Vì sao Bình Phước, Đắk Nông tăng hạng ấn tượng về chuyển đổi số?
Theo xếp hạng của Bộ TT&TT, năm 2021 Bình Phước và Đắk Nông đều đã có những bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số, tăng lần lượt 16 và 13 bậc.
Kết quả này có được trước hết là nhờ vào tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh.
Trong tháng 8 và tháng 9, hơn 5.000 đại biểu tại 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã tham gia chương trình tập huấn “ Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân – Hướng đến một quốc gia số toàn diện”, có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Australia qua Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên (AAGF) do chương trình Aus4Skills quản lý.
Một phiên tập huấn về chuyển đổi số tại tỉnh Bình Phước (Ảnh: M.Ngọc)
Theo kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 do Bộ TT&TT thực hiện, Bình Phước đứng thứ 9/63 tỉnh thành, tăng 16 bậc so với năm 2020; và Đắk Nông đứng thứ 41, tăng 13 bậc so với năm 2020.
Kết quả đánh giá của Bộ TT&TT cũng cho thấy, Bình Phước đã có sự cải thiện rõ nét 2 trụ cột chính quyền số và kinh tế số, với chính quyền số tăng 16 bậc và kinh tế số tăng 23 bậc. Với Đắk Nông, thứ hạng ở cả 2 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số cũng được cải thiện, tăng lần lượt 14 và 5 bậc so với năm 2020.
Dù đang ở mức độ khác nhau về chuyển đổi số, cả 2 địa phương đều quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Trong đó, Tỉnh ủy Đắk Nông đặt mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện để trở thành tỉnh trung bình khá của cả nước vào năm 2030.
Còn với Bình Phước, lãnh đạo tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh; 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích người dân áp dụng CNTT vào mọi lĩnh vực.
Video đang HOT
Năm 2021, Bình Phước đã tăng 16 bậc về xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, xếp thứ 9 trên toàn quốc.
Theo đánh giá của chuyên gia Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT), các địa phương dẫn đầu cũng như những tỉnh thành có nhiều cải thiện về thứ hạng chuyển đổi số đều là những địa phương mà lãnh đạo có sự quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm dự án và đồng Trưởng nhóm nghiên cứu Quản lý chuyển đổi thông minh tại Đại học RMIT Việt Nam cũng đánh giá cả Bình Phước và Đắk Nông đều có những bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số. Kết quả này có được trước hết là nhờ vào tầm nhìn và sự cầu thị của lãnh đạo các tỉnh.
Nội dung các buổi tập huấn chỉ ra thực trạng, thách thức, các lỗi thường gặp cũng như chiến lược, cách xây dựng năng lực, trọng tâm của chuyển đổi số, các nguyên tắc và trình tự triển khai… “Tuy nhiên, lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đóng vai trò tiên phong trong việc trau dồi kiến thức, ưu tiên nguồn lực, làm gương và truyền cảm hứng để mang lại kết quả thực chất”, Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung trao đổi tại chương trình tập huấn. (Ảnh: M.Ngọc)
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực số tại mỗi tỉnh chia thành các nội dung được thiết kế riêng cho 3 nhóm đối tượng khác nhau là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Trong đó, với lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương, các chuyên gia chia sẻ về khái niệm chuyển đổi số, Chính phủ số và chính quyền số; cũng như các chiến lược liên quan đến quản lý khả năng chuyển đổi số và các giải pháp mới nhất giúp thúc đẩy chính quyền số ở cấp địa phương.
Với các đại biểu đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, chương trình cập nhật kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nội dung tập trung vào số hóa dữ liệu kinh doanh; áp dụng công nghệ số để tự động và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quản lý, sản xuất kinh doanh; chuyển đổi mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, chương trình cũng nâng cao năng lực số trong thời kỳ hậu Covid cho hàng ngàn người dân với hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cùng chia sẻ theo chủ đề “Sống – Làm việc – Giải trí”, với nhiều nội dung liên quan tới an toàn thông tin.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao của Đại học RMIT, thành viên nhóm chuyên gia tập huấn chuyển đổi số cho biết: “Nhóm thiết kế nội dung huấn luyện bám sát nhu cầu cụ thể của lãnh đạo chính quyền, cũng như mức độ số hóa của doanh nghiệp và người dân từng tỉnh. Lấy ví dụ lần tập huấn này ở Bình Phước, nhóm đã chia sẻ các mô hình và bài học chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây”.
Đại diện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp số tỉnh Bình Phước tham gia tập huấn, ông Nguyễn Minh Hiếu cho biết, dự định sử dụng kiến thức thu được từ chương trình để đánh giá lại sức khỏe của việc chuyển đổi số tại hợp tác xã.
“Tới đây chúng tôi có thể cập nhật để triển khai chuyển đổi số tốt hơn cho các thành viên hợp tác xã cũng như lan tỏa ra cho cộng đồng, hỗ trợ bà con và các doanh nghiệp khác thực hiện chuyển đổi số”, ông Nguyễn Minh Hiếu chia sẻ.
Walmart và Ford nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng chuyển đổi số
Nhờ tập trung vào chuyển đổi số xoay quanh dữ liệu, Walmart và Ford đã có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Trong chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ đầu tư để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số nhằm tư duy lại về doanh nghiệp xoay quanh công nghệ số. Một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng và cách thức vận hành ở hậu trường.
