Vì sao đã dùng kính nhưng màn hình của Galaxy Z Flip vẫn dễ xước như Galaxy Fold?
Galaxy Z Flip là smartphone màn hình gập đầu tiên trên thế giới sử dụng chất liệu kính thay vì nhựa. Tuy nhiên, một số bài test độ bền mới nhất từ các reviewer quốc tế cho thấy, khả năng chống xước của lớp kính màn hình này không thực sự ấn tượng.
Sau khi Galaxy Fold bán được 500.000 đơn vị vào năm ngoái, Samsung đã đặt mục tiêu doanh số cho năm 2020 với điện thoại màn hình gập tăng lên gấp 10 lần, tương ứng 5 triệu chiếc. Dự kiến cuối năm nay họ sẽ trình làng thế hệ thứ hai của Galaxy Fold.
Segyung Hightech, công ty địa phương, được chỉ định là nhà cung cấp tấm bảo vệ đặc biệt cho các điện thoại màn hình gập của Samsung. Lớp bảo vệ này nằm trên cùng của màn hình, nhằm tăng cường độ bền cũng như tạo cảm giác vuốt cảm ứng tốt hơn.
Cả Galaxy Fold và Z Flip đều có lớp bảo vệ của Segyung Hightech ở trên cùng
Với Galaxy Z Flip, mẫu điện thoại màn hình gập vỏ sò mới ra mắt, vỏ màn hình là tấm kính siêu mỏng (UTG – Ultra Thin Glass) có độ mỏng chỉ 30 micron. Tấm kính này kém linh hoạt hơn tấm nhựa vô sắc trên Galaxy Fold, nhưng cung cấp chất lượng quang học tốt hơn, ít bị hư hại hơn.
Tuy nhiên, UTG vẫn có thể bị nứt vỡ, cần có một lớp bảo vệ phía trên. Thế hệ Galaxy Fold tiếp theo được dự đoán cũng sẽ dùng sản phẩm của Segyung Hightech. Samsung kỳ vọng có thể mở rộng đối tượng khách hàng của loại điện thoại gập bằng các sản phẩm mới.
Nhờ đơn hàng từ Samsung, doanh thu và lợi nhuận của Segyung Hightech được kỳ vọng sẽ tăng mạnh. Tấm bảo vệ của họ không chỉ dùng cho Galaxy Z Flip mà trên cả Fold. Đến đây thì nhiều người đã hiểu vì sao khi thử độ bền, Galaxy Z Flip lại nhanh chóng bị xước đến vậy.
Video đang HOT
Samsung đã bán 500.000 Galaxy Fold năm ngoái, đặt mục tiêu năm nay là 5 triệu đơn vị điện thoại màn hình gập
Mặc dù Fold dùng tấm nhựa vô sắc (CPI) còn Z Flip là kính siêu mỏng (UTG), cả hai đều có một lớp ngoài cùng là tấm bảo vệ do Segyung Hightech chế tạo. Lẽ tất nhiên đây chính là thành phần “đứng mũi chịu sào” đầu tiên trước các vật nhọn.
Bên cạnh Segyung Hightech, Samsung còn hai đối tác khác sản xuất lớp CPI và UTG trên điện thoại gập. Theo ETNews, màn hình Galaxy Fold dùng tấm nhựa của Sumitomo (Nhật Bản) sản xuất, còn Galaxy Z Flip dùng tấm kính từ Dowoo Insys, một hãng Hàn Quốc mà Samsung Display đã đầu tư hơn 11 triệu USD vào cuối năm ngoái để mua cổ phần.
Theo VN Review
Cảm giác "gập" của Galaxy Z Flip như thế nào?
Galaxy Z Flip đem lại chút cảm giác hoài niệm về một thời kỳ hoàng kim của những chiếc máy vỏ sò.
Là chiếc máy thứ hai trong dòng sản phẩm smartphone màn hình gập của Samsung, Galaxy Z Flip đã gây không ít sự chú ý vì nó được thiết kế hoàn toàn khác so với người anh em Galaxy Fold của mình.
Sở hữu vẻ ngoài có phần nhỏ nhắn nếu không nói thì khó có thể nhận ra đây lại là một chiếc điện thoại. Điểm khác nhau cơ bản trong thiết kế này đó chính là màn hình Galaxy Z Flip được gập theo chiều dài chứ không mở ra giống một cuốn sổ như Galaxy Fold. Điều này khiến cho chiếc máy mang lại chút cảm giác hoài niệm về một thời hoàng kim của điện thoại vỏ sò cổ điển.
