Vì sao chúng ta dùng ‘X’ làm ẩn số trong Toán học?
Từ hàng trăm năm nay, x đã trở thành biểu tượng nổi tiếng của các ẩn số trong phương trình toán học. Ai là người đầu tiên dùng chữ x?
Môn Đại số xuất phát từ Trung Đông, trong thời kỳ thịnh vượng của nền văn minh Hồi giáo thời trung cổ (750-1258 sau Công nguyên). Trong một cuộc nói chuyện gần đây của chương trình diễn thuyết TED, Terry Moore – giám đốc The Radius Foundation, thừa nhận rằng việc sử dụng ẩn số “X” bắt đầu từ việc các học giả Tây Ban Nha không thể dịch được một số âm của tiếng Ả Rập. Theo ông Moore, từ “unknown thing” (ẩn số, điều chưa biết) trong tiếng Ả Rập là al-shalan, và nó xuất hiện rất nhiều trong các công trình toán học.
Nhưng các học giả Tây Ban Nha không có âm nào tương ứng với âm “sh”, vì thế họ dùng âm “ck”, và âm “ck” trong tiếng Hy Lạp được viết bằng ký tự X (ký tự chi). Cách giải thích của Moore, cũng như nhiều người trước ông, là khi dịch sang tiếng Latin, ký tự X (chi) đã được thay thế bằng ký tự x phổ biến hơn của tiếng Latin. Điều này cũng tương tự như việc viết “Xmas” thay cho “Christmas” (Giáng sinh), vì các học giả tôn giáo dùng chữ cái X (chi) Hy Lạp để viết tắt cho “Christ”.
Tuy nhiên, vấn đề là không có một bằng chứng tài liệu nào trực tiếp hỗ trợ cho cách giải thích của Moore. Ngoài ra, theo suy đoán, mọi người khi dịch các tác phẩm thường không quan tâm đến ngữ âm, mà quan tâm đến nghĩa của từ.
Vì thế, việc người Tây Ban Nha có âm “sh” hay không có vẻ không liên quan lắm. Dù thiếu các bằng chứng trực tiếp cũng như có những lỗ hổng trong lý luận, song đây vẫn là lý thuyết phổ biến về nguồn gốc của ẩn số x.
Phiên bản từ điển Webster năm 1909-1916 cũng đặt ra một lý thuyết tương tự, nói rằng trong tiếng Ả Rập, từ mang nghĩa số ít của từ “thing” trong tiếng Anh, chính là từ “shei” trong tiếng Ả Rập và nó được dịch sang tiếng Hy Lạp là “xei” và sau đó rút gọn thành “x”. Tiến sỹ Ali Khounsary cũng lưu ý rằng trong tiếng Hy Lạp, từ “ẩn số” là “Xenos”, cũng bắt đầu bằng chữ “x”, được viết tắt là “x”. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng thiếu bằng chứng.
Trong khi đó, một cách giải thích có căn cứ hơn là cách giải thích của triết gia vĩ đại và là một nhà toán học, René Descartes (1596-1650). Descartes không dùng từ “x” cho các “ẩn số”. Cụ thể, trong tác phẩm La Géométrie (công bố năm 1637) của mình, Descartes đã quy ước việc sử dụng những chữ cái ở đầu bảng chữ cái (như a, b và c) cho những giá trị đã biết, và dùng những chữ cái ở cuối bảng chữ cái (như z, y và x) cho những giá trị chưa biết.
Thế nhưng, tại sao x lại phổ biến hơn y và z? Không ai biết điều này. Người ta dự đoán rằng sự phổ biến của x là do… cách sắp chữ. Có một câu chuyện kể rằng người sắp chữ in trong tác phẩm La Géométrie của Descartes đã đề nghị dùng chữ cái x nhiều nhất bởi vì ông có sẵn nhiều chữ cái này nhất. Dù đúng hay không, Descartes đã dùng chữ cái x để biểu thị một giá trị ẩn số ngay từ năm 1629 trong nhiều bản in khác nhau, trước cả tác phẩm La Géométrie. Thực ra, có vẻ Descartes không đặt ra bất kỳ nguyên tắc nào cho việc dùng các chữ cái x, y và z cho các ẩn số. Trong một số bản in, ông đã dùng cả ba chữ cái x, y và z để biểu thị những giá trị chưa biết, càng khiến cách giải thích “không có âm dịch tương ứng trong tiếng Ả Rập” ở trên là đáng nghi ngờ.
