Vì sao Apple vẫn chưa thành công trong lĩnh vực truyền hình
Mặc dù Apple có sự quan tâm nhất định vào thị trường truyền hình, nhưng một vài lý do nhất định đã khiến tham vọng của công ty không đạt như ý muốn.
Quá nhiều đối thủ sừng sỏ khiến Apple tỏ ra yếu thế hơn so với kỳ vọng trong các cuộc đàm phán. ẢNH: BGR
Theo BGR, các thông tin rò rỉ gần đây cho thấy Phó chủ tịch Apple – Eddy Cue đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà sản xuất để trao đổi về các thỏa thuận hợp tác khi Apple gia nhập vào không gian truyền hình. Nhưng có lẽ ông Eddy đã không nhận ra những khó khăn mà Apple phải đối diện khi chân ướt chân ráo bước vào thị trường vốn đang vấp phải những ông lớn khác như HBO, Amazon…
Một nhân viên Apple Music tiết lộ: “Eddy rất thông minh. Ông rất tích cực trong các cuộc đàm phán với những người ngoài Apple với những thương lượng như là họ cần đến Apple. Tuy nhiên không phải ai cũng nói rằng họ cần Apple. Với ngành công nghiệp âm nhạc, Apple có nhiều cơ hội hơn là làm truyền hình”.
Cựu nhân viên này giải thích thêm: “Họ đã cố gắng làm truyền hình, nhưng mọi thứ luôn rơi vào trạng thái không như ý. Tất cả mọi người tại Apple Music đều có sự tôn trọng rất lớn đối với Cue, và rằng ông là một người thông minh nhưng có thể ông đã quá hăng hái trong các cuộc đàm phán”.
Apple có thể nhận được lợi thế trong các cuộc đàm phán về lĩnh vực phần cứng trước các đối tác sản xuất linh kiện, nhưng điều đó không xảy ra với lĩnh vực truyền hình. Với những cái tên như Netflix, Hulu, Amazon và HBO, các nhà sản xuất có muôn vàn lý do để lựa chọn đối tác, vì vậy Apple không phải là công ty duy nhất. Điều này được chứng tỏ trong các cuộc đàm phán, nơi Apple không thể tỏ rõ sức hút mạnh mẽ. Thành thật mà nói, ở thời điểm hiện tại, Apple Music thiếu uy tín hơn so với những đối thủ như HBO và Netflix.
Tuy thất bại trong các cuộc đàm phán nhưng rõ ràng Apple đang thực sự muốn tạo ra một đột phá trong lĩnh vực truyền hình. Nắm được những khó khăn này, Apple đã nhanh chóng thuê Jamie Erlicht và Zack Van Amburg – hai cựu giám đốc điều hành tại Sony, giúp nâng cao chất lượng các nội dung.
Video đang HOT
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Tắt sóng truyền hình analog tại 8 tỉnh từ hôm nay
Từ 0h ngày 30/12/2016, sóng truyền hình analog ở 8 tỉnh thuộc giai đoạn 2 của Đề án số hóa truyền hình là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hải Dương đã bị tắt.
Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình, vào lúc 0h ngày 30/12/2016, sẽ chính thức tắt sóng các kênh truyền hình analog ở 8 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương, đánh dấu hoàn thành số hóa truyền hình ở 13 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trước đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng đã hoàn thành số hóa truyền hình.
Trên cơ sở số liệu điều tra tỷ lệ hộ gia đình thu xem truyền hình qua các phương thức khác nhau và số lượng đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 bán ra tại thị trường 8 tỉnh thành nói trên, có thể thấy tỷ lệ hộ gia đình thu xem truyền hình tương tự mặt đất thấp hơn 5% tại thời điểm 30/12/2016, do đó việc tắt sóng truyền hình analog vào đêm nay là hoàn toàn khả thi.
Một phần việc quan trọng quyết định thời điểm ngừng phát sóng truyền hình analog là Bộ TT&TT phải hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương ngừng phát sóng truyền hình analog.
Khi thực hiện số hóa truyền hình giai đoạn I, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đã hoàn thành hỗ trợ 158.783 bộ đầu thu DVB-T2 cho các hộ nghèo, cận nghèo tại Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc.
Số hóa truyền hình đã được triển khai thành công ở 13 tỉnh, thành phố. Ảnh: Việt Hải.
Ở giai đoạn 2 này, Ban Quản lý Chương trình Viễn thông công ích được Bộ TT&TT giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ tiếp tục cho 79.922 bộ đầu thu DVB-T2 cho các hộ nghèo, cận nghèo phát sinh theo chuẩn mới tiếp cận đa chiều tại Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Việc hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo phát sinh tại 8 tỉnh nêu trên sẽ hoàn thành trước ngày 30/12/2016.
