Vị luật sư âm thầm tặng nhiều học bổng cho sinh viên hoàn thành ước mơ đại học
Một lá thư điện tử đã dẫn tới nhiều câu chuyện đẹp. Nhiều sinh viên đang chênh vênh trước giảng đường được tặng những món quà đầy ý nghĩa.
Ông Hậu và cô giáo Nguyễn Xuân Hương – người đã dạy ông ôn thi đại học – Ảnh: X.H.
Cô Nguyễn Xuân Hương viết cho tôi mấy chữ và dặn rằng nếu việc được học miễn phí mà nặng nề quá thì đừng mang ơn cô, hãy đi giúp người khác một khi có thể. Câu nói đó sẽ theo tôi suốt cuộc đời.
Luật sư LÊ XUÂN HẬU
Một ngày tháng 10, email của tôi nhận được một thư mới: “Xin chào anh, tôi là Lê Xuân Hậu – một luật sư tại TP.HCM. Tôi muốn có thông tin để giúp đỡ một học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ tại Quảng Nam”.
Một món quà gieo mầm hy vọng
Câu chuyện mà luật sư Hậu quan tâm là mẩu chuyện kể về cô học trò Huỳnh Ngô Khánh Đoan – tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế – luật TP.HCM. Nhà của Đoan ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Luật sư Hậu cho biết ông thấy một phần hình ảnh chênh vênh, mông lung về tương lai của mình khi đọc trên báo câu chuyện học hành đầy trắc trở và buồn đau của Khánh Đoan.
Đoan từng có một gia đình yên ấm, nhưng thảm kịch đã ập đến rất nhanh với cô học trò này chỉ trong vòng 1 năm học cuối cấp III. Mẹ và ba lần lượt qua đời, Đoan phải nín khóc, khép cửa ngôi nhà từng là tổ ấm nhỏ để ôm sách vở, quần áo qua ở nhà cậu ruột. Khổ đau không làm cô học trò mong manh này ngã gục, Đoan mạnh mẽ học giỏi, vào đại học với điểm số cao.
Tin vào một tương lai tốt đẹp của cô học trò nghị lực, luật sư Lê Xuân Hậu đã trực tiếp liên lạc với Khánh Đoan để hỏi nhu cầu học tập của Đoan một khi vào TP.HCM nhập học. Sau khi biết Đoan, vị luật sư này còn đề nghị chúng tôi giới thiệu để có thể giúp đỡ thêm nhiều em khác.
Ngày 13-10, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ TP.HCM. Người gọi lại là luật sư Hậu. Ông nói rằng đang có một cô học trò mới đậu vào Trường ĐH Ngoại ngữ Huế và là con gái duy nhất của một người mẹ đơn thân, liệt một chân tại xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Nhiều năm nay, cô con gái ấy và người mẹ chỉ gặp nhau một vài lần dịp tết, ngày lễ. Thời gian còn lại thì phải xa nhau, cô con gái ở trong một ngôi nhà thưng bằng gạch, tự nấu ăn, tự học hành, tự lo liệu mọi việc từ năm 10 tuổi. Người mẹ đẩy xe lăn ngược xuôi ở thành phố để bán vé số, bán những lọn trái cây.
Ông Hậu nói với những trường hợp này, nếu vì một lý do nào đó mà các cháu không được giúp thì ông mãi áy náy khi đã bỏ sót một cơ hội gieo mầm hy vọng về tương lai học hành một con người. Và ông đã quyết định giúp.
Chúng tôi nhận được lời đề nghị của luật sư Hậu để dẫn cô học trò này ra phố. Ông Hậu sau nhiều lúc suy nghĩ đã quyết định tặng cho cô bé này một món quà đặc biệt: một máy tính xách tay trị giá 10 triệu đồng để cô có thể học trực tuyến.
Nhá nhem tối, trong màn mưa kín trời, cô học trò may mắn cùng người mẹ lết từng bước chân nặng nhọc đi hết các tiệm máy tính ở TP Đà Nẵng để chọn “quà” từ vị luật sư không quen biết.
Video đang HOT
“Máy tính rất đẹp và thơm mùi mới. Cả đêm hai mẹ con nằm ở phòng trọ thức trắng đêm để “coi” cái máy. Tháng trước tui và con đã đi xem rồi nhưng thấy máy đắt quá, tới trên 10 triệu đồng, nên dù con thích cũng đành lòng quay về vì không mượn được tiền” – người mẹ nói.
