Vì sao chợ, siêu thị Hà Nội nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19?
Ổ dịch Công ty Thanh Nga bùng phát mạnh khiến hoạt động của hàng chục siêu thị, cửa hàng bị gián đoạn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nhiều khu vực ở Hà Nội.
Tính đến sáng 4/8, Hà Nội đã quyết định tạm đóng cửa, cách ly y tế hàng loạt chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn mối liên quan ca mắc Covid-19. Trong đó có chợ Long Biên (Ba Đình), chợ Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân), chợ Minh Khai (Bắc Từ Liêm), chợ Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), chợ đầu mối Đền Lừ (Hoàng Mai)…
Bên cạnh đó, sau khi ghi nhận ổ dịch tại Công ty thực phẩm Thanh Nga, hàng chục siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm của Vinmart cũng phải dừng hoạt động tại nhiều khu vực. Đáng chú ý, 4 siêu thị và một khách sạn được công ty này cung cấp thực phẩm đã có người dương tính với SARS-CoV-2.
Nguy cơ cho cả khách hàng
Nói về chuỗi lây nhiễm Công ty thực phẩm Thanh Nga (đến nay có hơn 40 ca nhiễm), ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết đây là chùm ca bệnh rất phức tạp, đến nay đã lây cho nhân viên ở 4 siêu thị và một khách sạn tại Hà Nội.
“Không loại trừ khả năng nhiều khách hàng cũng có nguy cơ lây nhiễm do từ F2 trở thành F1 sau khi tiếp xúc với nhân viên siêu thị. Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị trích xuất camera, rà soát khách hàng tiếp xúc gần với nhân viên F0 để cách ly, xét nghiệm”, ông Tuấn nói.
Nhiều siêu thị, chợ tại Hà Nội phải dừng hoạt động vì có ca mắc Covid-19. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Về việc dịch bệnh tấn công vào chợ, siêu thị và bệnh viện trên địa bàn khiến nhiều khu vực đóng cửa, phong tỏa, lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng đây là tình huống rất dễ phát sinh. Xác suất lây nhiễm cao nhất là ở nơi đông người, mà bệnh viện, chợ dân sinh, siêu thị là nơi nhiều người lui tới do cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.
Video đang HOT
Để hạn chế phần nào nguy cơ, TP yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn không để người nhà vào chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân nặng cũng giới hạn một người. Đối với chợ dân sinh và siêu thị, quận, huyện áp dụng phiếu đi chợ, hạn chế lượt người đi mỗi ngày và phải đi khung giờ cố định. Ban quản lý chợ cũng được yêu cầu lập danh sách chi tiết gồm tên, địa chỉ người vào chợ để sẵn sàng truy vết nếu cần thiết.
Phân tích về nguy cơ từ sản phẩm từng được F0 vận chuyển, đóng gói, ông Tuấn cho rằng khách hàng khó có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 qua đường này. CDC Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm qua tiếp xúc bề mặt. Khả năng này vẫn có nhưng trên thực tế hiếm khi xảy ra.
“Chủ yếu vẫn là lây nhiễm qua tiếp xúc gần, qua giọt bắn. Còn bề mặt hàng hóa từng được chạm tay bởi người có mầm bệnh thì khả năng lan truyền virus cũng không cao. Đặc biệt nếu người dân tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế”, ông Tuấn phân tích.
Tăng gấp 3 hàng hóa để phục vụ người dân
Đối phó với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng tại địa bàn có dịch, ông Khổng Minh Tuấn cho biết CDC Hà Nội sẽ tăng tốc xét nghiệm toàn bộ nhân viên siêu thị liên quan Công ty Thanh Nga, sau khi xác định được hết yếu tố dịch tễ và khử khuẩn, siêu thị sẽ mở lại bán hàng bình thường. Tuy nhiên, kíp nhân viên sẽ phải thay đổi để phục vụ công tác cách ly.
Trao đổi với Zing, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cũng cho biết hệ thống phân phối, cung ứng hàng hóa tại các quận, huyện ở Hà Nội vẫn đang hoạt động ổn định, chưa ghi nhận tình trạng thiếu hụt.
Thành phố đã giao Sở Công Thương chuẩn bị đầy đủ các phương án cung cấp hàng hóa trên từng địa bàn. Lượng hàng hóa cũng được bổ sung thường xuyên, gấp 2-3 lần so với bình thường để đáp ứng nhu cầu của người dân.
“Nếu phát hiện ở đâu xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, người dân hoặc báo chí phản ánh ngay cho các đơn vị của thành phố để kịp thời giải quyết”, ông Quyền nói.
Đối với chợ, siêu thị chưa đảm bảo an toàn, chưa thể mở cửa trở lại, Sở Công Thương sẽ cho mở các điểm bán hàng lưu động tại nhiều khu vực để đảm bảo người dân được tiếp cận với đủ hàng hóa thiết yếu mà không phải di chuyển nhiều.
Tại cuộc làm việc của Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội tối 2/8, Chủ tịch Chu Ngọc Anh đặc biệt lưu ý việc điều chỉnh chuỗi cung ứng để đảm bảo đời sống nhân dân những vẫn tuân thủ quy định phòng dịch.
