Vì sao các trường Y chưa công bố phương án tuyển sinh 2021?
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố thông tin tuyển sinh lên cổng thông tin của Bộ trước ngày 31/3. Tuy nhiên, đến nay nhiều trường vẫn chưa công bố do đang đợi văn bản chính thức về hướng dẫn tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT.
Đề án tuyển sinh của các trường đại học là thông tin chính thống, cơ sở quan trọng để thí sinh trên cả nước căn cứ vào đó lựa chọn ngành, nghề, phương thức đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, với các trường có sử dụng tiêu chí phụ, việc công bố sớm thông tin tuyển sinh là điều cần thiết để thí sinh cân nhắc, lựa chọn, đối chiếu, đảm bảo quyền lợi khi nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, theo khảo sát tính đến ngày 7/4, nhiều trường vẫn chưa công bố đề án tuyển sinh, trong đó có các trường nhóm Y dược như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược Thái Bình, ĐH Y dược Hải Phòng, ĐH Dược Hà Nội…
Nguyễn Thanh Hà (Đống Đa, Hà Nội) dự định thi vào Y Đa khoa (ĐH Y Hà Nội) không khỏi nóng lòng vì đến thời điểm này vẫn chưa biết phương thức tuyển sinh vào khối trường Y dược năm nay ra sao. “Nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh, nhưng khối các trường Y dược vẫn chưa có thông tin chính thức. Em cảm thấy lo lắng vì nếu có thông tin sớm, em có thể cân nhắc kỹ hơn về việc lựa chọn ngành học, hoặc tính toán lựa chọn các trường theo các nguyện vọng phù hợp với khả năng và điều kiện của trường đưa ra”, Hà cho biết.
Tương tự, Trần Anh Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đang đợi phương án tuyển sinh của các trường khối ngành sức khỏe. Minh cho biết, em có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược Thái Bình. “Em rất hồi hộp và lo lắng đợi thông tin tuyển sinh của các trường. Em cũng đã theo dõi phương án tuyển sinh của các trường những năm gần đây. Nhưng hàng năm các trường đều có những điều chỉnh nhất định, đặc biệt về tiêu chí phụ. Em hy vọng sẽ sớm có thông tin chính thức để thuận tiện trong việc chọn ngành, chọn trường và sắp xếp các nguyện vọng cũng như lựa chọn tổ hợp xét tuyển”, Trần Anh Minh cho biết.
Trường cũng đang đợi Bộ?
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH Y Hà Nội cho biết, bản thân các trường đại học hiện cũng vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn cụ thể, chính thống về quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 từ Bộ GD-ĐT.
“Đến thời điểm này, Bộ vẫn chưa công bố văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2021, các trường đang dựa vào Thông tư 09 năm 2020. Nhưng lịch và kế hoạch tuyển sinh cụ thể năm 2021 phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh, các trường phải ban hành dựa trên kế hoạch của Bộ, chứ không thể tự xây dựng phương án riêng. Trường ĐH Y Hà Nội đã chuẩn bị sẵn đề án tuyển sinh năm 2021, nhưng cần đợi quy định chính thức của Bộ GD-ĐT để đảm bảo những nội dung đưa ra phù hợp, chặt chẽ, bám sát quy định của Bộ GD-ĐT”.
PGS.TS Lê Đình Tùng cho biết, về phía ĐH Y Hà Nội, dự kiến phương thức tuyển sinh cơ bản giữ ổn định như năm 2020, bao gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét dựa vào điểm thi trong đó có một số điểm chú trọng hơn về năng lực ngoại ngữ.
“Chúng tôi cũng hy vọng đề thi năm nay có tính phân loại cao hơn năm 2020 để thuận lợi hơn trong quá trình tuyển sinh của các trường đại học. Trong kỳ thi có 5 thuộc tính gồm giá trị, tin cậy, công bằng, phân loại và thực tế. Khi có đủ 5 giá trị trên, kỳ thi sẽ thực sự có giá trị. ĐH Y Hà Nội không gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh những năm trước, nhưng là trường đặc thù, tuyển được những thí sinh xuất sắc nhất, nên tính phân hóa của kỳ thi cao sẽ càng thuận lợi hơn để chọn được những em thực sự giỏi”, PGS.TS Lê Đình Tùng nói.
PGS.TS Nguyễn Duy Cường, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Y Dược Thái Bình cũng cho biết trường đang trong quá trình vừa đợi văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ vừa cân nhắc đưa ra phương án tuyển sinh năm 2021. Dự kiến, phương thức tuyển sinh sẽ được công bố vào trung tuần tháng 4. Phó Hiệu trưởng ĐH Y dược Thái Bình cũng cho biết, thí sinh có thể yên tâm, về cơ bản, phương thức tuyển sinh của trường không có nhiều khác biệt so với những năm trước. Trường đang tính toán một số điều chỉnh nhỏ, trong tuyển sinh, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công tác xét tuyển của thí sinh./.
