Vì sao Apple, Facebook, Google và Amazon đều đổ xô vào lĩnh vực trò chơi điện tử?
Nhận thấy đây là một ‘mỏ vàng’ không thể bỏ qua, lần lượt Apple, Google và Amazon ngày càng nỗ lực xâm nhập vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Vậy nó có gì hấp dẫn mà các hãng lại cố gắng đến vậy?
Ngành công nghiệp gaming giờ đã có doanh thu vượt qua nhiều ngành giải trí khác. Theo thống kê của Newzoo, năm 2019 trò chơi điện tử đã đem về tổng doanh thu 150 tỷ USD. Con số gấp 3,5 lần so với doanh thu phòng vé năm 2019 (42,5 tỷ USD) và gần 8 lần doanh thu hoạt động ghi âm của các hãng đĩa năm 2018 (hơn 19 tỷ USD).
Hơn 2,5 tỷ người đang ‘ngụp lặn’ trong thế giới ảo, dù chỉ là những viên kẹo sặc sỡ trong Candy Crush hay các Pokémon đáng yêu, cũng đủ để họ dốc hầu bao. Lẽ dĩ nhiên, các công ty công nghệ Mỹ đã ‘đánh hơi’ được điều này. Từ một thị trường ít được chú ý, bây giờ lần lượt Apple, Google, Amazon và Facebook đều đầu tư nghiêm túc vào đây, theo sau Microsoft.
Doanh thu của ngành game giờ đã vượt xa hình thức giải trí như nghe nhạc, xem phim
Phil Harrison, phó chủ tịch Google, phát biểu: “Đã nhiều năm qua, ngành công nghiệp game bị che mờ bởi các hình thức giải trí như phim ảnh, âm nhạc. Luôn phải cố chứng tỏ mình cũng là một hình thức giải trí đa phương tiện lành mạnh. Bây giờ, các trò chơi đã đi xa đến mức trở thành trụ cột giải trí lớn nhất của loài người. Chính vì thế, quy mô toàn cầu của ngành này đã làm các hãng công nghệ không thể phớt lờ được nữa. Họ sẽ nhảy vào đây, mang sản phẩm và dịch vụ của mình tới công chúng nhiều hơn”.
Phil Spencer, người đứng đầu bộ phận kinh doanh trò chơi của Microsoft, cũng tán đồng: “Bạn là một hãng công nghệ, vậy bạn phải tham gia cuộc chơi thôi”. Như vậy, trong vài năm tới, chúng ta sẽ được thấy cuộc sát phạt của các ông lớn nhằm mở rộng sự hiện diện của mình ở lĩnh vực gaming. Hãy cũng xem các công ty công nghệ Mỹ chuẩn bị như thế nào cho một tương lai khốc liệt như vậy.
Bốn ông lớn công nghệ Mỹ đang chạy đua để mở rộng tầm ảnh hưởng ở ngành game
Amazon
Cách tiếp cận của Amazon với ngành game là hấp dẫn và bí ẩn nhất. Họ có nhiều mảng kinh doanh liên quan tới trò chơi điện tử nhưng chúng lại hoạt động độc lập, thay vì tích hợp tất cả vào thành một doanh nghiệp chuyên về gaming.
Đáng chú nhất là Twich, dịch vụ stream hoạt động chơi game và là một trong những động lực chính thúc đẩy nó trở nên phổ biến. Nhờ có Twich, game phần nào trở thành một nét văn hóa, công cụ marketing hay nghề hái ra tiền (với các streamer). Mỗi tháng, có 140 triệu người xem Twich, 15 triệu người bỏ ra trung bình 95 phút mỗi ngày để cày Twich.
Tiếp theo là dịch vụ đám mây của Amazon. Đây là nền tảng điện toán back-end chống đỡ cho cả ngành công nghiệp vận hành. Và không chỉ các công ty game, nhiều doanh nghiệp ở lĩnh vực khác cũng nhờ đến AWS để chạy hệ thống của mình. Ngoài ra, Amazon có sở hữu cả studio riêng để phát hành các đầu game của họ.