Ông Ngọc Anh giao Sở Công Thương, các quận, huyện lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, vận chuyển với từng địa bàn. Các đơn vị phải kiểm tra, đảm bảo an toàn cho hệ thống chợ, siêu thị; đẩy nhanh việc rà soát hỗ trợ người yếu thế, khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.429 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến sáng 4/8 đã có 1.160 trường hợp dương tính với virus.
Trước tình trạng số trường hợp mắc Covid-19 qua sàng lọc cộng đồng tăng cao, CDC Hà Nội hôm 2/8 phát thông báo khẩn, đề nghị tất cả người dân trên địa bàn có biểu hiện ho, sốt, đau họng, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác cần liên hệ ngay trạm y tế phường, xã để được hướng dẫn và làm xét nghiệm Covid-19 miễn phí.
Người dân cũng có thể liên hệ ngay đến số điện thoại của CDC Hà Nội: 0969.082.115 hoặc 0949.396.115.
Nhiều siêu thị Hà Nội tạm đóng cửa, Bộ Công thương nói 'hàng vẫn đảm bảo'
Theo Bộ Công thương, năng lực cung ứng hàng hóa tại các chợ vẫn duy trì tốt, người dân dễ dàng tiếp cận nguồn hàng với mức giá cơ bản ổn định, ngoại trừ một số loại thực phẩm tươi sống có tăng giá nhẹ.
Điểm bán của VinMart trên đường Thanh Bình được phong tỏa, tạm dừng hoạt động dù không có trong danh sách 23 điểm bán đã công bố - Ảnh: NK
Tối 2-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã thông tin cụ thể về 52 địa điểm có F0 là nhân viên giao hàng của Công ty Thanh Nga (địa chỉ 82 ngõ 851 Minh Khai, Thanh Lương) trong thời gian từ ngày 27-7 đến 30-7.
Trước thông tin trên, ông Khúc Tiến Hà - giám đốc vận hành VinMart miền Bắc - cho biết công ty đã phối hợp cơ quan y tế địa phương tiến hành truy vết các F, cách ly y tế theo quy định, phun khử khuẩn cửa hàng, siêu thị và tạm đóng cửa cửa hàng, siêu thị để cách ly các F liên quan, thay thế nhân viên để đảm bảo an toàn cho khách hàng, cán bộ nhân viên.
Liên quan tới các ca nhiễm COVID-19 ở Công ty Thanh Nga, chiều 2-8, thêm 14 siêu thị, cửa hàng tiện lợi VinMart, VinMart phải đóng cửa, nâng tổng số điểm bán của VinCommerce liên quan các ca nhiễm của nhà cung cấp thực phẩm Thanh Nga lên 37, tính từ ngày 1-8.
Đại diện VinCommerce (chủ sở hữu chuỗi siêu thị VinMart, VinMart ) cho biết, Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga là nhà cung cấp thịt cho một số siêu thị, cửa hàng của VinCommerce tại Hà Nội.
Đến chiều 2-8, xác định có 8 siêu thị VinMart, 15 cửa hàng tiện ích VinMart phải rà soát y tế do liên quan tới các ca F0 của Công ty Thanh Nga, trong đó 8 siêu thị VinMart tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Long Biên.
Còn 15 cửa hàng VinMart , gồm 8 cửa hàng tại Hà Nội, tập trung tại quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. 7 cửa hàng VinMart còn lại tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ngày 2-8, trả lời Tuổi Trẻ Online , đại diện Bộ Công thương cho hay trước tình hình hàng loạt các siêu thị và chợ đầu mối, chợ truyền thống ở Hà Nội phải tạm dừng hoạt động do phát hiện các ca nhiễm ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa, Bộ đã trao đổi với Sở Công thương TP Hà Nội để nắm tình hình và có giải pháp phù hợp.
Theo đó, thông tin từ Sở Công thương cho hay đã có chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối và có các phương án bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa trong các tình huống. Hiện các nhà phân phối đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế, nên nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên toàn thành phố vẫn được đảm bảo.
Tại các chợ truyền thống, nguồn cung hàng hóa thực phẩm vẫn ổn định, giá hàng hóa không có biến động bất thường. Tuy vậy, một số loại thực phẩm tươi sống giá có tăng nhẹ trong vài ngày vừa qua do chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu tăng do người dân chỉ được đi chợ 2-3 lần/tuần theo phiếu đi chợ đã được phát nên mỗi người thường mua số lượng thức ăn nhiều cho vài ngày.
"Nhìn chung, năng lực cung ứng hàng hóa tại các chợ vẫn được duy trì tốt, người dân vẫn dễ dàng tiếp cận với nguồn hàng" - Bộ Công thương khẳng định các đơn vị cũng đẩy mạnh bán hàng online với lượng cung ứng cho người dân tăng từ 2-5 lần so với những ngày trước đó.
Hiện Sở Công thương Hà Nội đã công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố.
Theo đó, sẽ có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống đặt tại các quận huyện của thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân thủ đô trong thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.
Hà Nội: Ghi nhận 19 F0 mới, có 3 ca liên quan công ty Thanh Nga Sáng nay, Hà Nội ghi nhận 19 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 12 ca tại cộng đồng, 7 ca tại khu cách ly. Phân bố 19 ca theo chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (2); Ho, sốt thứ phát (14); Liên quan 95 Láng Hạ, Đống Đa (2); Liên quan Bắc Giang tại công ty S. (một). Thông tin cụ...