Vì sao điểm chuẩn vào Đại học tăng cao?

Theo dõi VGT trên

Năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển bậc đại học bằng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao so với năm ngoái.

Thời điểm này, hầu hết các trường đại học đều đã công bố điểm chuẩn đầu vào và bắt đầu nhận hồ sơ của thí sinh tới nhập học. Năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển bậc đại học bằng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao so với năm ngoái, có ngành thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn mới trúng tuyển. Đặc biệt, ngành Hàn Quốc học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ở khối C thí sinh phải đạt 3 điểm 10 mới đỗ. Vì sao điểm chuẩn đầu vào các trường đại học năm nay tăng cao? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung này.

PV: Thưa ông, năm nay điểm chuẩn đầu vào các trường đại học, cao đẳng mặc dù đã được dự báo trước nhưng vẫn khiến nhiều phụ huynh và học sinh sốc vì tăng cao. Theo ông, vì đâu mà điểm chuẩn vào các trường lại tăng cao như vậy?

Vì sao điểm chuẩn vào Đại học tăng cao? - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Ông Lê Viết Khuyến: Lý do mà ai cũng thấy là năm nay do dịch Covid-19 nên chương trình cắt giảm đi và đề thi cũng nhẹ nhàng hơn nên điểm cũng tăng lên. Nếu lấy điểm thi tốt nghiệp để xét thì chỉ phù hợp với các trường top giữa và top dưới. Còn các trường tốp đầu không bao giờ phù hợp. Nếu đề khó hơn để phù hợp với các trường tốp cao thì các trường tốp giữa và tốp dưới lại bị ảnh hưởng.

Vì thế, kinh nghiệm không phải Việt Nam mà ở nhiều nước, người ta phải đưa ra tiêu chí phụ chứ không phải chỉ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông. Điểm này chỉ là căn cứ sơ tuyển. Những thí sinh được gọi vào nhập học phải làm thêm một bài thi, đề do chính trường đó ra. Điều 34 luật cho phép hoàn toàn nhưng các trường không làm, chỉ có một số ít trường làm.

PV: Thưa ông, thời điểm này, nhiều trường đại học, cao đẳng đã gọi sinh viên nhập học, nhưng câu chuyện thi cử thì vẫn còn rất nóng. Trên các diễn đàn của học sinh, sinh viên những ngày qua tràn ngập những thông tin về việc thí sinh điểm cao trượt đại học. Có trường hợp thí sinh đạt 26 điểm vẫn không đỗ vào trường nào. Nhiều em bày tỏ sự bế tắc, thậm chí có em suy nghĩ về những điều tiêu cực, như trường hợp đau lòng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam khi một học sinh thi rớt đại học tự tử ngay tại nhà. Ông suy nghĩ như thế nào về thực tế này?

Video đang HOT

Ông Lê Viết Khuyến: Tôi cho rằng lý do ở đây không phải là đổ cho thi mà do em học sinh đó chưa ý thức được năng lực của mình để chọn trường đăng ký vào cho phù hợp. Nếu em ý thức được mình trượt mặc dù điểm cao như thế, như em học sinh Thanh Hóa 10 năm cõng bạn điểm cao, gần như tin tưởng đỗ vào trường y nhưng sau đó thì lại không đỗ vào trường y phải chuyển sang trường khác nhưng em đó không có tiêu cực. Nếu xét về mặt xã hội, nhận thấy còn có một phần do cách tuyển sinh đối với những trường tốp cao mà chỉ lấy dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông mà không đưa vào tiêu chí phụ khác.

PV: Theo ông, từ vụ việc không mong muốn như vậy xảy ra thì chúng ta cần phải làm gì để đồng hành cùng em, để giúp đỡ những em rơi vào tình trạng bế tắc?

Ông Lê Viết Khuyến: Việc hướng nghiệp cho các em là rất quan trọng để cho các em chọn. Bởi vì, hiện nay, tôi thấy đa số các em chọn ngành nghề vào trường thường theo cảm tính. Thứ hai là chọn theo mong muốn của phụ huynh. Vì vậy, phải làm các em hiểu ngành nghề học để làm những công việc gì và ra trường làm việc được ở đâu. Chúng ta phải tư vấn rất cụ thể, không tư vấn chung chung. Các em xác định năng lực của mình phù hợp với ngành nghề nào, đăng ký vào trường đấy để có khả năng mình được nhận vào học. Con đường đại học không phải là con đường duy nhất. Mỗi người có một nguyện vọng, có một đam mê nhưng nguyện vọng, đam mê phải phù hợp với năng lực của mình. Mình xét thấy năng lực, điều kiện hoàn cảnh không cho phép thì mình đi đường khác.

