Nguồn cải cách tiền lương: Nơi không dùng hết nơi chi không đúng
7/36 địa phương được kiểm toán sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2018 để chi bù hụt thu 2.451,2 tỷ đồng…
Gửi ý kiến đến Quốc hội về dự toán và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương ở nhiều nơi chưa nghiêm túc.
Cụ thể, có 7/36 địa phương được kiểm toán sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2018 để chi bù hụt thu 2.451,2 tỷ đồng: tỉnh Bình Dương 1.313 tỷ đồng, Đồng Nai 807 tỷ đồng, Thanh Hóa 229,7 tỷ đồng, Hưng Yên 54,4 tỷ đồng, Kon Tum 20,5 tỷ đồng, Hậu Giang 10,4 tỷ đồng, Phú Yên (thành phố Tuy Hòa 10 tỷ đồng), Lâm Đồng (huyện Đam Rông 6,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, một số địa phương có nguồn cải cách tiền lương dư lớn nhưng không sử dụng hết, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc thông tin.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương và tinh giản biên chế năm 2020 là 61,5 nghìn tỷ đồng (năm 2019 là 16.200 tỷ đồng – PV).
Để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương: “hàng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương , khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương”, Kiểm toán nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đồng thời có chính sách hướng dẫn kịp thời, phù hợp trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương.
Về dự toán chi ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự toán chi cân đối ngân sách năm 2020 là 1.747,1 nghìn tỷ đồng, tăng 113,8 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2019, bằng 25,7%GDP.
Cơ cấu chi có xu hướng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 60,5% tổng chi ngân sách, thấp hơn mục tiêu đề ra dưới 64% giai đoạn 2016-2020. Chi đầu tư phát triển chiếm 26,9% cao hơn so với mục tiêu (25-26% tổng chi ngân sách) đề ra giai đoạn 2016-2020
Vẫn theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với ước thực hiện năm 2019, tăng 7,2% so với dự toán năm 2019.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 22,2%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 19,4%GDP. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí này là thấp nhất trong những năm gần đây, theo Kiểm toán Nhà nước.
Hà Vũ
Theo VnEconomy
Cao Bằng: Nhiều đơn vị giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt 50% cam kết
Những đơn vị giải ngân thấp so với cam kết như BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; BQL dự án đầu tư xây dựng giao thông các công trình giao thông, UBNDTP Cao Bằng...
Quang cảnh hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Ngày 10/10, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Tổng số vốn đầu tư công năm 2019 của tỉnh Cao Bằng đã giao là trên 2. 453 tỷ đồng (không bao gồm trả nợ bội chi ngân sách địa phương) được bố trí cho 1.428 dự án (tính đến ngày 30/9/2019)
Đến 30/9/2019, tỉnh Cao Bằng đã giải ngân được gần 973 tỷ đồng (bằng 39,7 kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kì năm 2018); trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giải ngân đạt trên 456 tỷ đồng (bằng 50,4% kế hoạch); vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt trên 453 tỷ đồng (bằng 34,5% kế hoạch); nguồn vốn giao bổ sung trong năm giải ngân đạt trên 63 tỷ đồng (bằng 25,5% kế hoạch ).
Kết quả giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2019, giải ngân đạt trên 559 tỷ đồng (bằng 43,1% kế hoạch)....
Những đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp so với cam kết (giải ngân chưa đạt 50% cam kết) như Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông các công trình giao thông, UBND thành phố Cao Bằng...
Theo ông Lưu Công Hữu, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng, trong 9 tháng năm 2019, Ban Quản lý có 4 dự án đầu tư có kết quả giải ngân vốn đầu tư không đảm bảo cam kết. Lý do là các dự án giao thông có chiều dài tuyến lớn do vậy việc triển khai hạng mục giải phóng mặt bằng mất thời gian và chậm so với tiến độ cấp phát vốn của Trung ương; dự án có khối lượng lớn nên công tác kiểm tra, nghiệm thu mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, có công trình ở khu vực biên giới, liên kết thực hiện giữa Việt Nam và Trung Quốc nên thường xuyên phải trao đổi, hội đàm dẫn tới thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư kéo dài thời gian so với dự kiến....
Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng Vũ Đình Quang cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2019 thấp, xu hướng sẽ tăng mạnh trong nhưng tháng cuối năm.
Bên cạnh nguyên nhân do tâm lý ngại giải ngân nhiều lần, ngại làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu thì nguyên nhân cơ bản là do tính chất đặc thù của hoạt động đầu tư (hoạt động giải ngân vốn đầu tư đòi hỏi phải có quá trình thực hiện và tích luý khối lượng thực hiện mới có thể thực hiện các thủ tục giải ngân vốn...)
Giải ngân vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn khi một số gia đình chưa chấp thuận và có kiến nghị đối với phương án bồi thường được cấp thẩm quyền phê duyệt; một số dự án khởi công mới trong năm 2019 mất nhiều thời gian triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình mới đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu thi công; một số dự án thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, giai đoạn đầu chủ yếu là vận chuyển vật liệu dẫn tới khối lượng thi công đạt thấp.
Cùng với đó, việc giao kế hoạch vốn bổ sung trong năm còn chậm chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án, nhất là nguồn vốn cấp phát từ vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA....
Bên cạnh đó, có các nguyên nhân như: Chuẩn bị đầu tư đối với các dự án khởi công mới năm 2019, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm; một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự kiên quyết trong triển khai thực hiện dự án trên địa bàn, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao; năng lực của một số chủ đầu tư, đơn vị tư vấn còn hạn chế, dẫn tới một số dự án phải điều chỉnh phương án thiết kế làm kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn...
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của tỉnh Cao Bằng mặc dù có chuyển biến so với năm 2018 nhưng so với cả nước thì còn rất chậm. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trong huyện hỗ trợ, hướng dẫn cho các xã khi có vướng mắc trong quá trình triển khai các thủ tục để thực hiện dự án; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chủ động tháo giữ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các công trình dự án; tập trung thực hiện thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các nhà thầu vi phạm hợp đồng đã kí kết, chậm hoàn thiện thanh toán khối lượng hoàn thành...
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường giám sát đánh giá đầu tư để các dự án phát huy hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019. Cùng với đó, lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, hàng hoá, dịch vụ.../.
Chu Hiệu/TTXVN
Kiểm toán nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Bình Thuận Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra việc quản lý và sử dụng đất của tỉnh Bình Thuận và một số doanh nghiệp tại đây còn tồn tại, hạn chế, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của việc sử dụng đất. Báo cáo của Kiểm toán nhà nhà nước cho biết một số đơn vị không thực...