Chiếc laptop trị giá 9,9 triệu đồng mà ông Hậu gửi tặng Nguyễn Thị Tú Kiều – tân sinh viên khó khăn tại Trường ĐH Ngoại ngữ Huế – Ảnh: B.D.
“Không cần trả ơn, hãy giúp người khác khi có thể”
Sau khi tặng máy tính cho cô học trò Quảng Nam, luật sư Lê Xuân Hậu tiếp tục tìm kiếm các gương mặt học sinh, sinh viên ở khắp nơi để giúp đỡ. Một cô học trò mồ côi cả cha lẫn mẹ quê ở huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) đang được ông tìm hiểu để đỡ đần học đại học.
Chúng tôi khá bất ngờ khi biết rằng trước những trường hợp này đã có hàng chục sinh viên nghèo, phần lớn là mồ côi, đã được ông Hậu âm thầm tìm cách dìu dắt, hỗ trợ học phí, tặng học bổng để hoàn thành giấc mơ học hành, nhiều người trong số này đã ra trường và có công ăn việc làm.
Mới đây, khi đọc báo ông Hậu biết ba tân sinh viên ở các tỉnh khác nhau có hoàn cảnh khó khăn, đứng trước nguy cơ bỏ học. Ông đã kết nối và đưa cả ba hoàn cảnh này vào giảng đường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội và ĐH Ngân hàng.
Một trong ba tân sinh viên này là Nguyễn Thị Huyền Trang – sinh viên năm 3 Trường ĐH Luật Hà Nội. Quê Trang ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Kỳ thi đại học năm 2019, Trang đứng trước nguy cơ không thể tới được giảng đường vì đã mất cả cha lẫn mẹ.
Khi biết câu chuyện này của Trang trên báo Tuổi Trẻ trong chương trình Tiếp sức đến trường luật sư Hậu đã âm thầm tìm hiểu, kết nối với Trang. Ông nhờ bạn ở Hà Nội tìm chỗ ở miễn phí, hỗ trợ những ngày lạ lẫm đầu tiên khi ra môi trường đại học của cô học trò xứ Nghệ. Nhờ sự giúp đỡ của ông Hậu cùng suất học bổng của báo Tuổi Trẻ, Trang đã dần vững chãi, học hành đạt kết quả cao.
Luật sư Lê Xuân Hậu cho biết từ câu chuyện tìm đến Trang mà giờ đây ông và cô sinh viên luật này đã trở thành hai người bạn. “Tôi vẫn giúp đỡ Trang, nhưng mới đây Trang bảo giờ đã tự đi làm thêm, tự kiếm tiền được rồi nên sẽ không nhận thêm gì nữa. Trang muốn dành phần đó cho người khó khác và cũng sẽ đi giúp đỡ người khó khăn như mình từng được dìu dắt lúc cần nhất một bàn tay” – ông Hậu nói.
Ngày 17-10, liên lạc với chúng tôi qua điện thoại, Huyền Trang nói rằng mình vẫn đang tích cực hoàn thành chương trình đại học để nuôi ước mơ trở thành một luật sư. Trong câu chuyện học hành của mình, Trang nói nếu không có báo Tuổi Trẻ cùng sự giúp đỡ của vị luật sư mà cô trước đó vốn chẳng quen biết thì cô sẽ không có ngày hôm nay.
Luật sư Lê Xuân Hậu hiện phụ trách bộ phận pháp chế của một doanh nghiệp lớn chuyên về ngũ cốc và là thành viên của một văn phòng luật sư tại TP.HCM. Trong câu chuyện của mình, ông Hậu nói mọi việc của ông đều lấy cảm hứng từ chủ doanh nghiệp nơi ông đang làm việc và sâu nặng nhất là từ hình ảnh cô giáo đã từng giúp ông ôn thi đại học.
“Giám đốc của tôi mỗi năm tự bỏ tiền xây hàng chục căn nhà cho bà con. Anh ấy làm một cách lặng lẽ, chỉ có cán bộ nhân viên như chúng tôi mới biết. Sống trong môi trường đó, cùng với câu chuyện của người cô đã từng giúp để thay đổi đời mình, tôi thấy bản thân làm còn rất ít. Nhưng nếu có tấm lòng, tôi tin chúng ta sẽ giúp được những người khó khăn dù cách này hay cách khác” – ông Hậu nói.
