Vì sao chỉ có một bạn tình vẫn bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục?
Khi nói các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiều người nghĩ do quan hệ “ngoài luồng” hoặc có nhiều bạn tình.
Tuy nhiên, tại sao quan hệ với 1 bạn tình nhưng vẫn bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục? (Dưới 18 tuổi cân nhắc đọc nội dung này)
Theo bác sĩ Hà Ngọc Mạnh – BV Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ, hiện có khoảng 20 loại bệnh lây qua đường tình dục. Nguyên nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm và chúng ta rất dễ bị lây nhiễm qua những con đường khác nhau. Có những bệnh lý thời gian ủ bệnh dài nên rất nhiều năm sau mới được phát hiện. Điều đó khiến người bệnh không biết tại sao nhiễm bệnh và bị lây nhiễm ở thời điểm nào.
“Trong lâm sàng, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp tình cờ phát hiện mắc bệnh lây qua đường tình dục dù chung thủy, quan hệ một vợ một chồng. Tuy nhiên, khi đó, điều quan trọng là tập trung điều trị, phòng ngừa lây nhiễm cho bạn tình chứ không phải là đi tìm căn nguyên gây bệnh. Khi một người không may mắc bệnh lây qua đường tình dục thì đó chưa hẳn là bằng chứng cho việc ngoại tình hay thiếu chung thủy. Vì vậy, đừng vội nghi ngờ, ghen tuông, dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bạn” – BS Hà Ngọc Mạnh đưa ra lời khuyên.
BS Hà Ngọc Mạnh cũng cho biết, khi có hoạt động quan hệ tình dục thì bất kỳ ai cũng có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi chỉ quan hệ với một bạn tình.
“Ví dụ, khi chúng ta quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn, có những vi khuẩn, chẳng hạn như E.Coli, khi ở trong khoang miệng hoặc trong hậu môn thì nó là bình thường, không gây bệnh, nhưng khi nhiễm vào đường tiết niệu thì lại gây bệnh. Đó là nguyên nhân tại sao dù chung thủy, không quan hệ “ngoài luồng”, chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục” – BS Hà Ngọc Mạnh giải thích.
Có hàng chục loại vi khuẩn, virus gây bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
Với những trường hợp có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su thì nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như như lậu, giang mai, ghẻ, herpes sinh dục, mào gà, HIV, nhiễm chlamydia, ung thư cổ tử cung, hầu họng…cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp dù không giao hợp nhưng vẫn mắc bệnh lây qua đường tình dục. Một số virus gây bệnh có thể lây lan khi có sự tiếp xúc da kề da, khi tiếp xúc chất dịch cơ thể hoặc sử dụng chung đồ lót, đồ chơi tình dục, bồn cầu nhà vệ sinh công cộng. Để phòng tránh nguy cơ này, BS Hà Ngọc Mạnh khuyên mọi người không nên dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân; nên dùng khăn giấy có cồn để lau bồn cầu nhà vệ sinh công cộng trước khi sử dụng.
Trước băn khoăn của nhiều người về việc sử dụng hồ bơi, bồn tắm hoặc khăn tắm, ga giường tại khách sạn thì liệu có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh cho rằng nguy cơ này rất thấp.
Theo các chuyên gia y tế, phần lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều không có triệu chứng ở những giai đoạn đầu và điều này khiến nhiều người chủ quan dẫn đến lây nhiễm bệnh từ đối tác. Do đó, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh khuyến cáo, ngay cả khi quan hệ chung thủy với một bạn tình, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nếu có.
Cách phòng ngừa nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường hậu môn
Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm chính HIV và quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất.
Vậy phòng ngừa HIV như thế nào?
Giống như bất kỳ phương thức lây truyền HIV nào khác, việc phòng ngừa đòi hỏi sự kết hợp các chiến lược để có hiệu quả hơn nhằm:
Giảm khả năng lây nhiễm của bạn tình nhiễm HIV Giảm khả năng mắc bệnh của bạn tình âm tính với HIV
1. Dùng bao cao su và chất bôi trơn
Dùng bao cao su có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, khi được sử dụng đúng cách, từ đầu đến cuối cho mỗi lần quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Ngoài ra, cần phải sử dụng đủ chất bôi trơn phù hợp trong khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn để tránh bao cao su bị rách và tổn thương mô.
Có thể sử dụng bao cao su kết hợp với các biện pháp khác (dưới đây) để tăng cường bảo vệ, ngừa nhiễm HIV.
Bao cao su giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Dùng thuốc phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Với hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%, PrEP đã là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả.
Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.
3. Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)
Đây là một phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) bằng cách dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV.
Nếu bạn tin rằng mình có thể đã tiếp xúc với HIV, thông qua việc bao cao su bị rách hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn không dùng bao cao su, thì có dùng PEP.
PEP bao gồm một liệu trình thuốc kháng virus kéo dài 28 ngày, phải được dùng hàng ngày đều đặn và không bị gián đoạn. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, PEP phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm.
4. Điều trị như phòng ngừa (TasP)
Là một chiến lược được sử dụng để hạn chế sự lây lan của HIV bằng cách điều trị cho bạn tình bị nhiễm bệnh (những người sống chung với HIV). Khi người nhiễm HIV dùng thuốc đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm tải lượng virus, đến mức không phát hiện được (không phát hiện = không lây truyền hay K=K).
Một nghiên cứu trên 1.770 cặp đôi đồng giới và dị tính không tìm thấy một trường hợp lây truyền HIV nào, mặc dù quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo không dùng bao cao su, khi sử dụng liệu pháp kháng virus (ART).
Hiện nay có hơn 40 loại thuốc ART, với các loại thuốc khác nhau trong sáu nhóm thuốc điều trị HIV hiện có. Một số loại thuốc có sẵn dưới dạng thuốc kết hợp hàng ngày.
Ngoài ra, những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể đưa ra những lựa chọn hành vi khác để giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV như:
Chọn những hành vi ít nguy cơ hơn như quan hệ tình dục bằng miệng, vì nguy cơ lây truyền rất thấp hoặc không có.Hãy xét nghiệm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác...
Bao cao su giúp ngăn ngừa HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Liệu pháp ART giúp tải lượng virus của người nhiễm HIV có thể giảm hoặc đạt đến mức không phát hiện được, hạn chế nguy cơ cho đối tác không bị nhiễm. PrEP có thể giúp giữ cho đối tác không bị nhiễm khỏe mạnh, trong khi PEP có thể ngăn ngừa nhiễm HIV, sau khi tiếp xúc nếu bắt đầu đủ sớm.
Nhiễm cùng lúc HIV và giang mai chỉ sau 1 lần "quan hệ" không nhớ có dùng "biện pháp bảo vệ" hay không Vị phó giám đốc trẻ vô cùng hối hận chỉ vì một phút "lầm đường lỡ bước" của mình. Nhiễm HIV và giang mai chỉ sau 1 lần "quan hệ" không nhớ có dùng "biện pháp bảo vệ" hay không Anh Ngô Tấn Huỳnh (nhân viên hỗ trợ cộng đồng, làm việc tại TP.HCM) chia sẻ, mới đây, bên anh tiếp nhận một...