Vì sao cấp dưới phát hoảng khi nhận email 1 ký tự của Jeff Bezos?
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos có thói quen nổi tiếng là gửi email cho các giám đốc điều hành của mình với 1 ký tự duy nhất: dấu chấm hỏi.
Khi các giám đốc điều hành nhận được email chỉ có dấu “?” của Bezos, họ hiểu rằng có khách hàng phàn nàn. “Tôi vẫn có một địa chỉ email để khách hàng có thể gửi thư tới”, Bezos chia sẻ trong buổi phỏng vấn tại Trung tâm Tổng thống George Bush hôm 20/4. Mặc dù không thường tự trả lời các email đó nhưng ông vẫn đọc chúng.
“Tôi xem hầu hết các email đó và chuyển tiếp chúng tới các giám đốc phụ trách khu vực với một dấu chấm hỏi. Đó là viết tắt cho câu hỏi &’Anh có thể xem xét điều này không?’, &’Tại sao chuyện này lại xảy ra?’”, Bezos nói.
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos có thói quen gửi email cho cấp dưới với một ký tự “?”. Ảnh: Business Insider.
Nhận được một email như vậy là điều khá phổ biến ở Amazon và nó cũng là vấn đề lớn. Giám đốc điều hành sẽ chuyển tiếp thư nhận được tới quản lý phụ trách khu vực. Email này giống như tin xấu đối với họ vì người quản lý sau đó sẽ gặp rắc rối và phải tìm câu trả lời. Đôi khi điều này đồng nghĩa với làm việc thâu đêm và cả cuối tuần để nghiên cứu vấn đề.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bezos xem địa chỉ email jeff@amazon.com như một cách để gần khách hàng, điều khó thực hiện được khi là một nhà điều hành xa rời dịch vụ khách hàng hằng ngày và giám sát công ty chủ yếu qua dữ liệu và báo cáo.
“Chúng tôi có rất nhiều chỉ số”, Bezos nói. “Khi bạn vận chuyển hàng tỷ gói hàng mỗi năm, bạn cần số liệu và chỉ số tốt: Bạn có giao hàng đúng giờ không? Có giao hàng đúng hạn đến mỗi thành phố không? Đến các khu chung cư không?… Các gói hàng có bị phồng quá hoặc bao bì có lãng phí không?”, ông chủ Amazon chia sẻ.
Những phàn nàn của khách hàng mang lại cho ông cái nhìn trực tiếp về công việc đang diễn ra. Nếu tất cả dữ liệu của ông chỉ ra một điều nhưng một số khách hàng lại nói khác thì ông sẽ tin khách hàng.
“Điều tôi nhận thấy là khi các khiếu nại và dữ liệu không đồng nhất, các khiếu nại thường đúng. Cách chúng tôi đo lường có thể sai sót ở đâu đó”, ông giải thích.
Đây là một cách Bezos thể hiện những gì mà ông gọi là một trong những giá trị quan trọng nhất của Amazon: ám ảnh về khách hàng.
“Chúng tôi nói về nó, nỗi ám ảnh về khách hàng, trái ngược với nỗi ám ảnh về đối thủ cạnh tranh”, ông nói. Các công ty thường nói rằng họ tập trung vào khách hàng nhưng thực sự họ lại dành phần lớn nguồn lực để phản ứng và nói về đối thủ.
“Nếu toàn bộ văn hóa của bạn là ám ảnh cạnh tranh thì sẽ rất khó giữ được động lực khi bạn vượt lên dẫn đầu. Trong khi đó, khách hàng thường không hài long, luôn luôn bất mãn và mong muốn nhiều hơn. Vì vậy, cho dù bạn đã bỏ cách đối thủ bao xa, bạn vẫn ở sau khách hàng của mình. Họ luôn luôn kéo bạn theo”, ông lý giải.
Theo Danviet
Bàn làm việc khiến nhiều người "ngỡ ngàng" của tỷ phú giàu nhất mọi thời đại
Là người giàu nhất mọi thời đại, có thể nói không ngoa rằng chẳng có thứ gì có giá niêm yết bằng tiền mà Jeff Bezos không mua được. Thế nhưng Bezos vẫn giữ chiếc bàn ghép theo ông từ những ngày đầu khởi nghiệp, và câu chuyện đằng sau mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.
Chúng ta không còn lạ gì với những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của Jeff Bezos. Đế chế bán lẻ trị giá 650 tỷ USD được dựng lên nhờ vào tiền tiết kiệm của cha mẹ nhà sáng lập. Bởi vậy Bezos không dám phung phí mà luôn chắt chiu từng đồng. Vì thế khi các nhân viên của Amazon cần có bàn làm việc, ông chủ doanh nghiệp đã tìm ra được một giải pháp giá rẻ: thay vì mua những chiếc bàn đúng nghĩa, ông đã ghép những cánh cửa thành bàn.
Tỷ phú Jeff Bezos những ngày đầu lập nghiệp
Ngày nay Jeff Bezos đã trở thành người giàu nhất thế giới, ông sở hữu căn biệt thự nằm trong cùng một khu phố với Barack Obama và Ivanka Trump, di chuyển bằng chuyên cơ riêng. Thế nhưng vị tỷ phú đã chế tạo riêng cho mình một lời nhắc nhở về những tháng ngày cơ cực. Theo người phát ngôn của công ty, bàn làm việc của Bezos tại văn phòng Amazon vẫn là một chiếc bàn ghép từ cánh cửa.
Đó là phiên bản cải tiến và hiện đại hơn chiếc bàn ghép ông sử dụng vào những năm 90, khi Amazon thuê chung mặt bằng với một cửa hiệu cầm đồ. Nhưng đối với Bezos, chiếc bàn tượng trưng cho lối hoạt động tiết kiệm kể từ khi ông bắt đầu mở công ty, khi ông bắt đầu đóng chiếc bàn đầu tiên. Chiếc bàn vẫn theo ông khi Amazon phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 1999, đợt IPO đã lập tức biến Jeff Bezos thành tỷ phú.
CEO của Amazon ngồi trên những thùng hàng carton vào năm 2000.
Chiếc bàn gần như đã trở thành biểu tượng cho nguyên lý quản trị ở Amazon. Jeff Bezos thậm chí còn thành lập giải thưởng "Door Desk Award" và trao giải thưởng này cho những nhân viên có sáng kiến giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.
Để truyền cảm hứng cho người khác, bất cứ ai cũng có thể tự đóng bàn làm việc riêng cho mình chỉ trong sáu bước.
Tuy vậy theo một nguồn tin cho biết bạn có lẽ sẽ không bao giờ muốn thuê Jeff Bezos làm thợ mộc. Bởi chiếc bàn Bezos tự đóng ban đầu khá ọp ẹp. Ông giỏi kiếm tiền và nhiều thứ khác, nhưng chắc chắn không hề giỏi đóng bàn.
Theo Danviet
Jeff Bezos tiếp tục bỏ xa Bill Gates trên bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh Jeff Bezos, ông chủ của đế chế bán lẻ Amazon đã chính thức trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới vào tháng Mười năm ngoái. Nhưng giờ đây ông tiếp tục bỏ xa tỷ phú Bill Gates khi đút túi thêm 11,3 tỷ USD. Giá trị ròng của tỷ phú Jeff Bezos chạm ngưỡng 105,1 tỷ USD vào thứ Hai vừa rồi...