Video đang HOT
Amazon rất có thể sẽ tung ra dịch vụ streaming trò chơi vào năm nay, cạnh tranh Microsoft và Google
“Chúng tôi không phải kiểu làm việc phối hợp đặc trưng. Thay vào đó, Amazon triển khai mô hình phân phối phân tán, cho phép di chuyển linh hoạt hơn”, Mike Frazzini, phó chủ tịch Amazon phụ trách studio và dịch vụ trò chơi cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phân tích và giám đốc ở các hãng công nghệ lại nghĩ khác. “Tôi cược rằng họ chắc chắn sẽ công bố một dịch vụ streaming game vào năm nay”, Michael Pachter, một nhà phân tích tại Wedbush Securities, nhận xét. Ông dự đoán nó sẽ phát hành vào mua thu, cạnh tranh với dịch vụ xCloud của Microsoft và Google Stadia, Nvidia GeFroce.
Apple
Mặc dù từng làm việc cho Atari trước khi sáng lập ra Apple, cố lãnh đạo Steve Jobs lại tỏ ra ghét trò chơi điện tử. Trong nhiều năm, Apple ngó lơ việc hỗ trợ phát triển các trò chơi trên hệ Mac, gần như họ bỏ lại việc này cho Microsoft. Các game thủ PC chỉ có lựa chọn duy nhất là máy chạy Windows chứ không phải Mac.
Apple tung ra con bài Arcade để tấn công thị trường gaming đang bùng nổ
Tuy nhiên, thực tế là 80% doanh thu của App Store lại đến từ các trò chơi điện tử. Và hẳn bạn biết, App Store chính là đầu tàu của mảng dịch vụ, được Tim Cook nhắc đến liên tục suốt một năm qua. Dù có miễn cưỡng chăng nữa, chắc chắn công ty cũng phải thay đổi cách đối xử với ngành công nghiệp game khi đây đã trở thành ‘mỏ vàng’ mà ai cũng thèm muốn. Hơn một tỷ người dùng iPhone, iPad đang chơi game.
Ben Schachter, một nhà phân tích công nghệ, nhận xét về ảnh hưởng của Apple: “Apple thực ra là một phần phi thường của ngành công nghiệp trò chơi toàn cầu, nhưng lại ít được chú ý. Họ là nhà phân phối trò chơi lớn nhất, nhờ sự phổ biến của App Store mà không nền tảng nào khác có được”. Dù là Steam, Play Store hay bất cứ cổng game nào khác, chắc chắn không có cái gì cạnh tranh lại được App Store của Apple.
Apple lọt top 5 hãng kiếm nhiều nhất ngành game, xếp dưới Tencent, Sony và Microsoft
Apple không phát hành trò chơi nào, họ chủ yếu kiếm tiền bằng khoản hoa hồng 30% mà mỗi người dùng thanh toán qua App Store. Các nhà phát triển được giữ lại 70%. Chỉ như vậy cũng đủ để công ty chen chân vào top 5 hãng kiếm nhiều tiền nhất ngành, xếp dưới Tencent, Sony và Microsoft. Năm ngoái, công ty ra mắt dịch vụ thuê bao Apple Arcade có phí 5 USD mỗi tháng.
Đã được một thập kỷ kể từ khi Facebook thống trị web game (80 triệu người chơi hàng tháng FarmVille). Công ty bây giờ đang có trong tay lượng khách hàng đủ để đe dọa bất kỳ thế lực nào cạnh tranh với họ. “Bảy trăm triệu người chơi, xem, kết nối với nhau thông qua game trên Facebook mỗi tháng”, Jason Rubin, phó chủ tịch công ty chia sẻ.
