Vì sao Đại học Harvard “giàu” hơn 109 nền kinh tế trên thế giới?
Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ước tính ĐH Harvard có nhiều tiền hơn 109 quốc gia trên thế giới và đây không phải là trường duy nhất của Mỹ có nhiều tiền mặt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
Theo Ngân hàng Credit Suisse (trụ sở tại Zrich, Thụy Sĩ), năm trường đại học lớn của Mỹ gồm: Harvard, Princeton, Stanford, Yale và hệ thống Đại học Texas – đã giàu hơn một nửa trong số 195 nền kinh tế của thế giới. Đứng đầu danh sách là ĐH Harvard với khoản tài trợ khổng lồ 38,3 tỉ USD, cao hơn 109 nền kinh tế khác.
ĐH Harvard có nhiều hoạt động hơn so với công tâc dạy dỗ và cấp bằng. Nền giáo dục của Harvard được các cựu sinh viên rất giàu có và có nhiều ảnh hưởng luôn chăm lo tài trợ. Mặt khác, trường cũng đã nỗ lực rất nhiều để nuôi dưỡng danh tiếng này. Chất lượng giáo dục của Harvard luôn đạt 100 điểm hoàn hảo về cả hai mặt nghiên cứu và giảng dạy.
Nền giáo dục của ĐH Harvard luôn nhận được sự hỗ trợ của các cựu sinh viên thành đạt. Ảnh: Reuters / Andrew Burton
Trong khi giáo viên ở khắp nước Mỹ đang than phiền về mức lương thấp và chi phí chăm sóc sức khỏe cao thì học phí đại học lại tăng vọt. Tổng số nợ vay của sinh viên Mỹ đã tăng gấp đôi.
Các trường trong Liên minh các trường đại học hàng đầu của Mỹ (Ivy League) vẫn ổn định trước tình hình lạm phát bởi sự hỗ trợ tài chính từ các cựu sinh viên nắm giữ các vị trí quyền lực. Điều đó giúp bằng cấp của trường luôn có giá trị tuyệt đối.
Video đang HOT
Mỹ thường được xếp hạng trong số các quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, chỉ có ba người sở hữu nhiều tài sản bằng một nửa dân số nghèo nhất. Mặc dù vậy, trên đường phố ít có một cuộc biểu tình nào. Tại sao?
Dữ liệu từ Chương trình Khảo sát Xã hội Quốc tế cho thấy: Khi nền kinh tế của một quốc gia trở nên kém bình đẳng hơn nhưng những người nghèo vẫn được tạo cơ hội vươn lên – mọi người nhận thấy nếu học tập chăm chỉ và đúng giờ, ai cũng có thể trở thành một “bậc thầy của vũ trụ”. Với học bổng của mình, ĐH Harvard là nơi mà ngay cả một đứa trẻ lớn lên trên đường phố cũng có thể đến nếu chúng thực sự giỏi. Chính vì điều đó mà người dân dễ có ảo tưởng về quyền bình đẳng.
Hoạt động từ thiện là một truyền thống được thiết lập giữa những người giàu có tại Mỹ. Nhiều người trong số họ cảm thấy việc “trả lại” tài sản cho xã hội là điều quan trọng. Hoạt động từ thiện là xương sống của đời sống xã hội Mỹ.
Nhưng dù có bị “ảo tưởng” về quyền bình đẳng hay không – ít nhất về mặt lý thuyết, mọi người đều chiến thắng: những người giàu có tránh được thuế và tầng lớp lao động có thể bám vào giấc mơ rằng nếu con cái họ làm việc chăm chỉ, một ngày nào đó chúng có thể vào Harvard và gia nhập hàng ngũ những kẻ đã “bóc lột” họ.
Gia Minh
Theo RT/nguoilaodong
Lần đầu tiên trường ĐH Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng ARWU
Lần đầu tiên một trường ĐH của Việt Nam vào tốp 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019 - Bảng xếp hạng được của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).
Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Nguồn: tdnu.edu.vn
Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa vào tốp 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019 - Bảng xếp hạng của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên một trường ĐH của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.
Cụ thể, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp tốp 901 - 1.000 của Academic Ranking of World Universities (viết tắt là ARWU) năm 2019. Đây là bảng xếp hạng còn được biết đến với tên là Shanghai Ranking (Bảng xếp hạng Thượng Hải), do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện.
Đứng đầu bảng xếp hạng năm 2019 của ARWU là các ĐH lừng danh của thế giới. Trong đó ĐH Harvard (Mỹ) đứng vị trí số 1; ĐH Stanford (Mỹ) đứng vị trí thứ 2, ĐH Cambridge (Anh) xếp thứ 3, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng thứ 4...
Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore có 3 trường lọt vào xếp hạng này, trong đó ĐH Quốc gia Singapore xếp thứ 67; Malaysia có 5 trường lọt vào xếp hạng này và trường có vị trí cao nhất nằm trong tốp 301-400; Thái Lan có 4 trường, trường xếp hạng cao nhất ở tốp 401-500.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng có tên trong danh sách tốp 1.000 của bảng xếp hạng ARWU - Ảnh chụp màn hình
ARWU (được viết tắt bởi Academic Ranking of World Universities) là bảng xếp hạng rất nổi tiếng xuất phát từ một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University), với các tiêu chí xếp hạng chủ yếu nhắm vào các trường ĐH nghiên cứu và thiên về khối ngành tự nhiên - kỹ thuật. Từ năm 2009 đến nay, ARWU được quản lý bởi tổ chức ShanghaiRanking Consultancy.
Mục đích ban đầu của bảng xếp hạng này là tìm ra sự chênh lệch vị thế của các trường ĐH ở Trung Quốc so với thế giới. Nhưng sau đó, ARWU University ranking lại tạo nên cơn sốt xếp hạng các trường ĐH mang tầm cỡ toàn cầu, khởi xướng trào lưu xếp hạng.
Từ năm 2003 đến 2018, ARWU công bố 500 trường tốt nhất. Tuy nhiên, trong năm nay lần đầu tiên có tới 1.000 trường trong tổng cộng 1.800 được công bố xếp hạng.
ARWU có 4 tiêu chí đánh giá: 1) Chất lượng đào tạo (chiếm 10% điểm), được đo bằng số cựu sinh viên đoạt giải Nobel và huy chương Field; 2) Chất lượng đội ngũ đào tạo (40% điểm), được đo bằng số người đoạt giải Nobel, huy chương Field và số nhà nghiên cứu được trích dẫn cao trong 21 danh mục chủ đề phổ biến; 3) Nghiên cứu (40%), được đo bằng số công trình nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Nature and Science, được ghi vào Danh mục trích dẫn khoa học mở rộng và Danh mục trích dẫn khoa học xã hội; và 4) Hoạt động học thuật bình quân đầu người(chiếm 10%), được tính bằng cách lấy tổng số điểm của 3 tiêu chí trên chia cho số lượng giảng viên chính thức của một trường.
Văn Khoa
Theo Thanh niên
NHG thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng vừa chính thức trở thành thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ - ACE. Thông tin được đăng tải trên website chính thức của ACE (American Council of Education)cùng 1.700 thành viên khác, bao gồm các trường và tổ chức giáo dục danh giá hàng đầu nước Mỹ như Harvard, Stanford,...