Vì sao Chính phủ muốn vay thêm gần 460.000 tỷ đồng?
Khoản vay gần 460.000 tỷ đồng nằm trong kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi.
Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Chính phủ cho biết sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách trung ương. Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách trung ương 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách trung ương và 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm.
Bên hành lang Quốc hội ngày 23/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, đây là khoản vay nằm trong kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi.
Theo Phó thủ tướng, thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp… giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.
Ông Huệ dẫn chứng, giai đoạn 2015- 2016 nợ công là 64,8% sát trần 65% GDP Quốc hội cho phép. Tỷ lệ trả nợ cũng vượt giới hạn an toàn (25%), đạt 27,6% trên tổng thu ngân sách. Nhưng hiện tỷ lệ này còn 56,1% năm 2019 và năm 2020 dự kiến là 54%. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách hiện là 18%.
Video đang HOT
“Có những thời điểm trước kia tỷ lệ nợ sát ngưỡng trần Quốc hội cho phép, nhưng nhờ cơ cấu lại các khoản vay, trả nợ hợp lý nên nợ công đã giảm”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Bên cạnh đó, cơ cấu vay nợ cũng chuyển dịch tăng vay trong nước. “Trước vay 100 đồng th ì huy động từ trong nước chỉ 40 đồng, nước ngoài là 60 đồng. Giờ tỷ lệ này đảo ngược lại 60/40″, ông Huệ nói. Đồng thơi, việc tăng vay trong nước giúp Việt Nam tránh được đáng kể rủi ro tỷ giá. “Nếu vay ngoại tệ, khi tỷ giá tăng thì nợ cũng tăng theo. Còn vay trong nước không bị ảnh hưởng, tránh rủi ro tỷ giá”, Phó thủ tướng Huệ cho hay.
Ngoài ra, các nguồn huy động cũng có sự thay đổi. Trước đây trái phiếu Chính phủ hút vốn 80% là từ các ngân hàng, tổ chức tài chính, thì hiện đã giảm một nửa. Các khoản vay được huy động chủ yếu từ các nguồn bảo hiểm, quỹ đầu tư… với kỳ hạn dài hơn, lãi suất hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, kỳ hạn trái phiếu phát hành năm 2018 bình quân là 13,6 năm, gấp hơn 4 lần cách đó 3 năm. Thậm chí có loại trái phiếu kỳ hạn kéo dài 20, 30 năm. Lãi suất trái phiếu vài ba năm trở lại đây đã giảm mạnh, từ mức 12% một năm giai đoạn 2011-2013 về quanh 5% vào 2017-2019.
Tại báo cáo cũng nêu cụ thể dự kiến cơ cấu nguồn huy động năm 2020 được đưa ra là phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước khoảng 300.000 tỷ đồng, tập trung vào kỳ hạn từ 5 năm trở lên, đảm bảo kỳ hạn phát hành bình quân đạt từ 6-8 năm.
Giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỷ đồng và huy động từ nguồn NQNN và các nguồn khác khoảng 95,4 tỷ đồng.
Năm 2020, dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 379.100 tỷ đồng gồm nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 348.000 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước là 287.000 tỷ đồng và nước ngoài là 61.000 tỷ đồng. Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại là 30.100 tỷ đồng (trả gốc 19.100 tỷ đồng, trả lãi 11.000 tỷ đồng).
“Với kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ nêu trên, dự kiến dư nợ Chính phủ đến cuối năm 2020 ở mức khoảng 48,5% GDP”, báo cáo của Chính phủ cho biết.
Theo Mạnh Cường
Bizlive
Báo cáo tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020
Trong 9 tháng năm nay, Chính phủ đã tập trung huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) với kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của NSNN và tái cơ cấu danh muc nợ TPCP, đông thơi gắn khôi lương phat hanh TPCP với việc tra nơ gôc đên han và tiến độ giải ngân.
Trong 9 tháng năm 2019, Chính phủ đã giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoang 1.416 triệu USD.
Tính đến cuối tháng 9/2019, khối lượng phát hành TPCP đạt 160.991,5 tỷ đồng (đạt 52,5% kế hoạch cả năm), trong đó 100% khôi lương phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, 92,9% khối lượng phát hành có kỳ hạn 10 năm trở lên, kỳ hạn phát hành bình quân 9 tháng duy trì ở mức cao, đạt 13,51 năm.
Tỷ lệ huy động vốn 9 tháng đầu năm đạt thấp do thu ngân sách những tháng đầu năm tương đối tốt, tồn ngân quỹ kho bạc cao, vì vậy Chính phủ đã rà soát tình hình thu, chi, trả nợ gốc ngân sách trung ương để điều chỉnh khối lượng phát hành TPCP cho phù hợp, đồng thời sử dụng một phần ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương vay để giảm phát hành TPCP, giảm chi phí vay nợ.
Trong 9 tháng năm 2019, Chính phủ đã giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoang 1.416 triệu USD, tương đương khoảng 32.737 tỷ đồng, chiếm 30,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã duyệt.
Được biết, lý do giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài chậm chủ yếu do kế hoạch đầu tư công trung hạn bố trí thiếu so với nhu cầu; kế hoạch vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn vốn nước ngoài 2019 phân bổ chậm; vướng mắc về thủ tục đầu tư; chất lượng thiết kế và tính sẵn sàng triển khai dự án; vướng mắc về thủ tục đầu tư, mua sắm đấu thầu, bố trí vốn đối ứng, thủ tục cho vay lại.
Theo Vietnamfinance.vn
Năm 2020: Chính phủ cần vay hơn 450.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách Năm 2020 tới, Chính phủ cần huy động vốn vay 459.400 tỉ đồng cho cân đối ngân sách trung ương. Trong đó, riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ phải huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng. Riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ cần huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng - Ảnh: Internet...