Vì sao dân chuyên ngày càng sợ lớp chuyên?
Trong khi nhiều teen chen chúc, phấn đấu không ngừng để được trúng tuyển vào các “ trường chuyên, lớp chọn” thì nhiều anh chị dân chuyên lại không hề tiếc nuối “từ giã” lớp chuyên…Chuyện gì đang xảy ra vậy nhỉ?
Áp lực xếp hạng
Học lớp chuyên đồng nghĩa với việc teen phải đối mặt với hàng loạt kì thi Học sinh giỏi các cấp, đó là chưa kể đến những các cuộc “sát hạch” trình độ diễn ra hàng tháng thậm chí là hàng tuần để có thể lọc ra “đội quân tinh nhuệ” sẵn sàng cho các kì thi.
Vừa vào đầu năm học mà Quỳnh Chi (Chuyên Sinh – THPT N.H) đã than thở: “Tuần tới lớp tớ sẽ có buổi kiểm tra đầu tiên để chọn đội tuyển HSG, 36 nhân mà chọn có 15 thôi, sau đó 1 tháng sẽ chọn ra 10 bạn tham dự đội tuyển của trường, 10 bạn đó tiếp tục đi thi HSG các cấp. Nhìn lịch học, lịch thi kín đặc mà phát hoảng luôn”.
Không chỉ dừng lại ở chuyện kín lịch học hành, áp lực thành tích còn đè nặng lên vai các nhân “trường chuyên, lớp chọn”. Đức Anh (Chuyên Toán – THPT Lê Hồng Phong) than vãn: “Cứ tầm tháng 11-tháng 12 hàng năm là bọn tớ bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt cuộc thi. Mà đâu phải chỉ đem kiến thức đi thi là xong, còn phải đảm bảo giải thưởng cho lớp, cho trường. Học thi mà muốn điên cái đầu!”
Thậm chí, có teen còn chia sẻ các cô giáo đặt rõ chỉ tiêu bạn này phải được giải Nhì, bạn kia phải “ẵm” về giải Nhất cấp Thành phố. Với từng ấy áp lực, dân chuyên dần dần trở nên sợ hãi, xa lánh thậm chí chọn cách rời bỏ lớp chuyên mà mình từng phấn đấu, nỗ lực để được trúng tuyển.
Dân chuyên sợ… môn chuyên
Là thành viên đội tuyển chuyên Hóa của trường, Minh (THPT NK) đùa rằng: “Tớ có hộ khẩu thường trú tại trường”. Quả như vậy vì ngày nào nhóm của Minh cũng đều có mặt tại trường từ 6h30 sáng. Học chính khóa, học thêm tới 5h chiều rồi học tiếp ca 3 là tiết học bồi dưỡng đội tuyển. Việc Minh ở lại trường tới 9h tối là chuyện thường, có những khi học muộn do phải thực hành thí nghiệm, Minh cùng các bạn phải ở lại kí túc xá của trường để sáng hôm sau lại tiếp tục học!
Thời khóa biểu “khắc nghiệt” là vậy, mà sự phân bố của các môn lại càng không hợp lý. Thu Nga (11 Văn THPT LVC) tâm sự: “Lớp tớ chuyên Văn nên mới có cảnh sáng 4 tiết Văn liền, chiều lại thêm 3 tiết nữa. Đọc thời khóa biểu lên nghe như một khúc quân hành vậy: Văn-Văn-Toán-Văn-Văn/Văn-Toán-Văn-Văn-Toán”.
Video đang HOT
Nhiều học sinh lớp chuyên bị kiệt sức vì áp lực
Hương Ngân – một dân chuyên Sinh chia sẻ: “Trong năm, ngày nào lớp tớ cũng học về quy luật đồng tính, phân tính rồi quy luật liên kết, trội lặn… Học đi học lại, học cơ bản tới nâng cao, học nhiều đến nỗi mà khi thi Đại học, tớ sợ luôn môn Sinh, chẳng muốn học mà cũng không dám đụng vào sách vở nữa!
Dân chuyên sợ thi Tốt nghiệp
Một điều “bất cập” mà đa số dân chuyên phải gánh chịu là “học lệch”, tức là lớp chuyên nào sẽ giành nhiều thời gian và chú trọng cho môn chuyên đó còn các môn khác sẽ bị lơ là. Điều này khiến teen chuyên vô cùng lo lắng thậm chí nhiều bạn còn sợ thi Tốt nghiệp. Tuy rằng mức độ khó không cao, nhưng thi kì Tốt nghiệp tới tận 6 môn liền đã “làm khó” rất nhiều teen “học lệch”.
Là “cao thủ” trong lớp chuyên Toán (THPT Chuyên Biên Hòa) nhưng Mai Lan thú thật rằng cô bạn học khá kém môn Tiếng Anh và rất sợ kì thi Tốt nghiệp vì luôn có môn Tiếng Anh. Cô bạn chia sẻ chắc sẽ phải dựa vào may rủi để chọn đáp án đúng trong kì thi Tốt nghiệp sắp tới.
Trang là thành viên đội tuyển HSG Quốc gia môn Sử nên phải dành rất nhiều thời gian cho việc ôn luyện cho môn thi của mình. Để theo chương trình luyện thi của đội tuyển, Trang cùng các bạn phải nghỉ học trên lớp tới tận 2 tháng, bài vở các môn khác được gác lại để nhường thời gian cho môn Sử. Kết thúc kì thi HSG, Trang lại lao vào ôn luyện để bù lại khoảng trống kiến thức trong suốt 2 tháng qua. Nhưng khoảng thời gian quá ngắn khiến cô bạn lo sợ mình sẽ chẳng thể có đủ kiến thức để vượt qua kì thi Tốt nghiệp.
