Chuyên gia pháp lý: Ông Trump ‘vẫn chiến thắng’ dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kháng cáo yêu cầu quyền được miễn trừ của tổng thống đã trì hoãn phiên tòa 6 tháng, lâu hơn nhiều so với thời gian mà tòa án tối cao cần để giải quyết các vụ án cấp cao trong quá khứ như Hồ sơ Lầu Năm Góc hay cuốn băng Watergate.
Ông Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáng 1/7 (giờ địa phương), Tòa án Tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết về quyền miễn trừ của tổng thống đối với ông Trump, với khả năng định hình lại quyền lực của cơ quan hành pháp cao nhất quốc gia và đẩy cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 theo hướng khó lường.
Trọng tâm thách thức của cựu Tổng thống Donald Trump – xuất phát từ các cáo buộc liên bang mà ông phải đối mặt vì nỗ lực lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 – là liệu một cựu Tổng Tư lệnh có được hưởng quyền miễn trừ hình sự đối với các hành vi mang tính chất công vụ được thực hiện khi còn ở Nhà Trắng hay không.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là “giành chiến thắng” trong cuộc chiến.
Các chuyên gia pháp lý chỉ ra việc tòa đưa ra phán quyết một cách chậm chạp đã giúp ông Trump câu giờ, khiến phiên tòa xét xử những cáo buộc mà công tố viên đặc biệt Jack Smith kiến nghị khó có thể hoàn thành trước Ngày bầu cử 5/11. Nói cách khác, phán quyết này có thể đã quá muộn để tổ chức bất kỳ phiên tòa hình sự nào trong số ba phiên tòa hình sự đang chờ thụ lý của ông Trump trước ngày tổng tuyển cử.
Norm Eisen, người từng đảm nhiệm vị trí cố vấn đặc biệt cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện trong phiên luận tội đầu tiên của ông Trump, cho biết: “Bằng cách trì hoãn quá lâu đến mức khó có thể tiến hành một phiên tòa, các thẩm phán đã thành công trong việc trao quyền miễn trừ cho ông ấy cho dù sau này nội dung phán quyết có là gì đi chăng nữa”.
Đồng quan điểm, Laurence Tribe – một giáo sư luật tại Đại học Harvard – nhận định: “Rõ ràng là tòa án đã cố tình trì hoãn mọi việc… Lẽ ra có thể dễ dàng đưa ra phán quyết sớm hơn nhiều… Có thể đã thụ lý vụ việc vào tháng 12/2023 khi công tố viên đặc biệt yêu cầu xét xử trực tiếp, hoặc họ có thể từ chối tiếp nhận đơn kháng cáo sau khi tòa phúc thẩm đã bác bỏ kháng cáo trước đó. Nếu như vậy, giờ phiên toà đã kết thúc”.
Một lý do khiến nhiều người chỉ trích Tòa án Tối cao đưa ra quyết định chậm chạp là vì các thẩm phán đã ra phán quyết nhanh chóng trong các vụ án liên quan đến những nhân vật cấp cao khác. Có thể lấy ví dụ như phán quyết yêu cầu cựu Tổng thống Richard Nixon trả lại các cuốn băng bí mật về những đoạn hội thoại trong Nhà Trắng cho công tố viên đặc biệt 16 ngày sau một buổi tranh tụng tại toà vào tháng 7/1974.
Hiện tại, ông Trump phải đối mặt với các cáo buộc liên bang ở Florida và các cáo buộc cấp bang ở Georgia. Tháng trước, cựu Tổng thống đã bị tòa án ở New York kết tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến một thỏa thuận tài chính do một cộng sự cũ của ông dàn xếp với một diễn viên phim người lớn trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Ông Trump lại 'câu giờ'?
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực pháp lý nhằm tránh bị kết tội trong cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.
Luật sư của ông Donald Trump kêu gọi Tòa án Tối cao Mỹ xác định rằng các tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố hình sự đối với các hành động mà họ thực hiện khi đương chức, tờ The Guardian đưa tin.
Đây là một phần trong nỗ lực pháp lý nhằm bác bỏ cáo buộc hình sự nhắm vào ông Trump, liên quan cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Yêu cầu trên đã được ông Trump nêu ra trong một bản tóm tắt 67 trang và gửi đến Tòa án Tối cao Mỹ hôm 19.3, theo Reuters. Dự kiến, cuộc tranh luận trực tiếp diễn ra vào ngày 25.4 tới. Khi đó, các thẩm phán sẽ xem xét liệu một cựu tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố hay không và ở mức độ nào.
Ông Trump vận động tranh cử ở bang South Carolina hôm 14.2. ẢNH REUTERS
Theo bản tóm tắt, ông Trump lập luận rằng tổng thống "không thể hoạt động" và "không thể giữ được sự độc lập quan trọng của mình" nếu sau khi rời nhiệm sở, họ có nguy cơ bị truy tố hình sự về các hành động khi tại vị.
Ông Trump lưu ý rằng nếu không có sự đảm bảo về quyền miễn trừ tuyệt đối, nỗi lo có thể bị truy tố sẽ khiến các tổng thống tương lai không thể thoải mái thực hiện hành động mà không bị các công tố viên nghi ngờ sau này.
Ông nhắc lại rằng các tổng thống chỉ có thể bị truy tố nếu họ đã bị kết án trong một phiên tòa luận tội tại Thượng viện.
Theo cựu tổng thống, nếu các thẩm phán Tòa Tối cao đồng ý rằng ông được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố, thì họ cũng nên bác bỏ toàn bộ bản cáo trạng.
Cả hai ông Biden-Trump về đích, sẽ tái đấu giành ghế Tổng thống Mỹ
Các luật sư của ông Trump đã thúc đẩy các yêu cầu miễn trừ từ tháng 10.2023. Đây là một hình thức kháng cáo tạm thời, giúp hoãn quy trình xét xử.
Việc tạm dừng vụ án rất quan trọng vì chiến lược tổng thể của ông Trump là tìm cách trì hoãn các cáo buộc pháp lý đến sau khi cuộc bầu cử năm nay kết thúc. Ông hy vọng rằng việc giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai có thể giúp ông tự ân xá hoặc cho phép ông bổ nhiệm một Bộ trưởng Tư pháp trung thành để hỗ trợ ông.
Triển vọng tái đắc cử của ông Trump đang nằm trong tay Tòa án Tối cao? Một phiên tòa nhanh chóng - và một bản kết tội - sẽ thay đổi cuộc đua tới Nhà Trắng 2024. Lúc này, Tòa án Tối cao Mỹ đang được yêu cầu ngăn chặn mọi sự chậm trễ. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Công tố viên đặc biệt Jack Smith hiện đang đối đầu trước Tòa án Tối cao, trong một...