Vì sao chưa xử lý cá nhân sai phạm tại trường THPT An Lương Đông?
Hàng loạt sai phạm về tài chính trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018 tại trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế dù đã được thanh tra Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh này công bố nhưng việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến lúc này vẫn dậm chân tại chỗ.
Trường THPT An Lương Đông có hơn 60 năm lịch sử xây dựng – Ảnh: Q.S
Trong bản kết luận số 3015 của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành ngày 4.12.2018, Ban giám hiệu và các nhân viên kế toán, thủ quỹ Trường THPT An Lương Đông đã mắc hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong việc thu chi tiền từ nguồn tiền học phí, tiền giữ xe, tiền khuyến học dẫn đến việc hạch toán cuối năm không chính xác. Đồng thời nhà trường cũng đã sử dụng các nguồn tiền vào những mục đích không rõ ràng.
Theo đó, khi thu tiền học phí từ học sinh, bộ phận thủ quỹ và kế toán của nhà trường đã không giao biên lai cho học sinh, đến cuối năm bộ phận tài chính mới tùy tiện lập phiếu thu. Làm giả chứng từ chuyển chi phí quản lý nguồn thu học phí cho kế toán và thủ quỹ chiếm dụng với số tiền hơn 26 triệu đồng…
Video đang HOT
2 năm học liền 2016-2017, 2017-2018 các học sinh tại trường An Lương Đông đóng học phí mà không được nhận lại biên lai - Ảnh: Q.S
Ngoài một số sai phạm nổi bật, cán bộ và ban giám hiệu nhà trường còn mắc nhiều sai phạm khác về việc sử dụng quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ thi tuyển vào lớp 10, quỹ hỗ trợ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia… Thanh tra Sở Giáo dục – Đào tạo đã đề nghị xử lý trách nhiệm những cá nhân liên quan, nhưng đến nay hơn 10 tháng kể từ khi bản kết luận thanh tra được công bố, việc xử lý vẫn dậm chân tại chỗ.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thừa Thiên – Huế cho biết: “Hiện nay vị trí lãnh đạo sở mới có sự thay đổi, bản thân mới nhận chức chưa đầy 1 tháng vì thế cần có thời gian để rà soát lại toàn bộ. Trước đó sở đã có biện pháp xử phạt cảnh cáo đối với thầy Nguyễn Thanh Tuấn, Hiệu phó Trường THPT An Lương Đông, nhà trường cũng đã có biện pháp kỷ luật đối với những cán bộ làm sai”.
Riêng đối với trường hợp thầy Nguyễn Khả, Hiệu trưởng nhà trường vẫn đang tại vị thì ông Nguyễn Tân cho rằng vì thầy Khả đang bị bệnh nên quá trình xử lý kỷ luật vẫn chưa được tiến hành, trong thời gian tới sở sẽ xem xét đưa ra hội đồng kỷ luật.
Quế Sơn
Theo motthegioi
Thừa Thiên - Huế: Không thu tiền bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo hướng dẫn này, đối với việc phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT thì việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.
Do vậy, khi lập kế hoạch dự toán ngân sách, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ kết quả phân loại học tập của học sinh năm học trước hoặc khảo sát chất lượng đầu năm học để lập kế hoạch dạy thêm các môn học cho đối tượng được học theo quy định.
Kinh phí giảng dạy cho các đối tượng này được xây dựng trong dự toán ngân sách của từng cơ sở giáo dục, tuân theo quy trình lập dự toán của từng cấp ngân sách.
Nguyên tắc chung thực hiện các khoản thu được Sở GD&ĐT lưu ý: Đối với các khoản thu học phí, giá dịch vụ trông giữ xe, phí và lệ phí khác (nếu có) cần thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với các khoản thu, chi khác: Phải đảm bảo có cơ sở pháp lý từ các quy định của cấp có thẩm quyền của Trung ương và của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
Các khoản đóng góp tự nguyện phải đảm bảo đúng tính chất tự nguyện của người dân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không gợi ý, không lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính chất cào bằng, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp dưới bất cứ hình thức nào;
Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập dân cư trên từng địa bàn. Mức thu phải được xây dựng trên dự toán chi phí hợp lý, đúng mục tiêu huy động đúng quy trình theo quy định hiện hành và phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh, có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường trước khi ban hành và triển khai thực hiện. Không được dùng khoản thu này để điều chuyển hoặc chi cho nội dung, mục đích khác. Thực hiện công khai quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Thừa Thiên Huế: Chấm dứt lạm thu dưới mọi hình thức đầu năm học mới Để tăng cường công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã có hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Ảnh mang tính chất minh họa Theo đó, đối với các khoản thu học phí, giá dịch vụ...