Vì sao chương trình môn học vẫn chưa công bố?

Theo dõi VGT trên

Tháng 8 cũng đã trôi qua, bây giờ đã gần nửa tháng 9 rồi nhưng chương trình chính thức của các môn học vẫn là chuyện “bóng chim, tăm cá”…

LTS: Đặt ra câu hỏi về việc “Vì sao chương trình môn học vẫn chưa công bố?”, tác giả Nguyễn Cao đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Sau khi thông qua chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lữa mãi mới công bố dự thảo chương trình môn học vào ngày 19/1/2018.

Lúc công bố dự thảo chương trình môn học, Bộ cũng đã tổ chức họp báo và đưa ra lộ trình sẽ lấy ý kiến dư luận xã hội trong thời gian 2 tháng.

Dự kiến, Bộ sẽ thông qua chương trình môn học chính thức vào tháng 4/2018. Nhưng…

Tháng 4, tháng 5, tháng 6… rồi cả mùa hè của năm học đã âm thầm trôi qua một cách lặng lẽ mà chuyện công bố chương trình chính thức của các môn học vẫn là một ẩn số.

Vì sao chương trình môn học vẫn chưa công bố? - Hình 1

Chương trình môn học vẫn chưa công bố? (Ảnh minh họa: TTXVN).

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 được tổ chức vào ngày 02/8 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin chương trình các môn học đã được Hội đồng quốc gia thẩm định lần 2 và đang tiếp tục hoàn thiện trong tháng 8/2018.

Và, tháng 8 cũng đã trôi qua, bây giờ đã gần nửa tháng 9 rồi nhưng chương trình chính thức của các môn học vẫn là chuyện “bóng chim, tăm cá”…

Theo lộ trình thì năm học 2019-2020 sẽ chính thức áp dụng sách giáo khoa của chương trình mới ở lớp 1, năm 2020-2021 sẽ là lớp 2 và lớp 6…

Điều này cũng đồng nghĩa thời gian còn lại để áp dụng cho chương trình mới không nhiều, chỉ khoảng 10 tháng nữa mà thôi.

Video đang HOT

Nhưng, chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục là sẽ xây dựng “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”.

Tuy nhiên, nhiều bộ sách giáo khoa liệu có thành hiện thực khi thời điểm áp dụng chương trình mới đã cận kề.

Trong khi, quy trình để các tổ chức, cá nhân viết một bộ sách giáo khoa phải trải qua nhiều bước. Phải đăng ký, tổ chức viết, thực nghiệm, thẩm định chương trình. Mỗi bước chắc chắn phải có một khoảng thời gian nhất định.

Vậy, khoảng thời gian ít ỏi đó có đủ để những tổ chức và cá nhân ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia viết sách giáo khoa hay không?

Nhìn lộ trình của Bộ Giáo dục đang triển khai cũng như diễn biến gần đây, chúng ta sẽ thấy nhiều băn khoăn cho lộ trình và chủ trương cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sau khi công bố dự thảo chương trình môn học một thời gian ngắn thì Bộ đã cho thực nghiệm chương trình ở một số địa phương?

Rõ ràng, Bộ đã đi trước một bước để có thể triển khai một bộ sách giáo khoa cho riêng mình. Còn đối với chương trình môn học chính thức thì mãi vẫn chưa công bố?

Có lẽ, việc chậm công bố chương trình chính thức các môn học không chỉ khiến dư luận đang chờ đợi mà những băn khoăn, hoài nghi cũng được nhiều người đặt ra.

Với một đội ngũ chuyên gia tương đối hùng hậu tham gia vào viết chương trình môn học thì việc tiếp thu ý kiến từ dư luận để chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình môn học không phải là vấn đề khó khăn và mất nhiều thời gian như vậy.

Vì thế, lộ trình mà Bộ dự kiến công bố chương trình môn học đã chậm gần 5 tháng rồi… và cũng chưa biết bao giờ mới công bố?

Hy vọng, Bộ sẽ sớm thông qua chương trình môn học trước dư luận bởi việc thông qua càng sớm thì lộ trình thực hiện sách giáo khoa mới sẽ hạn chế được những sai sót khi thực hiện.

