Vì sao Ba Lan phản đối sáng kiến hình thành quân đội EU?
Theo hãng tin PAP ( Ba Lan), trong một tuyên bố ngày 21/11, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak nhấn mạnh nước này phản đối ý tưởng “quân đội Liên minh châu Âu (EU)” và coi Mỹ là đối tác quân sự quan trọng của mình.
Quân đội Ba Lan tham gia tập trận với lực lượng NATO ở Wesola, Ba Lan, ngày 10/3/2019. Ảnh: AP
“Tôi nhận thấy rằng cạnh tranh giữa NATO và EU về mặt an ninh đều rất tồi tệ”, Bộ trưởng Blaszczak nói với các phóng viên sau cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin.
Vị quan chức cấp cao này cho rằng các thành viên EU phải chịu trách nhiệm về việc phòng thủ và khẳng định Ba Lan chọn quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ thay vì quân đội châu Âu.
Năm 2022, EU đã thông qua xây dựng một chiến lược phòng thủ chung, trong đó thành lập một lực lượng triển khai nhanh gồm 5.000 binh sĩ.
Trước khi xung đột nổ ra tại Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel là hai trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thành lập quân đội EU. Năm 2019, Tổng thống Macron nói NATO đã “chết não”, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu theo đuổi chính sách tự chủ chiến lược thay vì phụ thuộc vào NATO từ khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc.
Video đang HOT
Về phần mình, Ba Lan từ trước đến nay luôn phản đối ý tưởng quân đội EU và thích phụ thuộc vào Mỹ làm người bảo đảm an ninh. Kể từ năm 2019, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tăng cường đáng kể mua vũ khí từ Mỹ. Chỉ tính riêng trong năm ngoái, chính phủ Ba Lan đã ký thỏa thuận mua hệ thống pháo tên lửa HIMARS trị giá 10 tỷ USD, đồng thời nhận khoản vay 2 tỷ USD từ Washington để hiện đại hóa quân đội. Ba Lan cũng chào đón lực lượng đồn trú thường trực đầu tiên của quân đội Mỹ tới căn cứ ở Poznan.
Tháng 10/2022, Tổng thống Duda tuyên bố Ba Lan tình nguyện để Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ nói Washington không có kế hoạch chấp nhận lời đề nghị từ phía Ba Lan.
“Chúng tôi có thể khẳng định Ba Lan là đồng minh NATO quan trọng nhất của Mỹ ở sườn phía Đông, bằng chứng là có khoảng 10.000 lính Mỹ đang đóng quân ở Ba Lan”, Bộ trưởng Blaszczak cho biết. Hồi tháng 9, ông dự đoán quân đội Ba Lan sẽ có lực lượng bộ binh mạnh nhất châu Âu trong vòng hai năm nữa, nhờ các khoản vay và mua vũ khí từ Mỹ.
Ba Lan đặt các hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS gần biên giới Nga
Chính quyền Vùng Kaliningrad của Nga đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch triển khai HIMARS của Ba Lan ngay sát biên giới hai nước.
Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS). Ảnh: Getty Images
Kênh truyền hình RT đưa tin ngày 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã tuyên bố sẽ bố trí các Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất ở biên giới với Vùng Kaliningrad của Nga.
Nhân chuyến khảo sát khu vực trên, Bộ trưởng Blaszczak tiết lộ rằng các bệ phóng tên lửa đa năng của Mỹ sẽ đóng quân cùng sư đoàn cơ giới số 16 của Ba Lan tại thành phố Olsztyn ở Đông Bắc nước này. Ông đồng thời cho biết Washington đã chấp thuận đơn đặt hàng của Warsaw về 500 bệ phóng HIMARS - vũ khí có tầm quan trọng đối với quân đội Ba Lan.
Ông Mariusz Blaszczak còn cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xây dựng kế hoạch để tấn công các nước láng giềng - điều mà Điện Kremlin luôn bác bỏ.
Việc Ba Lan triển khai vũ khí của Mỹ ở biên giới với Nga đã bị người phát ngôn Kaliningrad, ông Dmitry Lyskov chỉ trích kịch liệt. Ông nói thêm rằng: "Bất chấp bản chất tấn công rõ ràng của các bệ phóng HIMARS, người dân khu vực này đang được các đơn vị của Hạm đội Baltic và quân đội Nga bảo vệ".
Sự hiện diện của vũ khí Mỹ xung quanh Kaliningrad đã tăng lên, trong bối cảnh Lầu Năm Góc hồi tháng 12/2022 đã thông qua các thỏa thuận vũ khí trị giá 28 tỷ USD với Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là những khách hàng lớn nhất.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov cũng cho biết vào tháng 1 rằng Anh đã lập mô hình tấn công mạng đặc biệt chống lại chính quyền Kaliningrad. Moskva đã liên tục cảnh báo khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới Nga cũng như trở thành một phần của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine vì thường xuyên vận chuyển vũ khí cho Kiev.
Vùng Kaliningrad là vùng lãnh thổ cực Tây của Nga và là trụ sở của Hạm đội Baltic Nga. Khu vực này là một vùng đất tách biệt, không có chung biên giới đất liền với phần còn lại của Nga và thay vào đó giáp Ba Lan ở phía Tây và Litva ở phía Đông.
HIMARS là hệ thống pháo phản lực tầm trung, được sản xuất bởi tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin. Nó được trang bị để phóng tất cả các loại đạn của pháo phản lực đa nòng.
Loại pháo phản lực phóng loạt tự hành này được đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành 3 người, trang bị 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227mm với tầm bắn 70-80km có thể bắn được nhiều loại đạn dược, chất nổ và các mục tiêu trên đất liền.
Một tên lửa HIMARS có giá khoảng 150.000 USD và khung gầm, bệ phóng bánh lốp có giá 5,6 triệu USD.
Kể từ tháng 6/2022, Bộ Quốc phòng Mỹ đã viện trợ nhiều đợt các hệ thống tên lửa HIMARS cho Ukraine. Lợi thế lớn nhất của HIMARS so với các hệ thống vũ khí khác của Ukraine là tầm bắn. Tầm bắn xa giúp cho quân đội Ukraine có thể sử dụng HIMARS từ những địa điểm khó trở thành mục tiêu bị Nga đáp trả.
Theo hãng tin Reuters, HIMARS trở thành loại vũ khí được công nhận rộng rãi sau khi xuất hiện một video quay bằng điện thoại ghi lại hình ảnh hệ thống này đang hoạt động ở Ukraine. Nhà máy sản xuất HIMARS của tập đoàn Lockheed Martin ở Camden (Arkansas, Mỹ) đang chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất hệ thống này sau khi nhiều nước muốn mua nhờ hệ thống hoạt động thành công ở Ukraine.
Ba Lan thành lập sư đoàn bộ binh mới giáp Belarus Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết, quân đội Ba Lan sẽ thành lập một sư đoàn bộ binh mới được trang bị khí tài tối tân ở phía Đông nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak Theo Bộ trưởng Blaszczak, việc thành lập sư đoàn bộ binh mới được thực hiện "càng sớm càng tốt". Địa...