Hơn 30 trường ĐH đào tạo y - dược, học phí cao nhất 200 triệu/năm
Năm 2021, có thêm nhiều trường đại học đào tạo ngành y, dược, với mức học phí dao động từ 14,3 triệu tới gần 200 triệu đồng/năm.
Ảnh minh họa
1. Trường ĐH Y Hà Nội
Các ngành đào tạo gồm: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng.
Học phí là 14,3 triệu đồng/năm.
2.Trường ĐH Dược Hà Nội
Đào tạo ngành Dược học và Hóa dược.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
3. Trường ĐH Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa có quyết định thành lập năm 2020 trên cơ sở nâng cấp khoa Y Dược của trường này.
Đào tạo các ngành: Y Đa khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
4.Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
5. Trường ĐH Y tế Công cộng
Đào tạo các ngành: Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng học, Công tác xã hội, Kỹ thuật hồi phục chức năng, Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Học phí: Từ 9,8 đến 14,3 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
Video đang HOT
6. Trường ĐH Y Dược (Đại học Thái Nguyên)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
7. Trường ĐH Y Dược Hải Phòng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
8. Trường ĐH Y Dược Thái Bình
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
9. Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
10. Trường ĐH Y khoa Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
11. Trường ĐH Y Dược (Đại học Huế)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
12. Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
13. Khoa Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều Dưỡng, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
14. Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 30-70 triệu đồng/năm tùy ngành. Năm sau tăng thêm 10% so với năm trước.
15. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Khúc xạ nhãn khoa.
Học phí: Từ 14,3-28,6 triệu đồng/năm tùy vào hộ khẩu của sinh viên.
16. Khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: Từ 55-88 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
Hiện chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học sức khỏe đã được Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua. Theo lộ trình sẽ mở thêm các ngành Điều dưỡng, Y học cổ truyền.
17. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng, Xét nghiệm y học.
Học phí cho chương trình đại trà: 24,6 triệu đồng/năm.
18. Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Đào tạo ngành Dược học;
Học phí: 40 triệu đồng/năm.
19. Trường ĐH Tây Nguyên
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
20. Trường ĐH Duy Tân
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 14,38- 59,6 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
21. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng
Học phí: Từ 25-60 triệu đồng/năm, tùy từng ngành
22. Trường ĐH Buôn Ma Thuột
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt.
Học phí: Từ 27,8-30 triệu đồng/năm.
23. Trường ĐH Phan Châu Trinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm- Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất (Y khoa) là 60 triệu đồng/năm.
24. Trường ĐH Nam Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất khoảng 60 triệu đồng/năm
25. Trường ĐH Tân Tạo
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 40- 150 triệu đồng/năm
26. Trường ĐH Võ Trường Toản
Đào tạo các ngành Y khoa, Dược học.
Học phí ngành Y khoa là 28,05 triệu đồng/học kỳ và Dược học 19,45 triệu đồng/học kỳ.
27. Trường ĐH Trà Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học dự phòng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 400.000 đồng- 466.000 đồng/tín chỉ
28. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Năm nay Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến đào tạo các ngành Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất là 198 triệu/năm
29. Trường ĐH Hoa Sen
Năm 2021, bắt đầu đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
Học phí: Từ 55-180 triệu/năm, tùy ngành.
30. Trường ĐH Văn Lang
Đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Năm 2021, dự kiến mở thêm ngành Y khoa, Y học cổ truyền.
Học phí ngành cao nhất: 165 triệu/năm (4,48 triệu đồng/tín chỉ x 221 tín chỉ (6 năm)= 990 triệu/khóa).
31. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Đào tạo các ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Năm 2021, dự kiến mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng
Học phí: Khoảng 45 triệu đồng/năm cho ngành Dược học (cao nhất)
32. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Đào tạo các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí cao nhất ngành Y khoa là 70 triệu/năm....
Ngoài ra nhiều trường ĐH có đào tạo ngành y như: Trường ĐH Yersin Đà Lạt, Lạc Hồng, Đông Á, Thành Đô, Đồng Nai, Bình Dương, Đại Nam...
Bộ GD-ĐT nói gì?
Trước tình trạng nhiều trường ĐH tư thục "đua" nhau mở ngành Y, Bộ GD-ĐT cho biết, việc các trường đại học mở các ngành và tổ chức đào tạo ngành sức khỏe là nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cấp thiết cho thị trường lao động.
Theo quy định, "các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật". Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực.
Theo Bộ GD-ĐT, để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là các trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 do Bộ GD-ĐT ban hành về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD-ĐT cũng đã quy định tiêu chí cụ thể về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành sức khoẻ, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong thông tư này, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe còn phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định.
Tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù. Bộ GD-ĐT sẽ quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Bộ GD-ĐT cho biết, hàng năm, Bộ cũng sẽ thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh
Nam sinh 10 năm được cõng đến nhập học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, không có bạn thân bên cạnh Nam sinh 10 năm được bạn cõng đến trường chính thức nhập học vào ĐH Bách khoa Hà Nội vào sáng 9/10. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên cậu xuất hiện mà k có bạn thân bên cạnh sau 10 năm đồng hành. Nam sinh 10 năm được bạn cõng đến nhập học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, không có...