Nếu càng chậm công bố cũng đồng nghĩa những bộ sách sẽ phải làm vội vàng, e rằng hạn chế của những bộ sách giáo khoa sẽ là điều không tránh khỏi mà chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” cũng khó thực hiện.

Theo giaoduc.net.vn

Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGK

Đổi mới, thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục và sách giáo khoa trở thành những vấn đề làm nóng phiên họp ngày 12.9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về luật Giáo dục sửa đổi.

Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGK - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo về dự án luật GD sửa đổi tại phiên họp - ẢNH: QUANG KHÁNH

Không thể có sách giáo khoa tự chọn!

Mặc dù tại Nghị quyết 88 được Quốc hội thông qua năm 2014 đã thống nhất triển khai chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) trong chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến triển khai từ năm 2019, trong đó cho phép các cơ sở giáo dục địa phương được phép lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, thế nhưng tại phiên họp, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lại đề nghị cần cân nhắc chủ trương này.

Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng nếu cho phép các trường có quyền lựa chọn SGK như dự thảo thì khi bố mẹ mua sách, trường bảo không được, phải mua sách của trường thì sẽ ra sao trong khi có rất nhiều trường. "Thời tôi và các anh chị ở đây đi học, sách phổ thông 10 năm vẫn học được, mang về Hà Nội hay lên miền núi vẫn học được. Bây giờ lại quy định như thế này sẽ gây tốn kém rất lớn cho xã hội", ông Hiển nói và đề nghị Bộ GD-ĐT phải quy định thống nhất một bộ SGK theo một chương trình chung.

Dẫn lại câu chuyện SGK chỉ sử dụng được một lần khiến dư luận bức xúc lâu nay mà chưa được giải quyết, Trưởng ban Dân nguyện QH Nguyễn Thanh Hải nói: "Như năm học này, Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra thị trường 100 triệu bản SGK, các phụ huynh mỗi năm phải bỏ ra trung bình 1.000 tỉ đồng mua SGK nhưng năm sau hoàn toàn không dùng được. Nếu tới đây, một chương trình, nhiều bộ SGK mà Nhà xuất bản Giáo dục vẫn độc chiếm quyền in ấn thì vấn đề này sẽ còn trầm trọng hơn". Từ đó, bà Hải cũng kiến nghị nếu các trường được lựa chọn SGK thì đề nghị cha mẹ học sinh cũng phải được biết và được lựa chọn chương trình và SGK giảng dạy trong nhà trường.

Tham gia ý kiến, Phó chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng không thể có SGK nhà trường tự chọn hay một môn lại có nhiều SGK mà phải thống nhất trên cả nước, vì nếu để các địa phương hay trường tự chọn SGK thì sẽ dễ dẫn đến tiêu cực và cục bộ. Trong khi đó, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định: "Không thể có SGK tự chọn được. Không thể trường này muốn học cái này, trường khác thì học cái khác, tỉnh nào có sách của tỉnh đó. Nền giáo dục như vậy không được".

Chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt

Một vấn đề khác được nhiều thành viên UBTVQH quan tâm là việc thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật Giáo dục sửa đổi, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng QH, cho biết do thiếu khuôn khổ pháp lý, hoạt động thí điểm trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua còn nhiều lúng túng, hạn chế; một số chương trình thí điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội. Do vậy, thường trực ủy ban này đề nghị bổ sung quy định Chính phủ trình UBTVQH trước khi quyết định thí điểm chính sách mới trong giáo dục, trong đó làm rõ các nội dung về quy trình, mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng, quy mô, thời gian thực hiện thí điểm.

Đặt câu hỏi về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói: "Việc thí điểm thì có thể thành công, có thể thất bại nhưng vừa qua cử tri, dư luận có nhiều ý kiến về thí điểm, nhất là thí điểm tiếng Việt, đề nghị Chính phủ cho biết quan điểm về vấn đề này". Giải đáp vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, mặc dù quốc tế đánh giá rất cao về chất lượng giáo dục phổ thông VN nhưng không vì thế mà không đổi mới. Đã đổi mới thì không thể nào không thử nghiệm, thực nghiệm. Tuy nhiên, ông Đam cũng đồng tình rằng trong quá trình đổi mới sau này, vấn đề thí điểm, thực nghiệm phải làm rất cẩn trọng. Bên cạnh đó, ông Đam khẳng định, Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt trong vài năm tới đây...