Áp lực học tập, chuyện điểm số, kiến thức rộng…khiến các lớp chuyên đang dần trở nên “thất sủng” trong mắt teen nhà mình. Có lẽ cần một mô hình học tập mới, phù hợp hơn để những học sinh có thiên hướng về những môn học nhất định có thể phát triển hết đam mê. Để mỗi giờ học sự đem lại sự thích thú, hứng khởi, niềm vui giúp teen học tốt hơn!
Theo Đất việt
Tuyển sinh thạc sĩ: Lại miễn thi ngoại ngữ
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ vừa công bố, Bộ GD-ĐT khôi phục việc miễn thi ngoại ngữ với một số trường hợp, tương tự quy chế từ năm 2008 và khác với quy chế mới ban hành.
Nhiều học viên, giảng viên không giấu được bối rối trước những thay đổi khi quy chế hiện hành mới được triển khai hơn một năm.
"Xoay 180 độ"
Theo dự thảo, việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào thạc sĩ với môn ngoại ngữ sẽ dựa vào khung trình đô năng lực ngoại ngữ dạng thức đê thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu.
Song thủ trưởng cơ sở giáo dục có quyền miễn thi cho một trong các trường hợp: có bằng tốt nghiệp ĐH đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp ĐH chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo thạc sĩ; chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 khung châu Âu; học viên là người nước ngoài.
Theo các cán bộ đào tạo, quy định mới đã "xoay 180 độ" so với quy định hiện hành. Từ tháng 8-2011 đến nay, thí sinh dự thi cao học bất luận có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nào cũng phải qua thi tuyển.
Thậm chí khi một số trường cố tình lờ quy định, vận dụng quy định cũ, cho miễn thi ngoại ngữ người học từ nước ngoài về, người có bằng ĐH chính quy... liền bị Bộ GD-ĐT yêu cầu "hủy kết quả trúng tuyển" với hơn 1.000 học viên của 14 trường ĐH lớn.
Trong cuộc họp với các trường, để giải thích lý do việc bắt thi ngoại ngữ với những trường hợp đặc biệt này, lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT "bật mí" lý do "có quá nhiều bằng giả", "mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ".
Bằng chứng khi đó được viện dẫn là một trường ĐH sư phạm phía Nam miễn thi ngoại ngữ cho hàng trăm người vì có những văn bằng ngoại ngữ khác nhau, đến khi bộ bắt phải thi lại theo quy chế thì có đến hơn 100 người bị... trượt.
Rõ ràng, để miễn thi ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT phải có biện pháp giám sát chặt chẽ khi chính bộ cũng thấy bằng cấp về ngoại ngữ nhiều khi chỉ là "cái vỏ" bề ngoài.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh Như Hùng
PGS.TS Trương Đoàn Thể - phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH Trường ĐH Kinh tế quốc dân - cho rằng thực tế các quy định về trình độ ngoại ngữ đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh mà Bộ GD-ĐT đặt ra hiện không dễ thực hiện.
"Nếu làm chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn B1, B2 thì rất khó. Song vấn đề chính là thực hiện. Bộ thả cho các trường đào tạo thì việc đạt chứng nhận trình độ ngoại ngữ như vậy lại không quá khó khăn" - ông Thể nói.
Chặt đầu vào, thoáng đầu ra?
Một điểm mới của dự thảo thông tư mà bộ vừa công bố là tiêu chuẩn tốt nghiệp của học viên cao học không có điều kiện về ngoại ngữ như quy chế hiện hành.
Quy định hiện hành yêu cầu thi đầu vào ngoại ngữ và để đủ điều kiện tốt nghiệp, người học phải đạt trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1. Trong khi với quy chế mới, các điều kiện tốt nghiệp không đi kèm về trình độ tiếng Anh.
"Đây là bước ngoặt lớn trong sự thay đổi quy chế. Hiện nay, đầu ra của học viên cao học phải đạt trình độ ngoại ngữ B1, nhưng sắp tới ứng viên phải đạt trình độ này mới trúng tuyển làm học viên. Do đó, dù không có quy định với đầu ra nhưng đầu vào đã rất chặt" - PGS.TS Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, khẳng định.
Theo ông Tuấn, quy định này được đưa ra xuất phát từ việc triển khai thực tế quy chế hiện hành nhiều bất cập. "Quy định đầu ra đạt trình độ ngoại ngữ B1, nên nhiều học viên dành quá nhiều thời gian lo cho ngoại ngữ, không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn, chất lượng học tập, nghiên cứu không tốt.
Lại có trường hợp như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cố để đạt chuẩn đầu ra cho học viên lại xảy ra vụ giáo viên tìm sửa bài, nâng điểm cho hàng loạt. Bộ quy định trình độ ngoại ngữ phải đạt ngay từ đầu vào để tránh những hiện tượng nêu trên"- ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn cho hay bộ cũng lường trước việc quy chế mới sẽ làm giảm người dự tuyển, quy mô đào tạo thạc sĩ có thể hạn chế hơn, nhưng sự ảnh hưởng này chỉ diễn ra ở những đợt tuyển sinh đầu tiên khi áp dụng quy chế mới.
Theo Ngọc Hà (Tuổi Trẻ)
Sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế mới để quản lý chặt chẽ hơn về việc đào tạo liên thông. Bên cạnh đó chỉ tiêu cũng được khống chế hợp lý để tránh việc mở lớp tràn lan. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sở dĩ có chuyện liên...