Ông Chu Hồng Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Chương trình Viễn thông công ích cho hay, cho đến trưa ngày 29/12/2016, việc lắp đặt đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 8 tỉnh cơ bản đã hoàn thành. Chỉ còn Hải Dương còn khoảng 400 hộ, sẽ được nhà thầu VTC hoàn thành nốt trong ngày 30/12/2016.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng Bộ TT&TT đã thực hiện hỗ trợ hơn 511.000 bộ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 23 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi tắt sóng truyền hình analog ở 13 tỉnh thành (cả ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2).
Tại phiên họp gần đây nhất chuẩn bị cho ngày tắt sóng truyền hình analog tại 8 tỉnh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã chỉ đạo 3 đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số là VTV, công ty RTB, công ty SDTV đảm bảo chất lượng phủ sóng truyền hình số mặt đất tại địa bàn 8 tỉnh.
Ban quản lý Chương trình Viễn thông công ích phải chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trước ngày 30/12/2016.
Cục Viễn thông đôn đốc các doanh nghiệp thông tin di động triển khai nhắn tin thông báo tới các thuê bao di động tại các địa phương sẽ tắt sóng analog để thông tin cho người dân biết và chuyển đổi sang thu xem truyền hình số.
Cho đến thời điểm này, vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 về cơ bản đã rộng hơn vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất. Tại 8 tỉnh hầu hết người dân đã thu xem tốt truyền hình trên sóng số DVB-T2.
Trong đó, VTV đã triển khai 6 máy phát chính DVB-T2 cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ; 6 máy phát chính DVB-T2 cho khu vực đồng bằng Nam Bộ. Vùng phủ sóng số DVB-T2 của VTV đã bao trùm toàn bộ địa bàn 5 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang và hầu hết địa bàn Hải Dương, Vĩnh Phúc, truyền tải các kênh chương trình của VTV.
Công ty cổ phần truyền dẫn, phát sóng truyền hình đồng bằng Sông Hồng (RTB) triển khai 5 máy phát hình số DVB-T2, trong đó có 3 máy phát sóng chính tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam và 2 trạm phát sóng công suất nhỏ tại Hải Phòng truyền tải các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương và các kênh truyền hình khác.
Phủ sóng toàn bộ địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, hầu hết Hải Dương, Vĩnh Phúc. Hiện chỉ còn Kinh Môn - Hải Dương, Tam Đảo - Vĩnh Phúc là địa bàn trước đây truyền hình tương tự mặt đất cũng không phủ tới.
Công ty SDTV đã triển khai 7 máy phát phủ sóng hầu hết cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, phủ sóng một phần địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang; 3 máy phát công suất nhỏ tại Côn Đảo phủ sóng cho huyện Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu; truyền tải các kênh chương trình truyền hình của các tỉnh/thành phố trong khu vực, trong đó có kênh truyền hình Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang.
Đối với địa bàn các xã tại vùng biên của tỉnh Hậu Giang giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu, khu vực này người dân thu xem truyền hình số mặt đất từ máy phát kênh tần số 33 đặt tại Cần Thơ của SDTV. Đa số các hộ dân thu xem truyền hình mặt đất kênh 33 với chất lượng tín hiệu ổn định. Tuy nhiên, có rải rác một số trường hợp khó thu xem được truyền hình số do bị ảnh hưởng bởi máy phát kênh 33 của Đài PT-TH Bạc Liêu.
Người dân tự khắc phục bằng cách nâng cao cột ăng-ten, trang bị thêm bộ khuếch đại tín hiệu và cơ bản đã giải quyết được vấn đề này. Để khắc phục triệt để, SDTV đang triển khai lắp đặt máy phát DVB-T2 kênh 34 tại Hậu Giang, dự kiến sẽ hoàn thành lắp đặt và phát sóng trong tháng 12/2016 để đảm bảo người dân tại Hậu Giang có thể thu xem được truyền hình số mặt đất ổn định.
Theo Khôi Nguyên/ ICT News/Zing
Internet đang tạo ra thời kỳ Phục Hưng 2.0 20 năm sau, con cháu của chúng ta sẽ nhìn nhận lại những năm đầu của thế kỉ 21 như sự khởi đầu của thời kì có văn hoá - nghệ thuật đặc sắc, thời kì Phục Hưng hiện đại. "Một cách để bản thân trông giống như một học giả thông thái là đưa ra những tiên đoán lờ mờ, và không...