Facebook có lượng người dùng khổng lồ để đối đầu với các ông lớn trong ngành game
Facebook đầu tư nhiều vào Facebook Gaming, như một lựa chọn stream thứ hai bên cạnh Twich. Hãng vừa thâu tóm PlayGiga, một công ty Tây Ban Nha, nhằm chuẩn bị cho dịch vụ streaming game của riêng mình. Với mục tiêu là cạnh tranh với Microsoft, Amazon và Google ở cuộc chơi tương lai.
Bên cạnh đó, Oculus cũng đang là một nền tảng VR tiềm năng, cạnh tranh với HTC VIVE. Tuy vậy, thực tế ảo đã không bùng nổ mạnh mẽ như kỳ vọng, phần nào làm chậm lại tốc độ phát triển của Facebook Oculus. Dù vậy, Rubin vẫn tin rằng chỉ 5 năm nữa thôi, hàng triệu hàng triệu người trên thế giới sẽ chọn chơi game VR qua nền tảng của họ.
Theo hãng, hơn 250 triệu người xem video về game trên Yotube mỗi tháng. Đó là lí do để họ khai thác Youtube Gaming như ‘át chủ bài’ trước các đối thủ khác. Rõ ràng Microsoft hay Sony không có nền tảng chia sẻ nào đủ cạnh tranh lại.
Google Stadia có khởi đầu không hề suôn sẻ, nhưng tiềm năng lại rất lớn
Nhưng với Stadia, công ty vẫn chưa tìm được cách để dịch vụ cất cánh. Ý tưởng chơi game từ xa không phụ thuộc vào phần cứng có sẵn, mà đẩy gánh nặng xử lý lên các máy chủ ‘trên mây’ không phải mới, nhưng Google được cho là cái tên tiềm năng nhất để hiện thực hóa nó. Chỉ đáng tiếc, họ vẫn chưa vượt qua được rào cản của công nghệ truyền tải hiện nay.
Những phản ứng ban đầu về Google Stadia chưa thực tích cực. Nhiều game thủ phàn nàn về khả năng đáp ứng của dịch vụ, đặc biệt là trong thế giới game, chỉ 1 mili giây cũng đủ để phân thắng bại thì nó lại càng gây thất vọng. Ngoài ra, nhược điểm khác là lựa chọn ban đầu chưa phong phú.
Microsoft
Đây có thể xem là cái tên giàu kinh nghiệm nhất, một ‘lão thành’ trong số các công ty Mỹ chinh chiến ở mặt trận gaming. Do vậy, thay đổi lớn của họ trong năm 2020 không phải là tung ra dịch vụ stream game, mà là xem xét kỹ ai mới thực sự là đối thủ của mình, từ đó đưa ra đối sách phù hợp.
Microsoft không còn xem hai công ty Nhật là đối thủ trực tiếp nữa
Lẽ thường, giới mộ điệu sẽ nghĩ ngay đến Sony và Nintendo, hai công ty Nhật đang thống trị ngành game cả về doanh số phần cứng, chất lượng game lẫn cộng đồng người chơi. Tuy nhiên, lãnh đạo Microsoft lại cho rằng hai đối thủ này không có cơ sở hạ tầng đám mây như họ – Microsoft Azure. Vậy nên hai bên không còn đối đầu trực diện nữa.
Một trong những lợi thế bán hàng chính của thế hệ Xbox sắp tới sẽ là tích hợp thật sâu xCloud, công nghệ stream game của Microsoft. Nó sẽ cho bạn chơi game từ mọi thiết bị phần cứng, console, PC để bàn hay di động đều được. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng ban lãnh đạo công ty đã xác định ‘tử thù’ những năm tới của Xbox phải là Google Stadia và dịch vụ stream còn chưa ra mắt của Amazon.
“Khi bạn nhắc tới Nintendo và Sony, chúng tôi vô cùng tôn trọng họ, tuy nhiên, Amazon và Google mới là những đối thủ chính mà chúng tôi sắp cạnh tranh. Không phải là chúng tôi coi thường hai cựu thù kia đâu, nhưng mô hình công ty game truyền thống đã trở nên lỗi thời mất rồi. Tôi đoán là họ sẽ cố tạo ra một phiên bản của Azure, nhưng chúng tôi đã đi trước với hàng chục tỷ USD đầu tư vào đám mây nhiều năm qua”.