Chưa đồng tình đề xuất miễn học phí toàn bộ THCS

Một chính sách mới được ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo trình UBTVQH lần này là miễn học phí đối với học sinh THCS công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập cũng nhận được nhiều băn khoăn của thành viên UBTVQH.

Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nêu câu hỏi: "Với các chính sách mới được đưa ra thì liệu ngân sách có đảm bảo được không trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về ngân sách như hiện nay?". Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết báo cáo đánh giá tác động của Bộ GD-ĐT thì số tiền miễn học phí, cấp bù và cấp hỗ trợ cho đối tượng ngoài công lập nằm trong 20% ngân sách chi cho giáo dục. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, việc miễn học phí sẽ được tính toán lộ trình cân đối với ngân sách nhưng sẽ không vượt quá tỷ lệ 20%.

Không đồng tình với những giải trình này, Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng Chính phủ nói có lộ trình nhưng lại chưa thấy cơ quan soạn thảo nói rõ lộ trình như thế nào. Theo ông Hiển, đúng là cần có chính sách hỗ trợ để người dân có điều kiện học tập nhưng cũng cần tính tới khả năng của ngân sách. Từ đó, ông Hiển khẳng định chưa đồng tình với đề xuất miễn học phí toàn bộ cấp THCS mà lại còn hỗ trợ cả trường tư, và đề nghị chỉ nên giới hạn việc miễn học phí đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn. "Có những trường ở các TP lớn đóng góp 7 - 8 triệu đồng/tháng mà còn phải xếp hàng mới vào được, nhiều trường mỗi năm nhận 1.200 hồ sơ trong khi chỉ tuyển 260 học sinh thì có cần hỗ trợ các trường này không?", ông Hiển nói và cho rằng quy định như dự thảo thì đại trà quá và vi phạm nguyên tắc thị trường, cần phải tính lại.

Thí điểm, thực nghiệm nhiều, khổ học sinh lắm!

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện nhưng sau khi đổi mới rồi thì phải có tính ổn định, thống nhất, đồng bộ. "Thực nghiệm gì mà mấy chục năm rồi vẫn thực nghiệm? Hết chương trình này thí điểm, chương trình kia thực nghiệm, khổ học sinh lắm", bà Ngân thẳng thắn và nói thêm bà thấy rất thương học sinh bây giờ vì học rất khổ, không có nghỉ hè, không có tuổi thơ nhưng kiến thức còn lại không nhiều, hỏi gì cũng không biết; trong khi bà học từ cách đây 50 - 60 năm nhưng kiến thức không quên cái gì.

Chủ tịch UBND TP.HCM đồng ý đề xuất miễn học phí bậc THCS

Ngày 12.9, UBND TP.HCM công bố kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về chủ trương miễn học phí cho học sinh THCS tại các trường công lập.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP đã chủ trì cuộc họp với Thường trực UBND TP, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, Sở GD-ĐT, Sở Tài chính, Sở Tư pháp. Ông Nguyễn Thành Phong kết luận, chỉ đạo thống nhất đề xuất của liên sở Tài chính - Giáo dục về chính sách miễn học phí cho học sinh THCS. Giao Văn phòng UBND tham mưu, trình UBND TP văn bản kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép TP được xem xét miễn học phí bậc THCS. Dự kiến học sinh THCS tại TP.HCM sẽ được miễn học phí từ tháng 1.2019.

Bích Thanh

Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK được QH bỏ phiếu thông qua năm 2014, nêu rõ: thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học.

Bộ GD-ĐT ban hành tiêu chí đánh giá SGK và phê duyệt SGK được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng SGK.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:10

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Cục trưởng Xuân Bắc gặp sự cố trước giờ diễn

Sao việt

17:28:04 20/11/2024
Mặc dù đã nhận nhiệm vụ mới, nhưng Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Xuân Bắc vẫn sắp xếp công việc và dành thời gian biểu diễn phục vụ khán giả.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

Thế giới

16:29:06 20/11/2024
Bên cạnh đó, ông Lavrov đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về vấn đề này là có trách nhiệm. Trước đó, ông Scholz đã tái khẳng định lập trường của Berlin về việc không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.