Tấm lòng từ cô giáo cũ
Ông Hậu nói rằng mỗi lần làm bất cứ việc gì ông vẫn nghĩ về cô giáo cũ của mình. Đó là năm 1993, lúc ông 26 tuổi. Sau khi đi bộ đội về, ông Hậu nuôi giấc mơ vào trường y và được chỉ tìm tới trung tâm luyện thi đại học của cô giáo Nguyễn Xuân Hương (hiện sống tại TP.HCM). Thời điểm đó, cô Hương đang là giáo viên môn sinh học tại Trường THPT Hùng Vương, quận 5, TP.HCM. Thấy cậu học trò nghèo, khắc khổ nhưng nuôi ý chí học hành lớn, cô Hương nhận vào dạy kèm miễn phí.
“Tôi đưa tiền học, nhưng lần nào cô cũng từ chối rồi bảo học xong thì lấy một lần. Tới lúc sắp thi đại học, cô đưa cho tôi một bì thư, trong đó có rất nhiều tiền và bảo rằng cô trích học phí từ các bạn khác để giúp tôi nuôi giấc mơ học hành. Tôi bật khóc vì nghĩ sao trên đời lại có người tử tế đến thế!” – luật sư Hậu nói.
Ông Hậu cho biết sau khi kết thúc lớp học ôn thi vào trường y của cô giáo Hương, ông không đậu vào ĐH Y dược nhưng được gọi vào ĐH Bách khoa. Khi ra trường ông đi làm nhiều công việc khác nhau và tới nay có nhiều bằng đại học, công việc chính của ông vẫn là ngành luật.
Nhiều trường đại học làm trang khai báo y tế riêng cho sinh viên, giảng viên
Đến sáng nay 3-5, có thêm nhiều trường đại học ở TP.HCM ra thông báo yêu cầu giảng viên, sinh viên phải thực hiện khai báo y tế nếu rời khỏi TP.HCM dịp lễ 30-4 và 1-5.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) khai báo y tế trên trang riêng của trường - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Để thuận tiện cho việc khai báo y tế, nhiều trường đã xây dựng trang khai báo riêng.
Sáng nay 3-5, Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã triển khai việc khai báo y tế đối với toàn thể viên chức, người lao động và người học thuộc trường.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An, giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật, cho hay: "Nhà trường đã yêu cầu khai báo theo link trực tuyến: https://tokhaiyte.uel.edu.vn trước 18h ngày 3-5. Sáng nay khi phòng công tác sinh viên gửi email đến sinh viên lúc 10h, hiện đã có gần 2.000 sinh viên thực hiện.
Nhà trường lưu ý cán bộ, giảng viên, người lao động và người học khi đến trường phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên".
Trần Ngọc Thúy Vi, sinh viên lớp kinh doanh quốc tế chất lượng cao bằng tiếng Anh K20 Trường ĐH Kinh tế - luật, vừa trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ lễ ở quê Vĩnh Long, cho hay: "Mình khai báo qua web có sử dụng email trường khá thuận tiện. Các bạn ở xa vẫn có thể làm được bằng điện thoại".
Bạn Phan Bảo Xuyên, sinh viên lớp kinh tế học K18 Trường ĐH Kinh tế - luật, chia sẻ: "Trường tôi có trang tờ khai y tế trực tuyến riêng, rất thuận tiện cho mọi người thực hiện việc này, hạn chế được tình trạng quá tải khi khai báo. Việc phân loại sinh viên, phải có email của trường thì mới vào khai báo được nhưng thao tác nhanh chóng, trang khai báo của trường cũng thiết kế tiện ích, dễ sử dụng".
Sau khi Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) yêu cầu nếu sinh viên có di chuyển đến các tỉnh thành khác trong dịp lễ phải thực hiện khai báo lịch trình di chuyển cho nhà trường, sinh viên khai báo trên: https://forms.gle/GCb86B4AhKkVFhgDA quét mã QR, đến nay đã có hàng ngàn sinh viên trường thực hiện.
Trần Ngọc Tân - sinh viên năm cuối Trường ĐH Công nghệ thông tin - chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ yêu cầu khai báo y tế, vì việc này giúp tôi cảm thấy yên tâm hơn. Dịp lễ này tôi có về quê Quảng Nam thăm nhà và sẽ khai báo y tế theo yêu cầu của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM và của nhà trường".
Tương tự, Trường ĐH Sài Gòn cũng đã tự xây dựng trang "Khai báo y tế Trường ĐH Sài Gòn" riêng. Theo đó, sinh viên, cán bộ, giảng viên và người lao động của trường thực hiện khai báo y tế khá thuận lợi.
