Vì nghèo, tiến sĩ bỏ Viện ra đi
GS Nguyễn Lân Dũng khuyên một tiến sĩ giỏi ở lại viện làm việc một thời gian, vì suốt thời gian đi học, nhiều người đã phải gánh việc hộ anh. Nhưng ông đành chịu thua khi nhân viên trẻ này nói đừng để anh nhỡ cơ hội làm giàu.
Vẫn cách nói chuyện hóm hỉnh và gần gũi, GS Nguyễn Lân Dũng gặp gỡ các nhà khoa học tại Đai hội lần thứ hai của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam (ngày 8/1) và chia sẻ những câu chuyện đời thường mà ông đã chứng kiến về chuyện trọng dụng nhân tài.
Lương trò không thể hơn lương thầy?
Nghe GS Nguyễn Lân Dũng kể chuyện những hoàn cảnh người tài của Việt Nam, bỗng thấy xuất hiện thêm một kiểu số phận mới: Người học ở nước ngoài về, có thể được hưởng mức lương “cao chót vót” nhờ chính sách ưu đãi mạnh dạn của một số địa phương (đó là so với mức lương của những người làm cùng) nhưng cũng không hề sung sướng gì.
“Tôi biết có một anh tiến sỹ học ở Bắc Mỹ về, một thành phố cho hưởng chính sách ưu đãi với mức lương 1000 USD/tháng, cũng chưa phải là cao gì lắm. Nhưng anh ấy tự nhiên bị cô lập, rất khó hợp tác với các đồng nghiệp trong nước. Vì sao vậy? Thật đơn giản, anh từ trường ĐH ấy cử đi học, về chưa làm được gì vậy mà lương bỗng nhiên gấp hơn 5 lần các thầy giáo vừa dậy anh cách đây có vài năm!”.
GS Nguyễn Lân Dũng nói:
“Lương trò không dễ dàng gì bỗng nhiên cao hơn lương thầy nhiều như thế được. Ở nước ngoài có thể như thế nhưng ở Việt Nam thì rất khó. Chúng ta không nên trả lương cho cái bằng, mà cần trả cho hiệu quả của công việc mà anh ta sẽ làm. Muốn thế, cơ quan nhà nước phải biết ai giỏi đến đâu để giao việc đến đấy. Sau đó căn cứ vào hiệu quả cống hiến để xếp lương hay phụ cấp tương xứng.”
Ông cho rằng Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam nên tập trung nghiên cứu chính sách sử dụng người tài.
Nhắc đến chuyện này, GS Nguyễn Lân Dũng nhớ lại: “Mỗi năm Quốc hội dành 600 triệu USD cho sự nghiệp khoa học nhưng thành tựu khoa học cứ ở đâu, đi đâu, chẳng thấy mấy hiệu quả cụ thể”.
GS Dũng muốn Hội tham gia thẩm định xem chính sách phân chia kinh phí dành cho sự nghiệp khoa học hiện nay đã hợp lý chưa, hay là đang được phân bổ một cách dàn trải và kém hiệu quả?
Từ kinh nghiệm của ông khi xây dựng và phát triển Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (ĐHQG Hà Nội), tất cả chỉ được Nhà nước đầu tư có trên 3 triệu USD nhưng đã thực sự thay đổi chất lượng của một Viện Nghiên cứu cấp Quốc gia và bước đầu đã có thể hợp tác quốc tế một cách có hiệu quả, đã có thể có những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Vậy thì, 600 triệu USD so với nước khác thì không đáng là bao nhưng ở nước ta là lớn lắm chứ!
Video đang HOT
Bản thân GS Nguyễn Lân Dũng đã từng là người làm những công việc cụ thể liên quan đến nghiên cứu khoa học và quản lý cán bộ, vì vậy, ông hiểu việc sử dụng đồng tiền thích đáng trong đầu tư nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng rất tích cực đến nhiều mặt, trong đó có mặt quan trọng là tạo điều kiện để có thể lôi kéo được các Thạc sĩ, Tiến sĩ trẻ được đào tạo từ các nước tiên tiến về làm việc.
Ông kể chuyện, hiện nay những cán bộ phụ trách Viện đang phải rất vất vả để tìm cách lập phân xưởng pilot trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhằm hỗ trợ thêm cho mức lương quá thấp của Nhà nước dành cho trí thức. Nếu không làm được như vậy thì các công ty dễ dàng lấy hết người giỏi từ các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu.
GS Nguyễn Lân Dũng hướng dẫn NCS.
Vì nghèo, tiến sĩ giỏi bỏ viện….đi
“Tôi đã khuyên một TS giỏi cần ở lại Viện làm việc ít ra là một thời gian, vì suốt thời gian đi học bao nhiêu anh chị em đã phải gánh vác công việc thay cho mình. Nhưng tôi chịu thua khi em ấy nói: Thầy ơi em nghèo lắm , Thầy để em đi không thì nhỡ mất cơ hội “(!) – GS Nguyễn Lân Dũng ưu tư.