PV: Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần tính toán, hay thay đổi cách tuyển sinh đại học ra sao trong những năm tới để không còn xảy ra những trường hợp đáng tiếc như thí sinh ở tỉnh Quảng Nam?

Ông Lê Viết Khuyến: Về nguyên tắc triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hợp lý và đi đúng hướng, chỉ là những giải pháp cần chi tiết, cụ thể hơn, cần phải đưa vào áp dụng thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ví dụ như đưa tiêu chí phụ, đây là việc của các trường tốp đầu. Hiệp hội các trường đại học kiến nghị nhiều năm nay, Bộ phải tham gia vào triển khai phần mềm lọc ảo và xem đây là một dịch vụ công để giúp cho thí sinh. Nếu không triển khai trên toàn quốc thì cũng phải triển khai cho từng cụm trường lớn, từng khu vực lớn chứ không phải để cho các trường tự liên hệ với nhau để xác định phần lọc ảo. Chính sách của chúng ta phải tạo ra những tính chất mở vẫn có cơ hội để người học lên cao bằng con đường khác nhau chứ không phải bằng vào ngay đại học.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nghịch lý điểm chuẩn đại học: Nhiều trường tốp trên điểm trung bình

Nhiều trường công lập từng thuộc tốp trên giờ điểm chuẩn chỉ ở mức trung bình. Những ngành điểm thấp là những ngành truyền thống, những ngành đào tạo nhân lực hạ tầng cơ sở.

Nghịch lý điểm chuẩn đại học: Nhiều trường tốp trên điểm trung bình - Hình 1


Điểm chuẩn cao không đều là một nghịch lý trong tuyển sinhẢnh: Nghiêm Huê

Tiếp tục mất ngôi vương

Các trường khối An ninh, Quân đội năm nay tiếp tục nhường ngôi vương cho những trường kinh tế công nghệ, thậm chí là khoa học xã hội - nhân văn. Điểm chuẩn của hai học viện thuộc khối ngành an ninh tuy cao hơn hơn năm 2019 nhưng so với khối ngành công nghệ thông tin, kinh tế hay khoa học xã hội nhân văn thì không có sự đột biến.

Năm 2017, do "mưa" điểm 10 nên điểm trúng tuyển đối với nữ ở khối ngành công an lên đến 30,25/30 điểm (ĐH Phòng cháy chữa cháy tổ hợp A00 đối với nữ) hoặc 30,5/30 điểm (Học viện An ninh nhân dân, tổ hợp D01 đối với ngành ngôn ngữ Anh) khiến dư luận xôn xao. Nhưng từ sau vụ việc gian lận thi cử 2018, điểm chuẩn của các trường thuộc lực lượng an ninh, quốc phòng đi vào thế ổn định.

Năm nay kỷ lục thuộc về ngành Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi điểm trúng tuyển tổ hợp C00 lên đến 30/30 điểm. Kỷ lục này năm 2015 thuộc về ngành Luật của Học viện An ninh nhân dân đối với tổ hợp C00 dành cho nữ.

Khối ngành công nghệ năm nay tiếp tục giữ vị trí tốp đầu khi điểm chuẩn ngành khoa học máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội lên đến 29,04 điểm, ngành công nghệ thông tin, ngành trí tuệ nhân tạo... ở các trường ĐH khác cũng rất cao. Trường Đại học Xây dựng thế mạnh truyền thống là nhóm ngành xây dựng, cầu đường nhưng năm nay, hai ngành điểm cao nhất của trường là công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Ngành công nghệ thông tin cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Thủy lợi.

Với khối ngành y dược, điểm chuẩn của ngành y khoa cao nhất, ở mức gần 29 điểm (ĐH Y Hà Nội). Nếu so sánh với khối ngành khoa học công nghệ thì từ năm 2019, điểm chuẩn của ngành y đã không còn giữ vị trí bá chủ trong bảng xếp hạng điểm chuẩn các trường dân sự như những năm trước đây.

PGS. Trần Văn Tớp, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, khối ngành quân đội, công an vẫn còn sức hút đối với một bộ phận thí sinh nông thôn, vì sinh viên không phải lo chi phí sinh hoạt, học phí và đầu ra. Còn với ngành y, TS Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT, cho rằng, vừa qua, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng học phí đột ngột khiến thí sinh thay đổi lựa chọn của mình trong bối cảnh các trường ĐH đang dần tiến tới tự chủ.

Vẫn có những ngành phải "ăn đong"

Trong khi đó, các trường công lập từng là "ngôi sao" trong quá khứ, đào tạo những ngành cơ bản cho hạ tầng cơ sở nay rất khó tuyển sinh. Trường ĐH Xây dựng có nhiều ngành đào tạo nhân lực cho các ngành xây dựng, cầu đường, quy hoạch để phát triển hạ tầng cơ sở với điểm chuẩn chỉ ở mức 16 điểm. Với trường ĐH Giao thông Vận tải, điểm chuẩn cũng chỉ quanh mức 16 điểm.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, điểm chuẩn năm nay tăng cao vì lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng rất lớn. Chỉ tiêu của trường hơn 5.000 em nhưng có đến gần 66.000 nguyện vọng đăng ký. Tuy nhiên, một số ngành của trường năm nay vẫn không tuyển được dù điểm chuẩn rất thấp, chỉ bằng điểm sàn.