Trường ĐH Tài chính - marketing cũng yêu cầu sinh viên, giảng viên khai báo y tế trên trang của trường tại: http://dms.ufm.edu.vn/tokhaiyte.aspx.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng vừa ra thông báo khẩn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau nghỉ lễ. Trường yêu cầu giảng viên, sinh viên, cán bộ, người lao động thực hiện khai báo y tế trước khi quay lại trường học tập và làm việc, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp như đeo khẩu trang, sát khuẩn... khi đến trường. Địa chỉ khai báo y tế: https://tokhaiyte.vn/.
Rà soát từng sinh viên
Thạc sĩ Trần Tấn Phúc - giám đốc Trung tâm dịch vụ ký túc xá Bách khoa (Q.10, TP.HCM) - cho hay trong đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5 này, có khoảng 2/3 sinh viên ở nội trú (hơn 1.500 sinh viên) rời khỏi ký túc xá về quê hoặc đi du lịch.
Trước khi sinh viên rời khỏi ký túc xá, ban quản lý ký túc đã đề nghị tất cả phải khai báo lịch trình để chủ động nắm thông tin, và sau khi sinh viên trở lại ký túc xá tiếp tục khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.
"Chúng tôi vừa có thông báo yêu cầu tất cả sinh viên rời khỏi ký túc xá trong đợt nghỉ lễ này đến những địa phương có khuyến cáo vùng dịch COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phải báo cáo chi tiết cho ban quản lý ký túc xá, đồng thời sẽ rà soát từng sinh viên về từ vùng dịch" - ông Phúc cho biết thêm.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã yêu cầu ngay sau đợt nghỉ lễ, viên chức, người lao động và người học phải thực hiện khai báo y tế đầy đủ theo quy định, đặc biệt các trường hợp có đi du lịch đến các tỉnh/thành phố hay các địa danh có liên quan dịch bệnh.
"Đối với sinh viên nội trú Ký túc xá 135B Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM), thông qua khai báo y tế, ban quản lý ký túc xá sẽ làm khảo sát xem sinh viên đi về từ những nơi nào, có phải là vùng dịch hay thuộc các trường hợp F1, F2 theo công bố của Bộ Y tế hay không" - thạc sĩ Phùng Quán, trưởng phòng thông tin - truyền thông nhà trường, cho hay.
Đà Nẵng yêu cầu 100% giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên khai báo y tế
Ngày 3-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đã có yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học khẩn trương thực hiện nghiêm các phương án, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Học sinh Đà Nẵng được đo thân nhiệt trước khi vào lớp học - Ảnh: Đ.C
Theo đó, thực hiện nghiêm ngặt các phương án, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là thông điệp 5K của Bộ Y tế.
100% cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, học viên, sinh viên thực hiện khai báo y tế theo mẫu; hoàn thành trước 17h ngày 6-5. Với học sinh, học viên cấp THCS, THPT, cuối tờ khai y tế phải có xác nhận của phụ huynh. Đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học, phụ huynh thực hiện khai báo y tế cho con.
Nhà trường đảm bảo học sinh, sinh viên được đo thân nhiệt một lần trong buổi học. Tuyệt đối không để học sinh, sinh viên tập trung đông trước cổng trường, phải đứng dưới nắng, mưa chờ được đo thân nhiệt...
Nhắc nhở học sinh, sinh viên không tập trung đông người trong lúc chuyển tiết ra chơi.
Đối với trẻ mầm non và học sinh tiểu học: việc tổ chức bán trú phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch; thực hiện giãn cách phù hợp trong việc tổ chức bữa ăn, giấc ngủ theo điều kiện thực tế của cơ sở; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đeo khẩu trang trong thời gian ngủ trưa để đảm bảo an toàn về hô hấp.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng yêu cầu hạn chế tổ chức các sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Tạm dừng tất cả các hoạt động tập trung đông người: văn nghệ, hội trại, ngày hội văn hóa dân gian, các hoạt động trải nghiệm... cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo đơn vị lớp học.
TP.HCM: Chấn chỉnh công tác an ninh trật tự trong nhà trường Ngày 10/4, Sở GD&ĐT TP.HCM ban hành văn bản về chấn chỉnh các vụ việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống bạo lực tại cơ sở GD. Ảnh minh họa Văn bản nêu rõ, căn cứ chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc xử lý hai trẻ em bị đánh tại Trường THCS Nguyễn Văn...