Những chuyện như thế GS Nguyễn Lân Dũng gặp rất nhiều. Ông kể, rất nhiều lần gặp nghiên cứu sinh Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, phần lớn rất giỏi nên được coi trọng và muốn giữ lại với mức lương tới 3-4 nghìn USD mỗi tháng. Mời các em về nước, với mức lương cao lắm cũng chưa đến 200 USD thì thật là khó quá.
Không phải em nào cũng muốn ở lại nước ngoài, nhưng nếu về nước thì một là , phải có điều kiện trang thiết bị để tiếp tục phát huy vốn kiến thức đã được đào tạo và hai là, ít ra cũng phải đủ sống để có thể toàn tâm toàn ý làm khoa học. Cả hai chuyện ấy thật đâu có dễ trong hoàn cảnh hiện nay. GS toàn nhận được những câu như: “Thầy ơi, em đi bằng tiền của gia đình mà, em không về đâu!”.
Còn những người thật sự giỏi giang đã về nước thì sao?
GS Dũng nói đến một trường hợp mà ông rất quan tâm và đánh giá rất cao. Đó là một công ty Công nghệ sinh học được xây dựng rất hiện đại bằng tiền cá nhân của một Việt kiều. Tại đó, các sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn quốc tế và trực tiếp phục vụ cho đời sống của nhân dân. Các kỹ thuật tái tổ hợp gen đã được chuyển giao về nước để làm ra những sản phẩm không thua kém gì nước ngoài.
Vậy mà chỉ vì sự cạnh tranh không lành mạnh của vài công ty nước ngoài đã đặt chân lâu năm ở nước ta, cộng với sự quản lý chưa rành mạch của các cơ quan quản lý mà những sản phẩm quý giá kia gặp rất nhiều khó khăn để tiêu thụ trong nước.
Nhà trí thức Việt kiều kia đã phải nghĩ đến chuyện xuất khẩu ra các nước khác (!?). Thật xót xa đến mức quá khó hiểu. Cứ tiếp tục như vậy thì làm sao kêu gọi được sự chung sức xây dựng đất nước của trên 400 nghìn trí thức người Việt mà vì một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt họ đang làm việc tại không ít các trung tâm khoa học tiên tiến trên thế giới.
GS Nguyễn Lân Dũng: Không phải chỉ là chuyện lương bổng. Bức xúc nhất hiện nay là cần xây dựng một nền khoa học vững mạnh , trước hết là cái nền móng, tức là các ngành khoa học cơ bản. Các trường ĐH đào tạo các ngành khoa học cơ bản cần tuyển những học sinh xuất sắc, muốn vậy phải có chính sách ưu đãi thì mới tuyển được. Cụ thể là cần miễn học phí và cần tạo công việc thích hợp cho các em sau khi tốt nghiệp. Tiền lương là câu chuyện lâu dài, trước mắt cần trao nhiệm vụ cho từng cán bộ khoa học có trình độ cao ở từng lĩnh vực với những kinh phí thỏa đáng để vừa đủ điều kiện làm việc , vừa đủ sống. Đã ở cương vị lãnh đạo thì phải biết đến từng người tài giỏi, từng đơn vị tài giỏi trong từng lĩnh vực để giao nhiệm vụ chứ đâu cứ duy trì mãi chế độ Xin-Cho còn rất thiếu lành mạnh như hiện nay.
Theo VNN
GS Mỹ: VN cần tạo thế chân kiềng để đánh thức nhân lực, nhân tài
"Tôi không phải là chuyên gia về Việt Nam nhưng tôi biết đất nước các bạn có những bước tiến dài, nhất là kinh tế. Tuy nhiên, để khẳng định mình thì các bạn cần phải cơ cấu lại nhân sự có thế chân kiềng: Nhà nước - doanh nghiệp - giáo dục.
Đó là lời khẳng định của giáo sư Dave Ulrich (Đại học Michigan, Mỹ) tại hội thảo "Tư duy lại nhân lực và nhân tài" (Rethinking HR & Talent). Hội thảo do trường Doanh nhân PACE tổ chức ngày 29/9 tại TPHCM, thu hút hơn 500 nhà lãnh đạo, doanh nhân, học giả, nhà nghiên cứu... trong và ngoài nước tham dự.
Giáo sư Dave Ulrich đang chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân lực tại hội thảo.
GS Dave Ulrich mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc phác họa những thực tiễn cạnh tranh mới đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Theo ông, Việt Nam với vị trí là một trong số 11 quốc gia mới nổi kế tiếp (theo sau các nước thuộc khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...), hơn bao giờ hết cần phải đặt ra câu hỏi "Lợi thế cạnh tranh của quốc gia sẽ đến từ những nguồn nào?" để có thể hoạch định một chiến lược phát triển hiệu quả cho mình.
Ông cũng cho rằng trong bối cảnh này, có thể thấy rằng vấn đề nhân lực và nhân tài chính là một nguồn "tài nguyên" quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp bên cạnh các lợi thế khác vẫn thường được nhắc đến như chiến lược, tài chính, công nghệ...
