Vì sao AI chưa giúp được nhiều trong đại dịch Covid-19?
Trí thông minh nhân tạo (AI) có tiềm năng lớn, nhưng hiện tại các nhà khoa học vẫn ưu tiên những công nghệ đã được thử nghiệm trước đó để tìm cách đối phó dịch Covid-19.
Màn hình hiển thị phần mềm nhận diện khuôn mặt được sử dụng tại trụ sở công ty trí tuệ nhân tạo Megvii ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất trong nhiều thập niên qua, nhưng AI, một trong những công nghệ hứa hẹn nhất thế giới, vẫn chưa đóng vai trò quan trọng như cách một số người có thể hy vọng. Các phòng thí nghiệm AI nổi tiếng như DeepMind, OpenAI, Facebook AI Research và Microsoft vẫn khá im tiếng trong khi dịch Covid-19 đã lan rộng toàn cầu.
“Sự im lặng của AI thật đáng chú ý. AI rất tuyệt và công nghệ này sẽ có ích vào một ngày nào đó, nhưng không có gì ngạc nhiên khi chúng ta quay lại với những kỹ thuật đã được thử nghiệm trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra”, Neil Lawrence, cựu giám đốc học máy tại Amazon Cambridge, hiện là giáo sư về học máy tại Đại học Cambridge, nói.
Video đang HOT
Những kỹ thuật đã được thử nghiệm bao gồm kỹ thuật thống kê cũ và các mô hình toán học để tạo ra mô hình dịch tễ học, dự đoán dịch bệnh sẽ lây lan như thế nào trong cộng đồng. Ở thời điểm hiện tại, kỹ thuật này hữu ích hơn so với những lĩnh vực trong AI như học tăng cường và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Vai trò của AI
Tất nhiên, vẫn có một vài dự án AI hữu ích đang diễn ra đây đó trên thế giới. Tháng 3.2020, DeepMind tuyên bố họ đã dùng một kỹ thuật học máy để mô tả chi tiết cấu trúc của sáu protein liên quan đến virus SARS-CoV-2. Công ty khởi nghiệp Aidoc ở Israel đang sử dụng hình ảnh AI để đánh dấu những bất thường nhìn thấy ở phổi. Một công ty khởi nghiệp khác ở Anh cũng áp dụng AI để tìm kiếm thuốc điều trị dịch bệnh.
Một hệ thống nhận dạng khuôn mặt do công ty SCC của Anh phát triển cũng đã được điều chỉnh để phát hiện ra những người nhiễm virus thay vì dùng nó để xác định đối tượng khủng bố như trước đây. Công ty Exscientia tại Oxford (Anh) đang sàng lọc hơn 15.000 loại thuốc để xem xét khả năng điều trị trường hợp nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, vai trò của AI trong đối phó dịch Covid-19 lại không sâu sắc, không mang lại nhiều khác biệt như một số người đã dự đoán. AI sẽ không sớm đưa thế giới thoát ra khỏi tình trạng hiện tại. “Điều này dường như cho thấy AI đã được thổi phồng như thế nào”, Giáo sư Lawrence nói.
Tại sao AI chưa tạo ra nhiều tác động hơn?
Các nhà nghiên cứu AI dựa vào một lượng lớn dữ liệu để huấn luyện cho các thuật toán của họ, nhưng hiện tại chưa có đủ dữ liệu đáng tin cậy về virus SARS-CoV-2 để làm điều đó. “AI học từ một lượng lớn dữ liệu được dán nhãn thủ công, đây là một công việc tốn thời gian và tốn kém. Ngoài ra, để xây dựng, thử nghiệm và triển khai AI trong thế giới thực cũng mất nhiều thời gian. Khi thế giới thay đổi, như cách nó đang diễn ra, thách thức đối với AI nằm ở chỗ làm sao có thể thu thập đủ dữ liệu để học, xây dựng và triển khai công nghệ nhanh chóng nhằm tạo ra tác động”, Catherine Breslin, chuyên gia tư vấn học máy từng làm việc về Amazon Alexa, nói. Bà Breslin đồng ý rằng các công nghệ AI có vai trò riêng của mình, nhưng “chúng không phải là viên đạn bạc”, vũ khí duy nhất, đầy uy lực để trực tiếp chấm dứt dịch bệnh.
Hiện cộng đồng AI đang nỗ lực suy nghĩ về cách có thể khiến AI trở nên hữu ích hơn. Tuần trước, Facebook AI đã công bố một số mối quan hệ đối tác với các học giả trên khắp nước Mỹ. Trong khi đó, Demis Hassabis, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành DeepMind, đang giúp đỡ Hội Hoàng gia, học viện khoa học độc lập lâu đời nhất thế giới, trong một dự án đa ngành mới gọi là DELVE (Đánh giá Dữ liệu và Học về Dịch tễ).
Công nghệ nhận diện khuôn mặt khi đeo khẩu trang đắt hàng
Hệ thống nhận diện khuôn mặt cho tỷ lệ nhận dạng đạt khoảng 95% với người đeo khẩu trang của Hanwang đã đem về cho công ty hơn 2 triệu đơn đặt hàng.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh từ virus corona đã khiến những công nghệ nhận dạng khuôn mặt như Face ID của Apple trở nên vô dụng vì hầu hết người dân hiện nay đều đeo khẩu trang. Điều này vô tình đặt ra một câu hỏi hóc búa cho giới chính phủ và các công ty phụ thuộc nhiều vào công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Hanwang Technology, một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống nhận diện khuôn mặt cho tỷ lệ nhận dạng đạt khoảng 95% với người đeo khẩu trang. Financial Times cho biết, bước đột phá của Hanwang đã đem về cho công ty hơn 2 triệu đơn đặt hàng camera nhận diện ở lối vào trên khắp thế giới.
Hanwang cho biết công nghệ mới cho tỉ lệ nhận dạng đạt khoảng 95% với người đeo khẩu trang và 99,5% với người không đeo khẩu trang.
Theo Huang Lei, giám đốc kỹ thuật Hanwang cho biết ngay từ trước khi dịch bệnh bùng phát, công ty đã nhận được yêu cầu nâng cấp phần mềm cho các bệnh viện tại tỉnh Hồ Bắc để nhận diện các y tá đeo khẩu trang.
"Chúng tôi sẽ không chờ đợi dịch bệnh hay một thứ gì đó bùng nổ mới bắt đầu hành động. Chỉ cần có từ 3-5 khách hàng cùng yêu cầu một hệ thống tương tự, chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt tay vào làm việc", ông Huang nói.
Hanwang cung cấp hai sản phẩm công nghệ chính tới người dùng. Một sản phẩm nhận dạng "đơn kênh" sử dụng chủ yếu cho các lối vào của tòa nhà chung cư, văn phòng. Sản phẩm thứ hai là nhận dạng "đa kênh" sử dụng nhiều góc camera giám sát cùng lúc, có thể cho kết quả xác định đám đông đồng thời 30 người trong môt giây.
Theo Zing
Trung Quốc muốn 'triệt tận gốc' tin giả trên mạng Quy định mới của Trung Quốc yêu cầu phải đánh dấu các video được tạo ra bằng thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo. Nhà chức trách Trung Quốc vừa công bố các quy định mới liên quan tới quản lý nội dung hình ảnh, âm thanh trên mạng. Ứng dụng ZAO dùng trí tuệ nhân tạo để ghép mặt người dùng...