Theo Samsung công bố thì Z Flip sử dụng cơ chế bản lề gập mở mới và được tinh chỉnh để chống lại các hạt bụi lọt vào, làm tăng độ bền cho chiếc máy. Việc mở máy bằng hai tay sẽ không phải dùng quá nhiều lực như với Galaxy Fold có lẽ cùng vì hệ thống bản lề mới có lực kìm ít hơn. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng tại nhiều góc độ mở khác nhau cũng khiến cho trải nghiệm mở máy trở nên nhẹ nhàng và mượt mà chứ không bị giật cục như người đàn anh.
Tôi đã thử mở Galaxy Z Flip này ra theo đúng phương pháp "truyền thống" cho một chiếc điện thoại nắp gập bằng cách đưa ngón cái vào giữa và đẩy lên. Tuy nhiên, có một trở ngại đó là phần vỏ bóng cùng sự kìm hãm của lực giữ khiến cho người có ngón tay tròn dày như tôi rất khó để "bám" và lách vào giữa. Nhưng một người bạn của tôi với ngón tay nhỏ hơn thì lại khá dễ dàng để mở Z Flip ra theo cách này dù cho phải hơi tốn chút sức lực.
Màn hình của Galaxy Z Flip vẫn tồn tại vết lằn nhỏ ở ngay vị trí của bản lề giống như với Galaxy Fold. Đây có lẽ là giới hạn về mặt vật lý mà chắc phải một thời gian nữa Samsung mới có thể hoàn toàn loại bỏ điều này.
Hãng công bố Galaxy Z Flip là chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên sử dụng công nghệ màn hình kính siêu mỏng. Có lẽ vì thế mà nếu nhìn thẳng bằng mắt thường khó có thể nhận ra vết hằn này và nó không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm hình ảnh của bạn. Nhưng khi sử dụng tay lướt trên màn hình, đôi khi vết hằn này sẽ khiến những người kỹ tính có đôi chút bị "khựng".
Việc có thể sử dụng máy ở nhiều góc độ màn hình khác nhau khiến cho Galaxy Z Flip trở nên khá linh hoạt trong nhiều trường hợp. Nó có thể được đặt để chụp ảnh mà không cần tripod, hoặc sử dụng phần màn hình cho nhiều tác vụ khác nhau. Bên cạnh đó thì Z Flip cũng được trang bị thêm một màn hình nhỏ bên ngoài để hiển thị thông báo khi máy đang được gập nên sẽ khá dễ dàng để bạn xem cũng như từ chối cuộc gọi mà không cần mở máy ra.
Giống như khi mở ra, việc gấp Galaxy Z Flip lại cũng rất nhẹ nhàng và mượt mà. Bạn có thể dừng lại bất cứ đâu mà mình muốn, chiếc máy vẫn có thể hoạt động được. Chỉ khi góc gập còn khoảng 30 độ thì lực kìm của bản lề sẽ giúp đóng sát lại hai phần màn hình lại với nhau.
Ở cạnh dưới của Z Flip cũng được trang bị hai chấu cao su để hãm không cho hai phần màn hình va chạm quá mạnh khi gập. Khi được gập lại hoàn toàn, Z Flip có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và có kiểu dáng hơi vuông, giống như một hộp phấn trang điểm của phụ nữ.
Điều này giúp cho chiếc máy có thể dễ dàng để bỏ vào túi và mang đi. Kết hợp với màu sắc bắt mắt thì đây có lẽ sẽ là lựa chọn thú vị dành cho các bạn đam mê thời trang.
Theo Tri Trức Trẻ
Galaxy Z Flip đấu Motorola Razr: Bản nâng cấp hoàn hảo của Razr Cùng một 'công thức' gập vỏ sò nhưng có vẻ những vấn đề của Razr đã được Galaxy Z Flip giải quyết hoàn hảo. Motorola Razr đã được bán ra ở Mỹ đầu tháng 2 sau những trì hoãn tương tự như Galaxy Fold hay Mate trước đó. Tuy nhiên, nếu so với 2 đối thủ của mình, Motorola Razr có thời gian...