháng, Mi 2S là 26 tháng. Gần đây vẫn thế, Mi 8 ra mắt sau hơn 1 năm so với Mi 6.
Mấu chốt của việc kéo dài vòng đời đó là càng về sau thì chi phí sản xuất sẽ càng giảm đi, nhất là khi thị trường đang dịch chuyển với tốc độ cao, công nghệ mới, linh kiện mới ra đời mỗi ngày. Nói cách khác, sau 1 – 1,5 năm, chi phí sản xuất điện thoại Xiaomi giảm đi đáng kể và hãng phản ánh trực tiếp điều đó vào giá bán.
Tiết kiệm chi phí hoạt động, marketing
Xiaomi sử dụng một chiến lược mà mình đánh giá là cực kì thông minh và rất khó hãng nào có thể làm theo: xây dựng cộng đồng. Cộng đồng Xiaomi rất mạnh, họ tạo ra những fan trung thành sẵn sàng truyền miệng về thiết bị Xiaomi đến người khác, và bản thân fan cũng có thể dễ dàng tiếp cận với điện thoại Xiaomi nhờ mức giá tốt. Xiaomi cũng liên tục tổ chức các buổi fan meeting, các buổi tiệc cho fan, các hoạt động cộng đồng, cuộc thi ảnh…
Tất nhiên Xiaomi không thể làm được điều này ngày một ngày hai, nó là cả một quá trình kéo dài nhiều năm với nhiều phương pháp khác nhau. Ngay từ đầu hãng đã kiên trì theo đuổi chiến lược này, và giờ là lúc gặt hái kết quả. Nhiều hãng khác như Asus, Samsung, Oppo cũng cố gắng xây dựng cộng đồng của họ nhưng do không quyết liệt như Xiaomi nên chưa hãng nào thành công cả.
Video đang HOT
Và nhờ lượng fan đông như vậy, cộng với sản phẩm tốt, nên Xiaomi không cần phải chi nhiều tiền vào marketing như các đối thủ. Họ vẫn làm marketing, có điều ít tiền hơn và tận dụng sức mạnh cộng đồng nhiều hơn, điều đó giúp tiết kiệm chi phí và Xiaomi lại có thể giảm giá bán thiết bị của mình.
Mình cũng được nghe nói về việc văn phòng Xiaomi ở các quốc gia không có đông nhân viên, họ giữ chi phí hoạt động ở mức thấp và đánh vào hiệu quả nhiều hơn. Thời gian đầu Xiaomi cũng chỉ bán điện thoại online và giờ họ vẫn tiếp tục duy trì chính sách này dù đã mở rộng nhiều hơn sang mảng offline (Mi Store), những thứ này cũng tiết kiệm được cho công ty cả mớ tiền so với việc phải đầu tư quá nhiều vào offline, vào cửa hàng, vào nhà phân phối như các hãng smartphone khác.
Tiết kiệm chi phí nghiên cứu, phát triển
Trích comment của bạn @AmbitiousMan:
Có nhiều cái đã cũ và ko còn đúng vs mì xào hiện tại nữa rồi. Trong quá khứ thì rêu rao cũng OK, giờ thì cần cập nhật thêm.
Đầu tiên là “Dây chuyền sản xuất đủ lớn, vòng đời sản phẩm dài” thiếu 1 cái quan trọng nhất là “chi phí nghiên cứu và phát triển” của sản phẩm.
Đối vs các hãng như Apple, Samsung, Sony,… họ thường hay tung ra 1 sản phẩm mang tính tiên phong, đc đầu tư nhiều chất xám để mở đường. Chi phí nghiên cứu cho sản phẩm này là rất lớn, chi phí quảng bá truyền tải đến công chúng còn lớn hơn nhằm làm cho khách hàng biết đến rộng rãi. Sau sản phẩm nà (giả định đạt thành công lớn về doanh số, danh tiếng,…) thì cty có thể chưa hồi vốn ngay do chi phí ban đầu chi rất hoành tráng, nhưng họ sẽ tận dụng những kinh nghiệm thu đc trong quá trình phát triển, thành phần linh kiện, thiết kế,… để chạy cho các sản phẩm tiếp theo. Và ở sản phẩm sau, chi phí đc giảm đi rất đáng kể, cả việc sản xuất cũng dễ hơn và thành thạo hơn, lúc này chi phí marketing thường giảm so với ngân sách của sản phẩm đầu hoặc duy trì ở mức hợp lí, vì đã có danh tiếng từ trước rồi, đây mới là lúc sinh lời bắt đầu. Tương tự sản phẩm tiếp sau, tận dụng những gì có thể từ trước để lại, cải tiến 1 số thứ, thêm vào 1 số thứ, và sinh lời càng nhiều hơn.
