Vì sao có người không lây COVID-19 cho người khác nhưng có người ’siêu lây’?
Tại một bữa tiệc sinh nhật ở bang Texas ngày 30-5, một người đàn ông đã lây bệnh COVID-19 cho 17 thành viên khác trong gia đình anh này. Người ta gọi anh là ’ siêu lây nhiễm’.
Việt Nam sắp thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 trên ngườiMỹ khốn khổ vì số ca bệnh COVID-19 tăng sốcBác sĩ Fauci: Mỹ có thể ghi nhận 100.000 ca COVID-19 mỗi ngày
Một phòng cấp cứu dã chiến dùng để điều trị người bệnh COVID-19 tại Brescia, Ý – Ảnh: NYT
Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 không lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên có một số nhỏ trường hợp lại có thể lây bệnh cho rất nhiều người, họ gọi là những trường hợp này là siêu lây nhiễm (superspreader).
“Bạn có thể hình dung giống như khi ta ném một que diêm vào đống củi”, tiến sĩ Ben Althouse, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện mô hình hóa các bệnh tại Bellevue, Washington, nói.
“Bạn ném một que có thể không làm cháy đống củi. Bạn ném que nữa có thể cũng không luôn. Nhưng khi một que diêm rơi vào đúng chỗ của nó thì bất chợt đám cháy bùng lên”, ông Ben Althouse giải thích.
Cũng theo các nhà khoa học, việc hiểu rõ nguyên nhân vì sao “những que diêm này” không làm bùng đám cháy, trong khi “những que diêm khác” lại không thể rõ ràng là điều tối quan trọng để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu vì sao chỉ có một bộ phận rất nhỏ những người bệnh lại trở thành các ca siêu lây nhiễm COVID-19 như vậy.
Video đang HOT
Người dân đưa thẻ căn cước công dân cho nhân viên hữu trách kiểm tra trước khi vào mua nhu yếu phẩm tại Singapore ngày 23-4-2020 – Ảnh: REUTERS
Có 3 câu hỏi cần được trả lời: Ai là những trường hợp siêu lây nhiễm? Khi nào siêu lây nhiễm xảy ra và xảy ra ở đâu?
Với câu hỏi thứ nhất, các bác sĩ quan sát thấy virus corona chủng mới có khả năng nhân lên trong một số người ở số lượng lớn hơn hẳn so với những người khác.
Những trường hợp này được ví như những “ống khói virus”, hơi thở của họ khi thoát ra giống như tỏa đi những đám mây mầm bệnh lan rộng ra xung quanh.
Lại cũng có những người dễ nhiễm bệnh hơn người khác và cũng “có điều kiện” hơn để lây bệnh cho người khác.
Một tài xế xe buýt hay một nhân viên nhà dưỡng lão có thể xem là những trường hợp như vậy, trong khi phần lớn những người khác ít có cơ hội lây bệnh hơn vì không tiếp xúc với người khác, đặc biệt trong điều kiện giãn cách xã hội.
Giáo sư Kristin Nelson thuộc ĐH Emory (Atlanta, Mỹ) cho rằng sự khác biệt về đặc điểm sinh học (hay ta vẫn thường gọi là “cơ địa”) của mọi người không đóng vai trò quá lớn trong vấn đề này.
“Tôi nghĩ các yếu tố hoàn cảnh quan trọng hơn nhiều – bà Nelson nói – Tôi nghĩ nó cần được tập trung hơn trong các trường hợp siêu lây nhiễm”.
Có rất nhiều tình huống sự lây nhiễm xảy ra trong thời gian rất ngắn, chỉ một vài ngày sau khi một người nhiễm bệnh, thậm chí trước cả khi các triệu chứng xuất hiện.
Nếu không có những người khác ở xung quanh trong khoảng “thời gian cửa sổ” đó, sự lây lan không thể xảy ra.
Cũng có những nơi nhất định thường xảy ra siêu lây nhiễm. Một quán bar đông đúc với rất đông người đang nói chuyện ồn ào, thoải mái với nhau là một ví dụ.
Trong không gian đó, bất cứ người bệnh nào cũng có thể lây cho người khác ngay cả khi không ho tiếng nào. Và nếu trong phòng không có hệ thống thông khí tốt, virus sẽ còn quẩn quanh trong không gian đó nhiều giờ.
Một nghiên cứu công bố tháng này tại Nhật nhận thấy những ổ dịch COVID-19 xảy ra nhiều tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhà dưỡng lão, trung tâm trông giữ trẻ, nhà hàng, quán bar, nơi làm việc và các sự kiện âm nhạc.
Hiện tượng bùng dịch dữ dội trong các khu nhà tập thể của người lao động nhập cư tại Singapore là một ví dụ điển hình cho thấy nhà chức trách đã không nhận ra đúng mức nguy cơ bùng dịch tại các địa điểm thuận lợi cho tình trạng siêu lây nhiễm.