"Đây là bài toán xã hội nên rất khó. Đổi mới thi, tuyển sinh sắp tới nếu giao cho các trường, nhiều trường không thể lo được. Ví dụ như trường ĐH Giao thông Vận tải đào tạo từ Bắc đến Nam thì không thể rải mành mành tuyển sinh từ Bắc chí Nam được. Nên có thể liên kết với một số trường hoặc kết hợp với Sở GD&ĐT có chỉ đạo của Bộ". PGS.TS Nguyễn Thanh Chương- Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải

PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải, cho biết, hiện xã hội rất cần nhân lực về xây dựng công trình giao thông yêu cầu kỹ thuật cao như đường cao tốc, đường sắt, hệ thống đường sân bay. Tuy nhiên gần đây, xây dựng giao thông đang bị ngừng trệ nên các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhu cầu tuyển dụng đang giảm dẫn đến xu hướng học ngành này giảm theo. Nhưng nhu cầu vẫn có và cần những nhân lực có trình độ cao. Thực tế hiện nay, với một số công nghệ mới, những vấn đề cần kinh nghiệm, Việt Nam vẫn phải mời chuyên gia nước ngoài sang tư vấn. Nhưng cơ bản, nhân lực của ngành khi đào tạo ra vẫn đáp ứng được yêu cầu.

Theo PGS. Nguyễn Thanh Chương, điểm chuẩn đầu vào những ngành học cơ bản thấp nên khâu đào tạo rất vất vả và có chọn lọc để đạt được chuẩn đầu ra. Nếu đúng tiến độ thì có khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp, còn lại bị chậm. Do vậy, đầu vào thấp ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Ông nhận định, việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh vẫn còn mang yếu tố trào lưu.

Ông cho rằng, cách thức tuyển sinh như hiện nay tốt nhưng sẽ rơi vào trạng thái, thí sinh đăng ký trường tốp trên trước. Khi không đỗ rồi mới lọt xuống trường top giữa rồi tốp dưới. Nhưng nếu cửa trên tìm mọi cách ngăn thì không còn thí sinh lọt được xuống các cửa dưới. Những trường chưa có truyền thống, mới thành lập sẽ không tuyển sinh được. Nên nhiều trường chưa tuyển đợt 1 đã thông báo tuyển đợt 2. Cùng với đó, cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng cũng là một yếu tố khiến chuyện đỗ ĐH mấy năm nay trở nên "mất thiêng".

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho biết, điểm chuẩn năm nay có sự phân tầng rõ rệt theo nhu cầu thực tế của thí sinh. Các ngành thuộc các trường có học phí thấp thường có điểm chuẩn cao hơn các trường ĐH có học phí cao. Các trường thuộc tốp trên có điểm chuẩn cao hơn các trường ĐH khác. Những trường ĐH xét học bạ nhiều sẽ có điểm chuẩn cao hơn so với các trường ĐH không xét hoặc xét học bạ ít. Nhiều trường lấy điểm cao nhưng có thể sẽ phải tuyển bổ sung để đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những ngành "hot", có điểm cao, nhiều ngành bộc lộ rõ sự yếu thế khi quá ít thí sinh đăng ký.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng
17:18:18 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển

Sao châu á

22:32:14 18/11/2024
Người hâm mộ vô cùng lo lắng cho tình trạng của Park Bom. Nhiều fan để lại bình luận động viên, chúc cho chị cả 2NE1 sớm khỏe mạnh trở lại.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc

Sao việt

22:28:33 18/11/2024
Bản thân NSND Minh Vương tuổi cũng đã cao, ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn tỏ ra kính cẩn, lễ phép và rất có hiếu với cha mẹ.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Lừa đảo hàng ngàn tỷ đồng, Tổng Giám đốc GFDI và các đồng phạm bị khởi tố, bắt giam

Pháp luật

22:10:22 18/11/2024
Theo Cơ quan Công an, Nguyễn Quang Hoàng đã dùng thủ đoạn gian dối để huy động và chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.

Phim 'Độc đạo' tập 34: Hồng gặp nguy vì cứu Khương?

Phim việt

21:51:15 18/11/2024
Bà Mộc nói rằng Khương chạy ra ngoài mua bánh sinh nhật mà chưa thấy về. Đúng lúc này, Hồng nhận được nhắn Khương đang ở bản Mây...