Vì sao điểm trung bình môn sử thấp nhất?
Công bố của Sở GD-ĐT TP.HCM hôm qua (9.7) về tỷ lệ điểm thi các môn đã gây bất ngờ lớn khi có tới 80,9% học sinh của thành phố này có điểm môn sử dưới trung bình.
Ngọc Dương
Tuy nhiên theo nhiều giáo viên, điều này không có gì bất ngờ với thực tế lựa chọn khối thi xét tuyển vào ĐH của học sinh hiện nay.
Thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), cho rằng không bất ngờ về kết quả này vì nó phản ánh đúng thực tế cách dạy và học hiện nay.
Thạc sĩ Đăng Du cho biết dù chọn bài thi khoa học xã hội nhưng môn lịch sử không phải là đích ngắm của TS. Điều này có thể minh chứng bằng ví dụ điển hình ở Trường THPT Lê Quý Đôn. Dù trường có 4 lớp đăng ký bài thi này nhưng chưa đến 10 học sinh chọn môn lịch sử là môn trong tổ hợp xét tuyển ĐH. “Do không phải mục tiêu cuối cùng nên TS chỉ cần không bị điểm liệt để hoàn thành việc xét tốt nghiệp mà thôi”, ông Đăng Du cho biết. Thậm chí, có học sinh từng “đề nghị”: “Thầy chỉ cần dạy sao cho con đạt 1,5 điểm thôi”!
Tuy nhiên, ông Đăng Du nhận định: “Không thể dùng kết quả này để trách hay đánh giá học sinh không quan tâm, thờ ơ với lịch sử mà điều này phản ánh nhu cầu học của các em”.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Du nói thêm trong 3 môn bài thi khoa học xã hội thì thi lịch sử có phần bất lợi nhất. Chẳng hạn, môn giáo dục công dân, số lượng bài học, kể cả lớp 11 cũng chỉ 9 bài; địa lý lại có lợi thế sử dụng Atlat. Trong khi kiến thức môn lịch sử dàn trải, học sinh muốn điểm cao phải học thật tập trung.
Bà Vũ Thị Bích Thúy, tổ trưởng tổ Giáo dục công dân Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết: “Khi đã chọn bài khoa học xã hội thì đòi hỏi TS sự chuyên cần. Tuy nhiên, trong 3 môn thi, giáo dục công dân được kỳ vọng là môn thi có điểm cao hơn 2 môn còn lại”. Theo bà Thúy, lý do vì đề thi môn này phần lớn là những câu hỏi tình huống, kiến thức không dàn trải như lịch sử hay địa lý nên TS đạt điểm trên trung bình cao.
Theo thanhnien.vn
Lo thiếu điều kiện thực hiện chương trình mới
Những giáo viên sẽ thực hiện trực tiếp chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn nhiều nỗi lo về điều kiện để có thể tiến hành đổi mới giáo dục.
Giáo viên tham dự lớp tập huấn tích hợp sinh học trong giảng dạy toán cấp THCS tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM
Khó khăn về sĩ số lớp, cơ sở vật chất
Với các điều kiện thực hiện chương trình mới, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), đề nghị sự đầu tư của TP và Sở GD-ĐT phải có kế hoạch để đáp ứng các phương tiện cho các môn học, có tính đồng bộ hơn. "Những lần triển khai trước, chúng ta cũng thấy, khi bước vào dạy rồi chúng ta mới làm và có các thiết bị dạy học, như vậy là không đồng bộ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng dạy học", ông Bình cho hay.
Bà Bùi Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Bối, Đông Anh, cũng bày tỏ sự băn khoăn khi thực hiện chương trình mới thiết kế lớp học theo nhóm, sĩ số tối đa là 35 học sinh (HS)/lớp trong khi với tình hình hiện nay, có không ít lớp lên tới 50 HS/lớp và tương lai còn tăng hơn nữa. Đó chính là một trong những khó khăn, bên cạnh đó cơ sở vật chất của các trường cũng hạn chế. Do vậy, cần sự quan tâm đầu tư của các cấp.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ, đặt vấn đề: với các môn học từ đơn môn chuyển sang thành môn học tích hợp thì những phòng thực hành, phòng chức năng hiện nay có tiếp tục sử dụng được nữa không hay lại phải đầu tư mới?...
Từ thực tế đó, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; yêu cầu, tiêu chuẩn về đội ngũ...
Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cũng cho biết Sở GD-ĐT bắt đầu tiến hành rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên mục tiêu đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học, có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học...
Giảm tải hay tăng tải ?
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị, chương trình các môn học cần phù hợp với nhiều đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau, tránh trường hợp vừa sức với HS vùng thành thị nhưng lại quá sức với học sinh vùng xa, vùng nông thôn. Đặc biệt, cần tránh tình trạng chương trình được ban hành, sau một thời gian thực hiện lại phải chỉ đạo giảm tải, cắt bớt những nội dung kiến thức quá khó hoặc trùng lặp.
Cùng nỗi lo về áp lực tăng khi thực hiện chương trình mới, ông Đoàn Công Thoại, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, Q.Ba Đình (Hà Nội), nhận định nhìn vào số tiết môn khoa học tự nhiên trong chương trình mới sau khi gộp 3 môn lý, hóa, sinh lại với nhau, cho ra một số tiết học như vậy, áp vào học sinh THCS, lứa tuổi từ 11 - 15, các em đang từ tiểu học sang THCS với số lượng tiết, chương trình như vậy thì giảm tải hay tăng tải?
Từ ví dụ của môn khoa học tự nhiên, ông Thoại đề nghị: "Chương trình có thể rút bớt phần lý thuyết, tăng phần trải nghiệm, thậm chí mạnh dạn rút cả phần nội dung trong số tiết để HS vừa được học lý thuyết, vừa được trải nghiệm".
Thạc sĩ Ngô Thanh Sơn, Trường THPT Vĩnh Viễn (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho rằng dự thảo nội dung chương trình môn toán, nhìn chung là sự sắp xếp lại về kiến thức. Có những kiến thức được đưa từ lớp dưới lên lớp trên và ngược lại. Sau khi sắp xếp lại kiến thức thì chương trình mới lại khá giống với chương trình cũ được áp dụng từ những năm 2000. Chương trình vẫn được thiết kế "đồng tâm", nghĩa là một số kiến thức của lớp dưới sẽ được gặp lại ở lớp trên nhưng mức độ cao hơn.
Thạc sĩ Sơn cho rằng dù Bộ đưa ra yêu cầu về việc giảng dạy được giảm nhẹ nhưng các giáo viên trực tiếp giảng dạy cùng với các đề kiểm tra trong thực tế mới là những yếu tố quyết định chương trình mới này nhẹ hay nặng.
Còn quá mơ hồ
Còn thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), thẳng thắn nói: "Dự thảo của Bộ đưa ra chỉ cho thấy cái mới nhưng chưa làm GV an tâm. Bởi Bộ mới chỉ đưa ra chương trình một cách chung chung còn để đạt được mục tiêu thì cần rất nhiều điều cụ thể như phương pháp và GV". Riêng môn lịch sử, thạc sĩ Đăng Du cho biết: "Các chuyên đề sẽ được xây dựng theo tiêu chí nào, thời lượng và mục tiêu ra sao chưa nói rõ. Việc tập huấn GV là rất quan trọng, là vấn đề quyết định sự thành bại nên Bộ phải tính toán một cách chu đáo, cẩn thận".
Còn ông T.N.P, một GV dạy môn vật lý có tiếng tại TP.HCM, tỏ rõ sự lo lắng: "Tôi không hy vọng gì trước sự đổi mới này. Tôi còn đồ rằng đang có sự chắp vá, làm cho lấy được. Từ khi quyết định đổi mới chương trình, lẽ ra Bộ phải tiến hành song song, từ việc biên soạn đến đào tạo đội ngũ GV, những người thực thi... Nhưng đến giờ này, các trường sư phạm vẫn còn đứng ngoài cuộc và chương trình đào tạo sinh viên sư phạm hiện vẫn còn lạc hậu so với hiện hành, nên chương trình mới này có hy vọng gì không?".
Theo TNO
Thi THPT quốc gia 2018 tại TPHCM: Hơn 80% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Sử Kết quả chấm thi THPT Quốc gia năm 2018 ở TPHCM cho thấy số môn có bài thi đạt điểm 10 khá ít. Riêng ở tổ hợp Khoa học Tự nhiên không môn thành phần nào có bài thi đạt điểm 10. Còn ở tổ hợp Khoa học Xã hội, môn Sử hơn 80% bài thi dưới điểm trung bình. Môn Lý: có...