Vì hầu hết các sự lây nhiễm đều chỉ xảy ra trong một số nhỏ những tình huống tương tự, do đó vẫn có thể tìm ra các chiến lược cụ thể để ngăn chặn điều đó.
Phí điều trị một bệnh nhân Covid-19 ở Hàn Quốc là bao nhiêu?
Theo Yonhap, chi phí phát sinh trực tiếp và gián tiếp đối với một bệnh nhân mắc Covid-19 ở Hàn Quốc là 44 triệu won (gần 36.000 USD).
Khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm Covid-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày. Sau đó, mỗi người trong 21 ca nhiễm này sẽ tiếp tục lây lan cho 3,5 người nữa. Tức là trong vòng 8 ngày có tổng cộng 95,5 ca nhiễm từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Một bệnh nhân Covid-19 được đưa đến bệnh viện tại TP.Chuncheon, Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Chi phí điều trị bệnh dịch thông thường gồm ba khoản là chi phí y tế trực tiếp, chi phí phi y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp. Kết quả tính toán chi phí y tế trực tiếp dựa trên tài liệu phân tích của Cơ quan quản lý dịch bệnh (CDC) và Cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia (NHIS) cho thấy 95,5 người sẽ tiêu tốn tổng cộng 600 triệu won (gần 488.000 USD), tương đương mỗi người phải chi trả 6,25 triệu won (hơn 5.000 USD).
Trong các ca nhiễm, người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng chiếm tới 90% (86 người), người có triệu chứng nặng là 10% (9,5 người). Bình quân chi phí và thời gian điều trị của mỗi nhóm lần lượt là 220.000 won (179 USD) trong 24,5 ngày và 650.000 won (528 USD) trong 21,5 ngày.
Tổng chi phí y tế trực tiếp là 400 triệu won (325 000 USD), tương đương 4,3 triệu won(3.495 USD)/người. Chi phí dành cho công tác điều tra dịch tễ học, thu thập và quản lý dữ liệu, nghiên cứu và thiết lập hệ thống điện toán, chi phí chăm sóc trẻ em, nuôi dạy con cái và việc nhà được tính toán ở mức tối thiểu.
Chi phí cho công tác điều tra dịch tễ học là 6,2 triệu won (hơn 5.000 USD) dựa theo tiền lương mỗi tháng của chuyên viên điều tra. Ước tính chi phí quản lý dữ liệu là 270 triệu won (gần 22. 000 USD). Chi phí ước tính bình quân 70% bệnh nhân (67 người) phải chi trả cho chăm sóc con cái và làm việc nhà trong 24,5 ngày là 131 triệu won (hơn 106. 000 USD).
Chi phí gián tiếp là khoản thu nhập thất thoát của bệnh nhân và người bị cách ly do không thể làm việc. Ước tính khoản chi phí này là 3,2 tỷ won (2,6 triệu USD), tương đương 33,7 triệu won (hơn 27.000 USD)/người. Mức thất thoát lớn như vậy là do một ca nhiễm sẽ tiếp xúc với hàng chục người, khiến những người này phải nghỉ việc trong thời gian cách ly.
Nếu giả định 70% ca nhiễm đều thuộc độ tuổi lao động, với số ngày nghỉ việc là 20 ngày, tiền lương mỗi ngày là 77.563 won (626 USD)/người thì tổng số tiền thiệt hại lên tới 103,7 triệu won (hơn 84.000 USD).
Nếu mỗi người trong 95,5 ca nhiễm khiến 60 người phải cách ly, 70% (4.011 người) trong số này thuộc độ tuổi lao động, với thời gian cách ly là 14 ngày trừ ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ, tổng số tiền thiệt hại do nghỉ việc có thể lên tới 310 triệu won (gần 252.000 USD)/ngày.
Mức lương hàng ngày áp dụng để tính chi phí gián tiến trên là mức Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc dùng để ước tính tổn thất kinh tế do Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2015. Chi phí liên quan đến dịch Covid-19 được tính toán dựa trên hạn mức tối thiểu có thể xác định được trong thời điểm hiện tại, không bao gồm những tổn thất kinh tế phát sinh từ việc ngừng hoạt động doanh nghiệp, hoãn thời điểm đến trường của học sinh do biện pháp giãn cách xã hội.
'Cạm bẫy' khi truy tìm ca siêu lây nhiễm Việc xác định ca siêu lây nhiễm có thể giúp ngăn chặn đại dịch, nhưng cũng có thể là hành động "phí công" làm bỏ sót nhiều nguồn bệnh khác. "Siêu lây nhiễm" được định nghĩa một cách không chính thức là những người lây nhiễm cho quá nhiều người khác, có thể là do đặc điểm di truyền, thói quen xã hội...