Một khi hành trình chuyển đổi số bắt đầu, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm và dữ liệu mới để xác định cơ hội tăng trưởng mới. Hai ví dụ dưới đây của Walmart và Ford cho thấy, các công ty không chỉ tạo ra một ứng dụng, mà còn thực sự nghĩ lại về các nỗ lực chuyển đổi số sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững như thế nào.
Walmart
Là một đại gia bán lẻ truyền thống, Walmart bắt đầu chuyển đổi số khi mở một chợ điện tử. Dù vậy, chuyển đổi số vẫn đang diễn ra, không dừng lại ở website ban đầu. Chuyển đổi số đồng nghĩa doanh nghiệp phải tái tập trung công việc xoay quanh công nghệ số, cả ở nội bộ lẫn bên ngoài.
Walmart viết ứng dụng di động và website để khách hàng có thể mua hàng hóa qua mạng. Sau khi phân tích hành vi khách hàng từ ứng dụng, họ bổ sung các dịch vụ như nhận hàng trong ngày, đặt hàng di động, mua trước trả sau.
Để có thể chuyển đổi số thành công, Walmart ưu tiên khả năng tiếp cận dữ liệu cho tất cả mọi người trong nhóm. Phá bỏ các khoảng cách giữa từng nhóm, cho phép nhân viên hành động nhanh và cụ thể để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Giám đốc Tiếp thị di động Walmart - Sherry Thomas-Zon - nhận xét dữ liệu và khả năng tiếp cận dữ liệu vô cùng quan trọng với các hoạt động số. "Nhóm tiếp thị và sản phẩm của chúng tôi luôn nhìn vào các con số. Bạn không thể làm việc nhanh chóng nếu không có công cụ phân tích và dữ liệu dịch vụ cho tiếp thị, đặc biệt trong một tổ chức lớn như Walmart. Nó giúp nhóm của chúng tôi hoạt động nhanh nhạy, bất chấp quy mô và lượng dữ liệu thu thập, phân tích ngày một lớn".
Ford
Ford theo đuổi nhiều sáng kiến chuyển đổi số, bao gồm dùng công nghệ để chuyển đổi và cải thiện quy trình tại một trong các nhà máy lớn nhất của hãng. Nếu không có sẵn linh kiện, công việc của công nhân sẽ bị trì hoãn và làm chậm quy trình sản xuất. Vì thế, Ford giới thiệu hệ thống theo dõi khối lượng của các linh phụ kiện khác nhau, đảm bảo chúng luôn có đủ khi cần thiết.
Năm 2016, nhà sản xuất xe hơi Mỹ mang đến ứng dụng FordPass cho khách hàng. Nó giúp chủ xe Ford điều khiển phương tiện từ xa. Chẳng hạn, tài xế có thể theo dõi mức xăng, mở/khóa xe ngay trên điện thoại.
Ford tận dụng dữ liệu từ hành vi của người dùng trên ứng dụng để nâng cấp trải nghiệm trên chính nó. Đầu tiên, nhóm sản phẩm sẽ nhóm các khách hàng dựa trên hành vi của họ. Sau đó, dựa trên hoạt động của mỗi nhóm, Ford sẽ cá nhân hóa trải nghiệm để mang đến giá trị cao hơn cho khách hàng.
Điểm chung của Ford và Walmart là dùng chuyển đổi số để thu thập thông tin chi tiết về cách người dùng tương tác với sản phẩm. Sau đó, họ ra các quyết định dựa trên dữ liệu để mang nhiều giá trị hơn đến khách hàng.
Chuyển đổi số đồng nghĩa với thay đổi cách doanh nghiệp vận hành. Vì thế, nó đi cùng với hàng loạt thách thức và đòi hỏi nhiều công sức. Các bộ phận sẽ phải từ bỏ thói quen cũ, làm quen với cấu trúc và cách thức hợp tác mới, đón nhận vai trò mới và phát triển kỹ năng mới.
Mọi thứ đều mất thời gian và khi tích hợp hệ thống mới vào cái cũ, các bộ phận có nguy cơ gặp xáo trộn và chia cách. Một cách để vượt qua những khó khăn này là lên kế hoạch, đưa ra lộ trình chuyển đổi số từ trước, vạch chiến lược tích hợp và nêu chi tiết nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến từng nhóm. Tiếp theo, chia sẻ với toàn bộ công ty để mọi người dùng nó như điểm tham khảo. Dùng một công cụ quản lý dự án để các thành viên trong nhóm biết được "bức tranh lớn" và theo dõi các chi tiết như nhiệm vụ mà họ được giao. Doanh nghiệp nên đưa các kỹ năng số vào trong kế hoạch phát triển nhân viên của mình, cung cấp cơ hội để nhân viên học tập và theo sát tiến độ của họ.
Chuyển đổi số là một hành trình, không phải đích đến. Công nghệ mới và hành vi tiêu dùng mới luôn xuất hiện, vì thế, doanh nghiệp luôn trong trạng thái thử nghiệm và cải thiện. Một điều quan trọng cần ghi nhớ, đó là đặt khách hàng ở trung tâm của chiến lược. Hãy xem khách hàng như ánh sáng dẫn lối chuyển đổi số. Bạn càng thu thập được nhiều dữ liệu về khách hàng, bạn càng nâng cao được trải nghiệm cho họ. Nó sẽ dẫn đến niềm tin và lòng trung thành lớn hơn, đồng nghĩa với doanh thu bền vững.
Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo là đích đến trong tương lai Trí tuệ nhân tạo là một trong những vấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Các khách mời thảo luận và trả lời các câu hỏi của khán giả về trí tuệ nhân tạo và các thông tin liên quan. Ảnh: Giang Huy Thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt...