Vì sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?
Tất cả chúng ta đều biết có cá nước ngọt và cá biển. Vậy bạn có biết tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển dù chúng đều biết bơi như nhau?
Cá nước ngọt là gì?
Có hơn 8.600 loài cá nước ngọt được biết đến trên thế giới, bao gồm hơn 30 phân loại khác nhau. Thực tế, bất kỳ loài cá nào có thể sống trong nước có độ mặn 0.003% đều có thể được gọi là cá nước ngọt, nhưng phần lớn trong số chúng là những loài cá sẽ không bao giờ rời khỏi nước ngọt trong suốt vòng đời của mình. Chúng chủ yếu ăn thực vật và thức ăn hỗn hợp, hiếm khi ăn thịt. Chỉ cần có nước ngọt, dù là ở nơi lạnh giá như Nam Cực hay suối nước nóng ấm áp, bạn cũng có thể tìm thấy cá nước ngọt.
Cá nước ngọt là loài cá có thể sống trong nước có độ mặn 0.003%. Ảnh minh họa: Internet
Cũng có một số ít loài cá chỉ sống ở nước ngọt trong một giai đoạn nhất định trong đời. Chúng thường là loài cá di cư, vào mùa xuân sẽ bơi ngược dòng lên thượng nguồn để sống. Khi nhiệt độ giảm dần, chúng sẽ theo dòng sông trở lại biển để sống qua mùa đông.
Tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?
Video đang HOT
Như chúng ta đã biết, nước biển có hàm lượng muối rất cao, nhưng cá biển có thể sống an toàn ở đó. Điều này là do chúng có các tế bào tiết clorua, lọc muối trong nước hiệu quả, giúp cân bằng nước và muối trong cơ thể cá. Trong khi đó, cá nước ngọt thì hấp thụ chất clorua qua mang.
Cá nước ngọt không thể sống ở biển vì cơ thể chúng không có cấu tạo để lọc muối. Thả ra biển, chúng nhanh chóng mất nước dẫn đến mất mạng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, bề mặt da, khoang miệng và niêm mạc bụng cá biển là một loại màng bán thấm, khác với cá nước ngọt. Loại màng này có thể chặn nước biển hiệu quả hơn. Để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài cơ thể, cá biển sẽ liên tục nuốt nước biển, sau đó giữ lại nước biển trong miệng thông qua màng, rồi lọc qua mang và hấp thụ nước đã khử muối, loại bỏ muối ra khỏi miệng.
Nhưng đối với cá nước ngọt thì điều này lại khó khăn. Chúng ta đều biết vết thương đau khi chạm vào muối do chênh lệch thẩm thấu, trường hợp cá nước ngọt thả xuống biển cũng tương tự. Nước sẽ liên tục xâm nhập vào tế bào do sự chênh lệch thẩm thấu. Nồng độ nước biển cao hơn nước trong cơ thể cá nước ngọt, áp suất thẩm thấu sẽ đẩy nước ra bên ngoài liên tục, gây ra tình trạng mất nước của tế bào, khiến cá không thể tồn tại.
Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên "tuyệt chủng do con người"
Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa tuyên bố Urolophus javanicus là loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng do con người.
Loài cá biển vừa "tuyệt chủng do con người", có danh pháp khoa học Urolophus javanicus này thường được gọi là cá đuối gai độc Java hoặc cá đuối Java.
Tin tức được các nhà khoa học mô tả là "lời cảnh tỉnh gây sốc" đã được IUCN đưa ra trong bản cập nhật mới nhất của Sách Đỏ - phiên bản quốc tế của IUCN.
"Quái vật" bí ẩn, chỉ có ở Đông Nam Á vừa được tuyên bố tuyệt chủng do con người - Ảnh: BẢO TÀNG BERLIN
Đánh giá của nhà sinh vật học bảo tồn Julia Constance từ Đại học Charles Darwin (Úc) cho biết loài độc lạ này có kích thước bằng một chiếc đĩa ăn, được biết đến đầu tiên qua một mẫu vật được thu thập ở chợ cá Jakarta - Indonesia vào năm 1862.
Nó vẫn luôn là một loài bí ẩn kể từ đó.
Các loài thuộc quần thể cá đuối Java từ lâu đã bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc đánh bắt cá cường độ cao, đôi khi kém kiểm soát, điều đã dẫn đến sự suy giảm của quần thể này vào những năm 1870.
Vịnh Java, nơi loài vừa bị tuyên bố tuyệt chủng do con người xuất hiện, là khu vực bị công nghiệp hóa mạnh mẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường.
Những tác động này được đánh giá là "đủ nghiêm trọng tới mức không may gây ra sự tuyệt chủng cho loài này".
Cũng theo bản cập nhật này, một phần tư trong số các loài cá nước ngọt hiện nay được phân loại là "có nguy cơ tuyệt chủng", với 20% bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu.
Sách Đỏ hiện chứa ít nhất 120 loài cá biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài loài ở Java, cá đuối Tasmania (Zearaja maugeana), được mệnh danh là "hóa thạch sống" bởi dòng dõi lâu đời hàng triệu năm tuổi, cũng đang tiến gần đến tình cảnh tuyệt chủng khi dòng chảy bị thay đổi từ hoạt động nuôi cá hồi Đại Tây Dương gần khu vực chúng sinh sống đã đẩy số cá thể xuống còn dưới 1.000.
Ngoài ra, hàng loạt cá nước ngọt cũng "bấp bênh" bên bờ vực tuyệt chủng theo danh sách hiện hành.
Tờ Science Alert dẫn lời bà Kathy Hughes, đồng Chủ tịch của Nhóm chuyên gia về Cá nước ngọt thuộc Ủy ban Sinh tồn loài (SSC) của IUCN cho biết cá nước ngọt hiện chiếm hơn một nửa số loài cá được biết đến trên thế giới, một sự đa dạng khó hiểu vì hệ sinh thái nước ngọt chỉ chiếm 1% môi trường sống dưới nước.
Những loài đa dạng này không thể thiếu đối với hệ sinh thái và rất quan trọng đối với khả năng phục hồi chung của hệ sinh thái đó, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bị tuyệt chủng.
9 nhóm động vật là đồng minh lớn của con người trước biến đổi khí hậu Trong bài trước, chúng ta nói về 9 nhóm động vật có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong việc giảm khí thải nhà kính là cá biển, cá voi, cá mập, sói xám, linh dương đầu bò, rái cá biển, bò xạ hương, voi rừng châu Phi và bò rừng châu Mỹ. Cả bò và sói đều là đồng minh...