Video đang HOT
Cuối cùng, có thể nói Descartes đơn giản đã lựa chọn các chữ cái một cách tùy tiện để biểu thị cho những giá trị khác nhau trong tác phẩm của ông, vì thế trong tác phẩm La Géométrie, ông quyết định sử dụng từ biểu thị các biến thể theo ý thích.
Dù thế nào, thì với thói quen sử dụng ký hiệu của Descartes, và nhất là sau khi tác phẩm La Géométrie ra đời, việc sử dụng chữ cái x cho ẩn số, cũng như việc dùng các chữ cái a, b và c cho các giá trị đã biết và x, y, z cho các giá trị chưa biết, dần xuất hiện và được sử dụng. Chúng trở thành một phần của lịch sử toán học.
Một vài thông tin thú vị về Toán học
- Dấu “=” trong toán học được sáng tạo ra vào năm 1557 bởi nhà toán học xứ Wales Robert Recorde. Nhà toán học này quá ngán ngẩm với việc phải viết “is equal to” (bằng với) trong các phương trình của ông. Vì thế, ông chọn hai đường thẳng bằng nhau do “không có 2 thứ gì có thể bằng hơn được nữa”.
- Trong tiếng Anh hiện đại, chữ cái “x” là chữ cái được dùng ít thứ 3, nó chỉ xuất hiện trong khoảng 0,15% các từ ngữ. Hai chữ cái ít được dùng hơn cả “x” là “q” và “z”.
- Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chuyên đánh giá năng lực của các em học sinh ở tuổi 15 tại 65 quốc gia, trong đó đánh giá cả khả năng toán học.
Vào năm 2012, những nước có các em học sinh đạt điểm số cao nhất trong môn toán là Thượng Hải (Trung Quốc), ngay sau đó là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Đáng chú ý, Canada xếp hạng thứ 13, Australia 19, Ireland 20 và Vương quốc Anh 26. Mỹ xếp hạng thứ 36. PISA cũng lưu ý rằng mặc dù Mỹ đã đầu tư cho mỗi học sinh nhiều hơn so với các nước khác, nhưng vẫn đứng xa trong bảng xếp hạng.
Trong năm 2012, mức đầu tư cho mỗi học sinh ở Mỹ là 115.000 USD, trong khi tại Cộng hòa Slovak, một quốc gia có điểm số bằng Mỹ, chỉ dành 53.000 USD cho mỗi học sinh.
Theo Hoàng Lan/VN Review
Tiến sĩ Toán học nhận mình có thần giao cách cảm
Tự nhận mình có thể tiên đoán, nói chuyện cách xa cả nghìn km nhưng khi đên bênh viên cac bac si khăng đinh tiến sĩ này bị bênh, không hề có kha năng đăc biêt.
Ngồi ở Hà Nội biết được bạn ở Liên Xô đang làm gì
Trương hơp cua bênh nhân Nguyên Văn K., TS day toan cua môt trương đai hoc nôi tiêng ơ Ha Nôi tưng khiến nhiều người nghi ngờ. TS K luôn tin răng minh co kha năng noi chuyên băng măt, nghe đươc ngươi ơ xa hang nghin km noi gi va nhin măt đoan ho đang noi như thê nao vơi minh.
Trong hơn 30 năm lam bac si chuyên khoa Tâm thân, Tiên si Nguyên Manh Hung vẫn nhớ vê trương hơp này. Hoang tương khiên vi tiên si toan hoc nghi hăn việc day ơ trương đê phát triển tai năng trơi phu co môt không hai cua minh.
Bệnh nhân điều trị tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.
Căn bệnh phát ra vào một lần ông K. đi công tác ở Đồng Nai về, bỗng nhiên cho rằng mình có khả năng nói chuyện với người ở xa mình cả nghìn km. Ông không cần gọi điện thoại, nhưng kể với vợ con về cuộc sống đang diễn ra của những người bà con xa.