Gác lại chuyện cũ, Microsoft muốn cùng Sony, Nintendo kết minh chống lại các đối thủ mới nổi
Thực tế, Sony đã hợp tác mảng kinh doanh đám mây của Microsoft, không giấu giếm điểm yếu về việc không sở hữu một nền tảng đám mây riêng. Thay vì tốn tiền đầu tư vào một thứ không thể cạnh tranh lại thế mạnh của Microsoft, Google và Amazon, hợp tác để cùng phát triển có lẽ là lựa chọn tốt hơn. Hơn nữa, bản thân Microsoft đã làm rất đúng khi nói “không xem Nintendo và Sony là đối thủ trực tiếp”.
Họ tích cực thúc đẩy việc chơi game chéo nền tảng, cho phép người dùng Sony được tham gia chơi cùng game thủ Xbox, sẵn sàng hợp tác với cả Nintendo lẫn Sony. Đại diện Microsoft nói: “Tôi không muốn rơi vào một cuộc chiến nền tảng với họ, trong khi các đối thủ như Amazon và Google đang tập trung lôi kéo 7 tỷ người ngoài kia…”
Theo VN Review
Sau 15 năm im hơi lặng tiếng, Google lần đầu tiên công bố YouTube thu về 15 tỷ đô trong năm 2019
Google vừa công bố rằng trong 3 tháng vừa qua, YouTube đã thu về gần 5 tỷ đô tiền quảng cáo. Đây cũng là lần đầu tiên Google công bố doanh thu của phần quảng cáo trên YouTube, kể từ khi công ty này mua lại YouTube vào năm 2006 với giá 1,65 tỷ đô.
Trong năm 2019, YouTube đã giúp Google thu về 15 tỷ đô, chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu của công ty này. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô của phần quảng cáo trên YouTube gần bằng 1/5 quy mô của quảng cáo trên Facebook, và bự hơn gấp 6 lần so với Twitch (Amazon).
Bên cạnh đó, Google còn cho biết YouTube đang có hơn 20 triệu người đăng kí gói Premium và Music Premium, và hơn 2 triệu người đăng kí cho gói dịch vụ TV. Công ty mẹ của Google là Alphabet cho biết doanh thu của những dịch vụ này, kết hợp với các thiết bị điện tử như điện thoại Pixel và loa Google Home, là 5,3 tỷ đô vào Quý IV/2019.
Nhìn chung thì doanh thu của Alphabet đạt 46 tỷ USD trong Quý IV/2019, tăng 17% so với năm 2018. Trong đó, phần lợi nhuận là gần 10,7 tỷ đô. Mảng Google Search vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" của Alphabet, thu về 27,2 tỷ đô trong Quý IV/2019. Ngoài ra thì có mảng Google Cloud cũng giúp Alphabet thu về 2,6 tỷ đô.
Điều này có nghĩa là Google đã vượt ngoài dự đoán của Wall Street về lợi nhuận. Và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân vì sao Google lại chia sẻ doanh thu của YouTube và Google Cloud lần đầu tiên trong lịch sử. Ngoài ra thì động thái này cũng được cho là để thu hút thêm nhà đầu tư cho Google.
Theo gearvn
3 tuyến cáp quang biển lại đứt, hơn 1 tháng nữa mới khôi phục hoàn toàn Cả 3 tuyến cáp quang là AAG, IA và AAE-1 đều đang gặp sự cố khiến internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng. Theo TTXVN, sáng 24/12, trong khi hai tuyến cáp biển nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ (Asia America Gateway). Gọi tắt là tuyến cáp AAG và tuyến cáp biển Liên Á (Intra Asia), gọi tắt là tuyến...