Vì sao các nước sản xuất dầu quyết không giảm sản lượng?
Dù thế giới dư thừa dầu thô, các nhà sản xuất lớn như Nga, Ả Rập Xê Út, Qatar và Venezuela cũng chỉ quyết định đóng băng hạn ngạch. Vì sao các nước sản xuất dầu nhất quyết không giảm sản lượng?
Châu Á là lý do khiến các nước sản xuất dầu lớn thế giới chưa lùi bước trong cuộc chiến sản lượng – Ảnh: AFP
Thị trường toàn cầu đang có cung vượt cầu đến 1,5 triệu thùng/ngày, con số tương đương sản lượng dầu mỏ của Angola. Theo CNN, các nước sẵn sàng đóng băng sản lượng dầu thô ở mức tháng 1 như Nga, Ả Rập Xê Út hiện cũng chưa thể hiện rằng họ muốn đi xa hơn đến mức giảm hạn ngạch. Lý do cho việc này nằm ở châu Á.
Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất dầu lớn khác ở Trung Đông, bao gồm Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, cùng Nga đã và đang bơm gần như toàn bộ năng lượng họ có về các nước nơi nhu cầu dầu thô vẫn đang tăng.
Ngay lúc này, châu Á là mỏ vàng của ngành công nghiệp dầu mỏ. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường nhận được sự chú ý lớn nhất.
Video đang HOT
“Khi bạn gộp tất cả quốc gia châu Á lại với nhau, bạn sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu mỗi năm khoảng từ 700.000 đến 800.000 thùng/ngày. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng nhu cầu thế giới năm nay từ 1,3 đến 1,4 triệu thùng/ngày, từ 2/3 đến khoảng 70% mức này thuộc về châu Á”, Fereidun Fesharaki, người sáng lập kiêm chủ tịch hãng FACTS Global Energy cho biết.
Dù kinh tế tăng trưởng chậm, Trung Quốc vẫn nhập khẩu kỷ lục 7,8 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 12.2015, tương đương với mức tăng trưởng nhu cầu vững chắc hằng năm là 9%, theo nghiên cứu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ấn Độ theo sau với 4,2 triệu thùng dầu nhập khẩu mỗi ngày, mức tăng trưởng 7%/năm.
Miếng bánh của Ấn Độ và Trung Quốc trong chiếc bánh nhu cầu dầu thế giới đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, lên mức 16% và được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2040.
UAE chắc chắn cho Ấn Độ vị trí ưu tiên. Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed Al-Nahyan vừa hoàn tất chuyến thăm cấp cao đến Ấn Độ nhằm mở rộng quan hệ thương mại song phương vốn đang ở ngưỡng 60 tỉ USD/năm. Năng lượng là trụ cột trong quan hệ trên và nhu cầu dầu thô Abu Dhabi của Ấn Độ là 300.000 thùng/ngày.
Bộ trưởng Ngoại giao UAE Anwar Gargash nói: “Con số đó có thể lên cao hơn nữa và vẫn còn nhiều, nhiều khu vực để khám phá trong lĩnh vực dầu mỏ”. Ông Anwar Gargash xác định xây dựng kho dự trữ chiến lược, bán nhiều dầu hơn đến Ấn Độ và tinh chế dầu thô thành xăng và các sản phẩm khác nhiều hơn nhằm kích cầu tiêu thụ.
Nguy cơ lớn nhất đối với các nhà sản xuất dầu là tăng trưởng kinh tế yếu đi. Mức giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc còn chưa rõ ràng, trong khi nhu cầu dầu thô của Nhật Bản đã bắt đầu hạ.
Song yếu tố trên không ngăn cản các cường quốc năng lượng khỏi việc liên kết chiến lược với Trung Quốc. Ả Rập Xê Út và Đại lục đã thành lập các nhà máy lọc dầu trên lãnh thổ hai nước và củng cố hợp tác. Còn Nga thì ký thỏa thuận dầu khí kéo dài 30 năm với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vào tháng 6.2014. Cuộc cạnh tranh ở châu Á là trò chơi mới của thị trường dầu mỏ hiện nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Các nước sản xuất dầu lớn sắp đi đến thỏa thuận về sản lượng
Các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vốn đang tìm cách kiềm chế 'cơn lũ' nguồn cung để tăng giá thành, vừa đồng ý kết thúc đàm phán về sản lượng dầu vào đầu tháng 3 tới đây.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói với một kênh truyền hình Nga: "Chúng tôi đã đồng ý rằng tất cả các cuộc thảo luận sẽ hoàn tất vào ngày 1.3 tới đây". Các quốc gia công khai ủng hộ thỏa thuận cung cấp đến 3/4 lượng dầu thô thế giới, vì thế, đây sẽ là "một tín hiệu tích cực" cho thị trường, ông Novak cho biết.
Ả Rập Xê Út, Nga, Venezuela và Qatar đã đạt được thỏa thuận sơ bộ tại cuộc đàm phán ở Doha trong tuần này nhằm đóng băng hạn ngạch dầu thô ở mức của tháng 1, nếu các nước khác cũng làm điều tương tự.
Thành công đáng chú ý của thỏa thuận nằm ở thái độ của Iran, nước trước đó tuyên bố tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày sau khi được dỡ bỏ các lệnh cấm vận quốc tế. Iran đã tỏ ra "có tính xây dựng" về kết quả đàm phán ở Doha, dù không đưa ra bất cứ tín hiệu nào về việc có tham gia thỏa thuận hay không, ông Novak cho hay.
Tham vấn ý kiến của các nước không phải là thành viên Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Na Uy và Mexico cũng đem lại kết quả tích cực.
Interfax đưa tin ông Vladimir Voronkov, phái viên của Nga đến đám phán với OPEC ở Vienna (Áo) cho biết các cuộc thảo luận giữa Nga và OPEC về chuyện cắt giảm sản lượng vẫn không đủ để loại trừ khả năng thị trường dầu mỏ tiếp tục xấu đi.
Thỏa thuận ở Doha là động thái phối hợp hành động đầu tiên giữa hai nhà sản xuất lớn nhất (Nga và Ả Rập Xê Út) trong hơn một thập niên. Chuyện nhất trí đóng băng sản lượng chỉ là khởi điểm của quá trình sẽ tiến thêm nhiều bước trong những tháng tới, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi tuyên bố. Mức giá 50 USD/thùng dầu là chấp nhận được đối với nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng trong dài hạn.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út 'không sẵn sàng' cắt giảm sản lượng dầu Ả Rập Xê Út "không sẵn sàng" cắt giảm sản lượng dầu, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir tuyên bố sau khi nước này đồng ý với Nga trong thỏa thuận đóng băng hạn ngạch. Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir - Ảnh: AFP "Các nhà sản xuất khác muốn hạn chế hoặc đồng ý...