Luc nay gia đinh cung lo ngai không biêt ông co tai năng thiên bâm, trơi phu thât không hay vi công viêc, ap lưc ma ông trơ nên như thê. Điêu đăc biêt nhât la trươc đo ông K. không bao giơ tin vao chuyên tâm linh thân thanh nhưng lại nói chuyện như có ma làm.
Ca gia đinh ông K. đa đên nhiêu thây, nhiêu điên đê xem xet xem ông K. bi bênh hay thưc sư co tai năng. Vợ ông kê "Môi thây môt cach khac nhau, co thây bao ông ây bi ap vong rôi co ngươi bao ông có giac quan thư sau".
Kê vê nhưng chuyên li ky vê chông minh vợ ông chi cươi "Đa đên luc tôi không thê tin răng ông ây co giac quan thư sau đươc nưa. Co khi đang ăn ông K. nhin vao măt tôi doa dâm răng "ba đưng nhin tôi như thê, ba nghĩ gi tôi biêt hêt". Đi giang bai, chi cân nhin qua măt sinh viên, ông K. cho răng các em đang chưi thây. Khi sinh viên thanh minh thi ông phu nhân".
Nhiêu luc, ông ao giac noi chuyên môt minh. Ông bao răng ông đang noi chuyên vơi ban ơ bên Liên Xô. Trong câu chuyên ây co ca nôi dung hoi đap va dân dăt câu chuyên như hai ngươi đang noi chuyên thưc ma không phai la ông tư bia ra noi luyên thuyên. Điêu đo khiên vợ con vưa nưa tin, nưa ngơ.
Điêu la, khi con gai ông K. đi ra ngoai, ông dăn con "Hôm nay con đi cân thân nhe, tai nan thi chi giư mang thôi, đưng vi tiêc xe ma quên mang minh". Nghe bô noi thê, cô con gai 24 tuôi cua ông K. chi cươi cho răng nham nhi. Nhưng khi cô gai đi ra ngoai đương đươc vài km thi môt ga thanh niên đâm trưc diên vao cô khiên ngươi va xe băn đi chô khac.
Sau ngay hôm đo, con ông K. cam thây bât an va sơ chinh bô cua minh. Gia đình ban nhau đưa ông K. đên bênh viên kiêm tra thân kinh. Vi sơ mang tiêng ngai găp nhiêu ngươi ơ Ha Nôi nên ho đưa ông K. xuông Bênh viên tâm thân trung ương 1.
Uống thuốc hết luôn... giác quan thứ 6
Tiên si Hung cho biêt vưa nhin thây ông K va noi môt hai câu vơi ông, bac si đa nhân ra ông K. bi bênh chư chăng phai thân giao cach cam hay vong ap gi ca. Sau khi bac si thư cac kiểm tra tâm ly cung như dung thư thuôc tri trâm cam, thây ông K. không con biêu hiên cua thân giao cach cam.
Con gai ông K. cung thưa nhân sau khi nghe bô dăn như thê nên cô gai ra đương trong môt trang thai luôn am anh tai nan đươc bô bao trươc, chinh vi thê mơi dân đên tai nan đang tiêc.
Ba thang điêu tri, ông K. hoan toan binh phuc, ông không con cam giac noi chuyên đươc băng măt, noi chuyên vơi ngươi ơ xa hang nghin km đươc nưa. Đên nay, sau 5 năm tri bênh, ông K. thương quay lai tro chuyên vơi cac bac si đê tâm ly đươc thoai mai. Điêu tri bênh xong ông vê trương giang day binh thương va cai tiêng thây K. co biêt tai thân giao cach cam cung không con.
TS Hung cho biêt nêu gia đinh ông K. không nghi đo la bênh ma cư tin vao chuyên áp vong rôi thân thánh trưng phat thi không biêt bênh tinh cua ông sẽ tiến triển như thê nao.
Theo Khánh Ngọc/Báo Infonet
Người được mệnh danh thông minh nhất hành tinh Grigori Perelman - "kẻ lập dị" được mệnh danh là thiên tài toán học với công lao giải được bài toán thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải thưởng triệu đô, quay về ở ẩn. Grigori Perelman chào đời ngày 13/6/1966 tại Leningrad (nay là Saint Petersburg, Nga) trong một gia đình gốc Do Thái, với tên khai sinh đầy...