Theo GS Dave Ulrich, đây không phải là một câu chuyện quá mới mẻ với quốc gia cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể "đánh thức" được nguồn tài nguyên vô cùng to lớn ấy, cần phải "định nghĩa lại" nhân lực và nhân tài.
Ai sẽ được gọi là "nhân tài"? Làm thế nào để xác định đúng và khơi dậy được nguồn tài nguyên ấy? Đầu tư cho nhân tài là cần thiết, nhưng làm thể nào để đầu tư đúng và đo lường được hiệu quả của việc đầu tư cho yếu tố vô hình này?
GS Dave Ulrich nhấn mạnh, để đánh thức được nhân tài, nhân lực, Việt Nam cần có sự phối hợp theo thế chân kiềng giữa Nhà nước - doanh nghiệp - giáo dục; xúc tiến các tổ chức, chương trình nghị sự quốc gia về nhân lực...
Trong suốt bài trình bày của mình, GS Dave Ulrich đã lần lượt đưa ra những góc nhìn của mình cho những câu hỏi này, những câu hỏi mà ông cho rằng cần được đặt ra và trả lời thấu đáo để câu chuyện nhân tài không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu như "hiền tài là nguyên khí quốc gia" hay "nhân tài là tài sản quý giá nhất của tổ chức"...
Một quan điểm mới mẻ mà ông đưa ra trong hội thảo, đó là đã đến lúc các tổ chức, các doanh nghiệp cũng cần "định nghĩa lại" vai trò của mình nếu muốn cạnh tranh hiệu quả bằng nguồn lực nhân tài. Cụ thể là, nhân tài chỉ có thể phát triển được và đóng góp được cho tổ chức và xã hội khi và chỉ khi họ được "sống" trong một môi trường mà ở đó, họ tìm thấy được lẽ sống và ý nghĩa của cuộc đời, của công việc mình làm.
"Tài năng là nguồn lực giúp chúng ta tạo ra những đặc thù thú vị. Trong bóng đá, dù có vua phá lưới nhưng chưa chắc đội đó đã vô địch. Chỉ 20% đội có vua phá lưới thì vô địch. Vì thế bên cạnh tạo ra tài năng, cần phải xây dựng một nguồn nhân lực tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm và một văn hóa doanh nghiệp để nhân tài và nhân lực cống hiến", GS Dave Ulrich nói.
Đông đảo doanh nhân Việt Nam tham dự hội thảo và đặt câu hỏi với giáo sư Dave Ulrich.
Một tổ chức có khả năng làm được điều trên, theo ngôn từ của GS Dave Ulrich , được gọi là "Tổ chức viên mãn".Ông cũng đưa ra mô hình gồm các câu hỏi thiết yếu giúp các nhà lãnh đạo xây dựng tổ chức của mình thành "tổ chức viên mãn".
GS Dave Ulrich đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà lãnh đạo trong chiến lược "đánh thức" nguồn tài nguyên nhân lực và nhân tài. Theo ông, tổ chức cần nhiều "năng lực lãnh đạo" hơn là "vị trí lãnh đạo". Nhà lãnh đạo chỉ có thể tạo được "thương hiệu lãnh đạo" cho mình từ khả năng biến những mong mỏi, kỳ vọng của xã hội thành những hoạt động cụ thể trong chính tổ chức của mình.
Trả lời câu hỏi của một doanh nhân về vấn đề Việt Nam có lợi thế nào so với Trung Quốc, ông Dave Ulrich cho biết: "Đừng nghĩ nước nhỏ là yếu. Nhỏ mà lanh lợi thì thành công. Việt Nam nên học mô hình của Singapore. Đảo quốc nhỏ này không có tài nguyên nhưng có sự kết hợp chân kiềng. Doanh nhân Singapore luôn học hỏi và cầu tiến. Thế hệ lãnh đạo trước luôn giúp thế hệ lãnh đạo sau. Năng lực lãnh đạo giúp họ thành công".
Diễn giả Dave Ulrich hiện là giáo sư của Đại học Michigan (Mỹ), người được coi là "bậc thầy" thế giới về lĩnh vực nhân sự, một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2010, ông đã được trao tặng giải Nobel Colloquia dành cho những tên tuổi dẫn dắt nền tưởng kinh tế và và kinh doanh. Những tư tưởng, lý thuyết được "khai sinh" bởi GS Dave Ulrich và các cộng sự của ông như "Mô hình 4 vai trò của Nhân sự" ("HR's 4 Roles Model"); "Thương hiệu lãnh đạo" (Leadership Brand) hay "Lý thuyết nhân tài 3C"... được xem là đã góp phần tạo nên những chuyển đổi quan trọng của nền quản trị và ngành nhân sự thế giới cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà lãnh đạo.
Theo DT
Học gì ở Trường TDTT? Hầu như tỉnh, thành nào cũng có Trường Thể dục thể thao (TDTT) trực thuộc Sở VHTTDL. Học sinh (HS) vào trường vừa học văn hóa bình thường như HS phổ thông, vừa học một môn TDTT nào đó, mà phải học thật giỏi, đạt thành tích cấp quốc gia. Các HS phải học thế nào để đáp ứng yêu cầu nghiệt ngã...