Vì sao bạn bị đau mắt cá chân?
Đau mắt cá chân có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dù bạn thường xuyên chơi thể thao hay chỉ tập luyện bằng hình thức đi bộ thì đều có thể bị đau mắt cá chân.
Chấn thương khi vận động hoặc chơi thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mắt cá chân – SHUTTERSTOCK
Không phải mọi trường hợp đau mắt cá chân đều cần đến bệnh để điều trị. Nó phụ thuộc vào những nguyên nhân gây đau khác nhau.
Bong gân là một trong những chấn thương thể thao thường gặp nhất. Bong gân sẽ ảnh hưởng đến dây chằng ở mắt cá chân. Dấu hiệu của bong gân là sưng, bầm tím và đau khi chạm vào, theo Reader’s Digest.
Bong gân có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Trong phần lớn trường hợp, người bị bong gân cần phải nghỉ ngơi, chườm nước đá, có thể băng lại nếu cần thiết. Trong trường hợp nặng, bong gân cần phải áp dụng vật lý trị liệu, theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ (AAOS).
Dây thần kinh bị tổn thương
Đau ở mắt cá chân thường là do chấn thương ở mắt cá. Nhưng trong một số trường hợp, đau mắt cá chân lại là do vấn đề ở một nơi khác, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Selene Parekh thuộc Hệ thống chăm sóc sức khỏe Đại học Duke (Mỹ) cho biết.
Video đang HOT
Dây thần kinh ở lưng, đầu gối bị tổn thương cũng có thể làm đau mắt cá chân, Cơn đau ấy sẽ có giác tê và ngứa ran, ông nói thêm.
Bệnh gout
Gout là một dạng của viêm khớp. Nguyên nhân bệnh là do sự tích tụ a xít uric trong máu, dẫn đến sự hình thành các tinh thể trong khớp xương và gây đau đớn.
Khi bị gout, cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau, trong đó có mắt cá chân. A xít uric xuất hiện từ quá trình phân hủy chất purin. Nạp các loại thực phẩm giàu purin như cá, sò, óc, nội tạng, thịt đỏ và uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị gout.
Nếu cảm thấy đau mỗi khi ăn các loại thực phẩm trên mà bị đau xương khớp thì hãy đi khám bác sĩ, ông Parekh cho hay.
Gãy xương
Một chấn thương hay bị trẹo chân khi vận động hoặc chơi thể thao có thể dẫn đến gãy mắt cá chân.
Hãy đến khám bác sĩ để được điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể chụp X-quang để đánh giá vết thương. Trong một số trường hợp, vết thương cần phải được bó bột, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
Mẹo sơ cứu những thương tổn thường gặp mà không cần đến bác sĩ
Đây là những mẹo mà mọi người cần biết để tự bảo vệ và chữa trị cho mình khi bị thương. Chúng thực sự cần thiết vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đến bệnh viện hay tìm bác sĩ. Tất nhiên, nếu trường hợp nặng, phải đến ngay bệnh viện.
Chườm nước đá vào vết bong gân hay bầm tím có thể giúp giảm đau - SHUTTERSTOCK
Lấy nhẫn ra khỏi ngón tay đang bị sưng
Ngón tay đang đeo nhẫn bị sưng thường là tình huống vô cùng khó khăn. Ngón tay sưng to và đau khiến không thể tháo chiếc nhẫn ra. Cách mọi người hay nghĩ đến là cắt chiếc nhẫn. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng hơn nhiều.
Ví dụ: Nếu ngón áp út ở bàn tay trái đang đeo nhẫn và phần đốt ngón tay bị sưng to khiến không thể tháo nhẫn ra. Hãy lấy một sợi chỉ nha khoa thật dài rồi xâu qua phần giữa chiếc nhẫn và da.
Sau đó, dùng ngón tay cái bàn tay trái giữ chặt một đầu sợi chỉ. Tay phải cầm đầu còn lại của sợi chỉ và quấn quanh chỗ sưng của ngòn áp út một cách nhẹ nhàng. Hãy quấn sợi chỉ dài bao phủ dọc bề mặt của đốt tay bị sưng.
Cách này sẽ làm giảm chu vi ở phần bị sưng. Sau đó, chúng ta có thể từ từ rút chiếc nhẫn ra, theo Reader's Digest.
Với cách này, trong một số tình huống có thể không thành công nhưng nếu thực hiện được, nó có thể bảo vệ cả ngón tay bị sưng mà không phải cắt hư chiếc nhẫn.
Bong gân hay bầm tím
Bong gân hay vết bầm tím có thể gây sưng. Nếu vết sưng gây đau nhiều thì cách tốt nhất là đừng cử động phần đó.
Hãy chườm nước đá vào phần bị thương trong khoảng 10 phút, sử dụng một chiếc khăn để lót giữa da và nước đá để tránh da bị lạnh quá mức. Cách này sẽ giúp giảm đau.
Sau khi chườm, hãy băng và cố định lại chỗ bị thương bằng loại băng thun đàn hồi. Lưu ý đừng quấn quá chặt vì như vậy sẽ làm giảm lưu thông máu, theo Reader's Digest.
Hãy nghỉ ngơi và đặt vết thương ở vị trí cao hơn đầu, nẹp lại để cố định vết thương, không cử động phần đó để tránh bị nặng thêm.
Mắc nghẹn không thở được
Nếu ai đó đang ăn mà đột nhiên họ không nói được với vẻ mặt hoảng hốt, tay ôm cổ họng thì hãy hỏi là có phải họ đang bị mắc nghẹn và cần giúp đỡ.
Nếu người đó gật đầu thì hãy chạy ra phía sau lưng rồi yêu cầu họ đứng dậy nếu có thể, sau đó vòng tay ôm người họ từ phía sau.
Nắm chặt bàn tay thuận thành nắm đấm, hướng ngón tay cái vào phần giữa bụng, ngay dưới ngực. Bàn tay còn lại nắm lấy nắm tay thuận trong tư thế ôm từ phía sau và xốc mạnh. Xốc đến khi thứ gây mắc nghẹn văng ra ngoài. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR), theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
6 chấn thương cầu thủ thường gặp Bong gân, rách da, chấn thương gân kheo hay dây chằng, gãy xương là những chấn thương cầu thủ thường gặp khi tranh chấp bóng. Chấn thương là rủi ro cầu thủ khó tránh khỏi. Dù nặng hay nhẹ, chấn thương đều ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình thi đấu và tập luyện của một vận động viên. Chấn thương...