Dự án đầu tiên tạm gọi là alpha như vậy, tốn rất nhiều tiền nghiên cứu cũng như cần thời gian lâu dài. Có thể lấy ví dụ minh họa như iPhone X, tai nghe 1000X ver 1, Galaxy S6/S6 edge. Các sản phẩm mang tính ké thừa, thêm thắt, thu lời, cải tiến về sau là xài mắc sang, xài sang, 1000XM2/M3, S7/S7 edge, S8/S8 Plus, S9/S9 Plus. Bản sau sẽ có nâng cấp phù hợp vs thời điểm mà nó ra mắt nhằm tối ưu chi phí, quãng thời gian càng dài thì nâng cấp càng lớn và ngược lại.
Đối vs mì xào thì sao?
Họ chạy dự án alpha vốn đã có chi phí thấp hơn so vs các hãng kia. 1 trong những lí do đó là các hãng kia muốn “tiên phong” (leader) ở cái sản phẩm alpha này), còn mì xào thì chưa đạt đến mức như vậy. VD vs iPhone X thì Apple tự mình thiết kế lại hệ thống bảo mật khuôn mặt, thay vì làm 2D đơn giản, truyền thống, họ làm 3D. 1000X hay S6/S6 Edge cũng có những thứ mới mà trước đây họ chưa làm, thậm chí trên thị trường chưa có. Kể cả ý tưởng có khi là họ nghĩ đến việc triển khai mà trước đấy các hãng chưa làm, nhiều khi trình diễn cho vui, hoặc ko muốn theo đuổi tiếp. 2 sản phẩm mang tính này nhất của mì xào là Mix đời đầu và Mi 8 EE. Sau đấy mới có các nâng cấp như Mix 2, 2s,… Nhưng thực ra cũng kém dần, vì định hướng giá rẻ giống như 1 vòng kim cô phong tỏa việc phát triển mới.
Còn lại, các máy khác, hầu như kế thừa từ ban đầu là 1 chiếc máy chẳng đc đầu tư mấy. Bản thân phần lớn điện thoại mì xào rút ngắn thời gian phát triển bằng cách tận dụng lại phần lớn từ các mẫu trước, chẳng cần đợi bỏ mẫu mà thay tên mới bán ra luôn. Như vậy tận dụng chéo linh kiện, dây chuyền của các mẫu với nhau. Các bạn thấy mì xào đẻ như lợn là vì vậy, có khi tận dụng đến hàng chục mẫu qua 1 thời gian dài. Trong khi những sản phẩm mang tính khai phá như Mix hay chủ lực Mi thì ko đc đầu tư đúng mức, bởi bản thân giá sản phẩm thấp ko đủ để nới chi phí nghiên cứu về sau. Nên nhớ khi iPhone X, 1000X hay S6/S6 Edge ra mắt, giá bán cao hơn hẳn các sản phẩm trước (bản S6 Edge plus hình như là máy đầu tiên của sung cao vượt mốc 20tr ở xứ vịt), chính để tạo tiền đề duy trì cho các đời sau. Đáng tiếc nhất là Mix vì đáng lí có thể duy trì bán ở mức 17-18 ngang vs flagship khác (Huawei và Oppo đã dám liều vs Mate vs Find) thì mới có ko gian duy trì nghiên cứu cải tiến về sau, còn mì xào thì giảm thẳng giá xuống chỉ để cố vớt lấy cái mác giá rẻ. Hay mi 8 explorer edition có đến 4 phiên bản, nhưng toàn là ăn theo chứ ko phải bản kế thừa hay cải tiến.
Như vậy, mì xào bán giá rẻ là bởi họ định hướng ngay từ đầu: chúng tôi sẽ kém sáng tạo. Vì mức đầu tư nghiên cứu ko có nhiều biến chuyển, kể cả có cái j đó mới mẻ, hãng cũng ko có ý định duy trì nó lâu dài về sau.
Xiaomi không chỉ là công ty di động
Họ còn là công ty làm đồ tiêu dùng, làm TV, làm đủ thứ sản phẩm trên đời. Một số thì do Xiaomi tự làm, một số do họ đầu tư vào các startup, số khác thì do 2 bên cùng hợp tác. Những sản phẩm đó bán cũng có lời, và nó sẽ bù lại cho phần hụt lỗ của điện thoại Xiaomi. Nổi nhất là loạt sản phẩm nhà thông minh của Xiaomi đấy, và những món này tuy có rẻ thật nhưng vẫn không phải chịu cảnh giảm giá sát sàn như điện thoại.
À, nếu bạn chưa biết thì Xiaomi còn chấp nhận bán điện thoại với mức lợi nhuận cực thấp, thậm chí lỗ, và họ sẽ bù lại bằng những sản phẩm khác. Điện thoại Xiaomi xem như là để làm thương hiệu và để cái tên Xiaomi chạm được tới nhiều người hơn, sau đó họ sẽ lấy tiền lại của bạn theo những cách khác. Tính ra thì đây cũng là một cách cực kì thông minh mà không phải hãng nào cũng can đảm thực hiện. Xiaomi năm nay còn tuyên bố sẵn sàng lỗ để bán được 100 triệu thiết bị trong năm 2018 này, máu chưa?
Và bạn còn nhớ vụ lùm xùm về việc Xiaomi hiện quảng cáo trên điện thoại chứ? Đây cũng là một cách kiếm tiền của họ để bù lại cho mức giá rẻ. Chẳng có bữa ăn nào miễn phí cả, bạn sẽ luôn phải trả cho người kinh doanh một cái gì đó mà thôi, trong trường hợp này Xiaomi đang thu được khá nhiều tiền từ việc xem quảng cáo của người dùng. Tất nhiên họ không phạm luật gì cả, họ đã thông báo về điều này trong Thỏa thuận sử dụng dịch vụ, và bạn cũng có thể thay các app Xiaomi bằng app bên thứ ba nhưng không phải ai cũng làm chuyện đó. Thế là tiền cứ chảy vào thôi
Xiaomi lại còn được lên tới sàn chứng khoán, và họ quảng bá mình như là một công ty công nghệ, kết hợp cả phần cứng và phần mềm với nhau. Xiaomi cũng luôn nói về công nghệ, kĩ thuật trong các thông điệp của mình, nó rộng hơn là điện thoại. Nó là cả một hệ sinh thái, và Xiaomi sẽ giữ người dùng sử dụng lại trong thế giới của họ. Một khi đã có người dùng thì bạn muốn làm gì cũng được, bạn muốn kiếm tiền như thế nào cũng được, kể cả các mảng mới như tài chính, bất động sản, sức khỏe…
Theo Tinh Te
Xiaomi vừa đạt được Kỷ lục Guinness Thế giới đầu tiên với tấm đèn mosaic lớn nhất
Đươc hinh thanh tư 9.690 bong đen vơi hai mau săc chu đao la trăng va cam, tac phâm nay đa trơ thanh tâm đen mosaic co kich thươc lơn nhât thê giơi va đươc tô chưc Guinness công nhân.
Xiaomi Ân Đô vưa lâp đươc môt ky tich mơi, tuy nhiên no lai không liên quan đên smartphone hay bât ky san phâm nao cua công ty nay. "Apple cua Trung Quôc" đa đươc trao giai thương Ky luc Guinness Thê giơi đâu tiên vơi tâm đen mosaic lơn nhât. Nhưng bong đen đươc sư dung đê tao hinh logo Mi quen thuôc cua ga không lô công nghê Băc Kinh.
Tac phâm nay đươc hinh thanh tư 9.690 bong đen vơi hai mau săc chu đao la trăng va cam. Viêc săp xêp gân 10.000 cai đen đê ra đươc hinh như mong muôn không phai la chuyên đơn gian, đăc biêt la khi biêu tương cua Xiaomi mau cam đươc "đong khuôn" cưc chuân xac trên nên trăng.
Hiên giơ, tâm đen nay đang năm trên tâng thương cua văn phong tru sơ Xiaomi Ân Đô tai Bengaluru. Chiêc dich quang cao nay la y tương cua đô ngu Marketing Mi Ân Đô nay ra, va đây qua la môt bươc đi thông minh. No la minh chưng ro rang nhât cho sư sang tao cua Xiaomi không chi ơ linh vưc smartphone ma con nhiêu khia canh khac.
Xiaomi cho biêt đen mosaic nay chinh la biêu tương cho sư đong gop lơn lao cua cac nhân viên cung như khach hang, nhưng ngươi đa mang đên sư thanh công cho thương hiêu nay. Dư an nay cung cho thây nô lưc theo đuôi nhưng phương phap quang ba san phâm đôc đao, co môt không hai khiên ho khac biêt hoan toan so vơi nhưng đôi thu canh tranh. Trươc kia, Xiaomi cung đa giơi thiêu sac dư phong Mi Power Bank tai sư kiên thơi trang New York Fashion Show hôi năm ngoai.
Muc đich cua tâm đen không lô ngoai marketing ra, con đê Xiaomi ăn mưng cưa hang Mi Home thư 50 tai Ân Đô. Mi Home Experience Store mơi co diên tich tơi gân 200 met vuông. Tai đây, ho se bay ban nhưng san phâm đô gia dung như Robot hut bui Mi Robot vacuum, may giăt thông minh Mi Smart Washing Machine hay xe điên Mi Electric scooter.
Theo Gizmochina
Smartphone màn hình trượt của Xiaomi có tên Mi LEX thay vì Mi MIX 3 Mấy tuần gần đây, Xiaomi đã "nhá hàng" một chiếc smartphone với màn hình trượt độc đáo, nhiều người cho rằng mẫu máy này chính là Mi MIX 3, nhưng báo cáo mới nhất cho biết mọi người đã nhầm lẫn rồi. Theo đó, nguồn tin mới từ Trung Quốc xác nhận chiếc smartphone màn hình trượt của Xiaomi sẽ có tên gọi...