Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress?
Nguyên nhân của những rối loạn tâm thần phổ biến một phần do tình trạng stress kéo dài nhưng người bệnh không nhận diện được. Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần chỉ ra 7 dấu hiệu cảnh báo về chúng ta đa đối diện với stress.
Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai): “Stress có thể ảnh hưởng đến chúng ta về thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi”.
Theo đó các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, huyết áp rối loạn, đau ngực và buồn nôn. Vã mồ hôi, run chân tay, hụt hơi, chứng bụng, nóng cổ, trào ngược:
Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài hước, kết quả làm việc hay học hành giảm sút
Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;
Hành vi: bồn chồn bất an, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, đôi lúc khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh, là những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể gửi đến để báo cho chúng ta biết: Bạn có thể đang đối diện với stress.
“Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại bỏ qua những tín hiệu này và kết quả là chúng ta không kiểm soát được tâm trạng của mình. Với kinh nghiệm gần 30 năm ở Ngành Tâm thần học, theo tôi, những dấu hiệu rất sơ đẳng để nhận diện cơ thể bạn có thể đang bị stress”, bác sĩ Dũng chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Cụ thể:
Thứ nhất là đau cơ: Khi bị đau cổ, chúng ta thường nghĩ đó là do mình đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, các triệu chứng co cơ bắp có thể là một dấu hiệu của stress. Để khắc phục tình trạng này, hãy hít thở sâu khoảng 5- 10 lần và tập trung thả lỏng cơ thể. Đối với cổ, hãy cố gắng xoay cổ và xoa bóp nhẹ nhàng.
Tín hiệu thứ hai: Co giật mí mắt. Nếu bạn đã từng bị co giật mí mắt thì bạn cần hiểu rằng triệu chứng nhất thời không nên bỏ qua bởi tình trạng này được gọi là blepharospasm ( một hình thức rối loạn trương lực cơ)”. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy nhắm mắt lại để mắt được nghỉ ngơi. Ngoài ra nên tránh các công việc khiến cho mắt bạn phải làm việc nhiều. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, hãy kéo dài công việc thêm 20 phút để nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có không gian thoáng đãng.
Tín hiệu thứ ba: Cắn móng tay. Nghe có vẻ rất phi lý nhưng việc cắn móng tay có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo…
Tín hiệu thứ tư : Sâu răng. Lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu răng, nhưng chính stress cũng là một thủ phạm. Các chuyên gia nói rằng, stress dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày. Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu răng. Nếu nghiến răng là thói quen khó bỏ, thì hãy đến gặp các sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất.
Tín hiệu thứ năm : Phát ban. Nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt. Stress có thể gây ra phát ban. Đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt. Chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên các hệ thống miễn dịch histamine đang được tiết ra, gây ra các vết ngứa và mẩn đỏ. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đặt tay vào vùng bụng. Mỗi khi hít vào, tay của bạn sẽ nổi lên và khi thở ra bàn tay sẽ hạ xuống. Hít thở sâu từ 5 đến 10 lần đều đặn trong suốt cả ngày.
Tín hiệu thứ sáu: C ảm giác buồn ngủ. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đó có thể do bạn quá căng thẳng. Hormone stress sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy. Để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng cho những phần việc còn lại.
Tín hiệu thứ bảy: S ự đãng trí. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress mãn tính có thể làm thu hẹp khu hippocampus – một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. May mắn thay, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng của bạn giảm.Nếu muốn não của mình hoạt động tốt bạn cần tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy theo giai điệu sôi động. Tập thể dục sẽ giúp não hoạt động tốt và thậm chí sẽ giúp bạn chịu đựng tốt hơn với những giây phút căng thẳng trong tương lai.
Làm gì đển kiểm soát bệnh này?
Bạn cần nhận biết các yếu tố gây stress, phản ứng cảm xúc của cơ thể, khi có các tác nhân có thể có làm bạn lo lắng hay khó chịu bạn hãy tìm cách điều khiển cơ thể phản ứng với sự căng thẳng đó;
Bạn cần trực tiếp với các tác nhân đó để thay đổi những yếu tố có thể gây stress bằng cách tránh hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng (nghỉ ngơi, rời khỏi môi trường gây căng thẳng);và hãy thử xem căng thẳng như là một điều quen thuộc hơn là một cái gì đó áp đảo mình; tự điều chỉnh phản ứng cơ thể với stress. Bác sĩ khuyên hãy thử tập thở sâu, chậm, điều này sẽ giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường;
Một số kỹ thuật thư giãn, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp bạn tự kiểm soát căng thẳng cơ, nhịp tim và huyết áp. Massage và làm nóng các cơ bắp căng cứng để cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn; tạo một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục (như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ). Cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lí. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp hạn chế căng thẳng…
Mẹ tự hào vì con trai 5 tuổi luôn giữ móng tay gọn sạch, để rồi "chết lặng" vì câu nói của bác sĩ: "May mà đến sớm"
Một người hàng xóm khuyên cô rằng nếu trẻ nhỏ hay cắn móng tay nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu một vi chất nào đó. Nghe vậy Tiểu Vương liền đưa con trai đi khám bác sĩ.
Trẻ nhỏ chưa biết bộc lộ cảm xúc hay có thể diễn tả đúng tâm trạng mà chúng đang gặp phải. Nhưng chúng sẽ thể hiện ra ngoài bằng một vài hành động nhỏ nhặt mà nhiều khi cha mẹ vô tình bỏ qua.
Bà mẹ tên Tiểu Vương ở Trung Quốc có một cậu con trai nhỏ 5 tuổi. Cậu bé rất ngoan ngoãn nhưng có phần ít nói và trầm tính. Cậu bé cũng khá gọn gàng, sạch sẽ trong sinh hoạt và việc giữ vệ sinh cơ thể. Nhất là móng tay của cậu bé luôn gọn và sạch, không bao giờ dính đầy đất đen như những đứa trẻ nghịch ngợm khác.
Tiểu Vương cũng từng thắc mắc, đó là dạo gần đây cô không hề cắt móng tay cho con nhưng móng tay của con trai cô luôn ngắn ngủn, không hề bị dài ra. Cô từng hỏi con trai rằng ai cắt móng tay cho bé thì bé nói bé tự cắt.
Vì công việc bận rộn nên Tiểu Vương cũng không mấy chú ý đến vấn đề đó. Thậm chí cô còn thấy tự hào và vui vẻ khi con trai biết tự lập và biết giữ vệ sinh sạch sẽ.
Bàn tay với các móng tay ngắn ngủn của con trai Tiểu Vương. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng sau một lần tình cờ nhìn thấy con trai dùng miệng cắn móng tay thì cô mới biết cậu bé cắt móng tay bằng cách dùng răng cắn. Một người hàng xóm khuyên cô rằng nếu trẻ nhỏ hay cắn móng tay nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu một vi chất nào đó. Nghe vậy Tiểu Vương liền đưa con trai đi khám bác sĩ.
Thế nhưng khi nghe được câu nói của bác sĩ thì cô không khỏi lặng người. "May mà đến sớm đấy", vị bác sĩ khám cho con trai cô đã nói như vậy.
Thì ra không phải con trai Tiểu Vương có vấn đề về dinh dưỡng mà cậu bé đang mắc phải một một vấn đề về tâm lý. Trong lòng cậu bé có sự lo âu, bất an nên đã dùng hành động cắn móng tay để giải tỏa tâm lý.
Hành động cắn móng tay ở trẻ không hề đơn giản như cha mẹ nghĩ
Theo BS Lê Minh Công - Bệnh viện Tâm thần trung ương II (Đồng Nai), cắn móng tay là một hành vi xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, cả trẻ con, người lớn và người già. Thông thường họ có những biểu hiện chung như rơi vào tình trạng bất an, lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài, thậm chí rối loạn cảm xúc.
"Cắn móng tay như một giải pháp để mang lại cảm giác an toàn, giải quyết những bứt rứt trong người, giải tỏa khó khăn về cảm xúc" - BS Minh Công nhận định.
Với những người cắn móng tay chỉ để thỏa mãn hay giải tỏa stress, căng thẳng thì cắn móng tay giúp họ được thoải mái tạm thời. Nhưng hành vi đó không làm họ thỏa mãn lâu dài, thậm chí có thể làm gia tăng lo âu. Do đó, nếu thấy con có hành vi cắn móng tay, cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên cớ để giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Cha mẹ chớ nên quát mắng con, ra lệnh cho con không được cắn móng tay. Mà hãy dùng những trò chơi hoặc hành động khác để đánh lạc hướng trẻ, làm trẻ bị phân tâm, không còn tập trung vào những lo lắng ấy nữa. Cha mẹ phải tìm hiểu xem con bất an, lo lắng vì điều gì. Hãy trò truyện, tâm sự với con nhiều hơn để trẻ cảm thấy được yêu thương, trong lòng xây dựng được cảm giác an toàn.
Còn đối với trẻ rối loạn tâm thần ở mức độ nặng thì cắn móng tay như một biểu hiện của hành vi cần phải can thiệp. Ví dụ như trẻ tự kỷ cắn móng tay, thậm chí cắn tay thì đó là một hành vi định hình đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cần phải thay đổi, giúp trẻ thích nghi tích cực hơn, xóa bỏ hành vi cắn móng tay.
6 thói quen làm xấu hàm răng Trong cuộc sống có những thói quen chúng ta thấy rất bình thường, nhưng nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu tới răng miệng. Nghiến răng Đây là một trong những thói quen mà cả người lớn và trẻ em đều hay gặp phải. Theo y học thì đây là tình trạng rối loạn vận...